Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở nam hồng (đông anh hà nội) đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học (Trang 27)

Như đã nói ở trên, lứa tuổi học sinh THCS có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thiếu niên sang tuổi trưởng thành. Do vậy, mục tiêu của hoạt động GDNGLL giúp các em ngày một trưởng thành, làm cho các em hiểu biết một cách toàn diện hơn.

Trí tuệ

Con người Tâm lực Nhân cách

28

1.3.4.1.Mục tiêu về nhận thức

Hoạt động GDNGLL giúp học sinh củng cố, bổ sung và nâng cao thêm hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hoàn thiện những tri thức đã được học trên lớp, mở rộng nhãn quan với thế giới xung quanh, với cộng đồng xã hội. Những tri thức tiếp thu được ở trên lớp mới chỉ là một phần kho tàng tri thức của loài người. Muốn bổ sung thêm, muốn làm sâu sắc thêm những tri thức ấy thì cần phải thông qua hoạt động GDNGLL.

Hoạt động GDNGLL giúp học sinh biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đời sống đặt ra, tạo cơ hội kiểm nghiệm những tri thức đó, làm cho nó đi vào tiềm thức của học sinh một cách chắn chắn và lâu bền, kích thích sự phát triển tư duy của các em.

Hoạt động GDNGLL giúp học sinh có những hiểu biết nhất định về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống văn hoá của đất nước,...Từ đó tăng thêm sự hiểu biết của các em về Bác Hồ, về Đảng, về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh.

1.3.4.2.Mục tiêu về giáo dục thái độ

Hoạt động GDNGLL phải tạo cho học sinh hứng thú và ham muốn được hoạt động. Thực tế, hoạt động phải mang lại lợi ích cho học sinh để thu hút, lôi cuốn các em tự giác tham gia thì mới đạt được hiệu quả giáo dục.

Hoạt động GDNGLL từng bước hình thành cho học sinh lòng tự hào dân tộc, mong muốn làm đẹp thêm truyền thống của trường, của quê hương mình; mong muốn vươn lên thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tích cực để trở thành những công dân có ích cho đất nước sau này.

Hoạt động GDNGLL bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm đạo đức trong sáng với bạn bè, với thầy cô, với những người lớn khác, với quê hương đất nước,...Từ đó giúp các em biết kính yêu và trân trọng cái tốt, cái đẹp, biết ghét những cái xấu, cái lạc hậu không phù hợp với thời đại.

Hoạt động GDNGLL bồi dưỡng tính tích cực, tính năng động, sẵn sàng tham gia những hoạt động xã hội, hoạt động tập thể của trường, của lớp vì lợi ích chung, vì sự tiến bộ của bản thân.

Hoạt động GDNGLL góp phần giáo dục cho học sinh tình đoàn kết hữu nghị với các bạn thiếu nhi quốc tế, với các dân tộc khác trên thế giới.

29

1.3.4.3.Mục tiêu về rèn luyện kỹ năng

Hoạt động GDNGLL rèn cho học sinh những kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hoá. Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau. Giao tiếp là nhu cầu của con người muốn tiếp xúc với con người. Nhu cầu tiếp xúc với những người khác trở thành tâm thế của mỗi người để cùng hợp tác với nhau hướng tới mục đích trong học tập, lao động, vui chơi và các hoạt động tập thể khác. Vì vậy rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động GDNGLL là rất cần thiết.

Hoạt động GDNGLL rèn cho học sinh các kỹ năng tự quản các hoạt động tập thể. Đó là những kỹ năng tự kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động. Đây là những kỹ năng rất cần cho việc tổ chức các hoạt động của học sinh theo những mức độ khác nhau, có tính đến đặc điểm cá biệt.

Hoạt động GDNGLL rèn luyện cho học sinh biết cách tự điều chỉnh hành vi phù hợp với các yêu cầu xã hội, kỹ năng sống hoà nhập và nhiều kỹ năng khác nữa.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở nam hồng (đông anh hà nội) đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)