Tình hình giáo dục của huyện Đông Anh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở nam hồng (đông anh hà nội) đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học (Trang 43)

2.1.2.1. Vài nét chung

Trong những năm qua, ngành GD-ĐT huyện Đông Anh đã có sự chuyển biến rõ rệt. Đội ngũ cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có sự phát triển về số lượng và chất lượng. Quy mô giáo dục phát triển. Chất lượng giáo dục toàn diện giữ vững, chất lượng giáo dục mũi nhọn được nâng cao. Tính đến hết ngày 30 tháng 4 năm 2014, huyện có 38 trường đạt chuẩn quốc gia.

2.1.2.2. Tình hình học sinh

Đông Anh là một huyện ngoại thành Hà Nội với tổng diện tích đất nông nghiệp là 9.785 ha (trong tổng số18.230 ha đất tự nhiên). Người dân Đông Anh có trên 50% làm nghề nông nghiệp. Vì vậy, phần lớn học sinh trong huyện là con em nông dân. Bên cạnh việc học tập ở trường lớp, các em còn phải về nhà làm giúp bố mẹ công việc gia đình, đồng áng. Một số địa bàn dân cư có làng nghề phát triển thì các em còn giúp cha mẹ lao động làng nghề để có thêm thu nhập cho gia đình. Ở những địa bàn này, tình trạng học sinh bỏ học vẫn còn xảy ra. Tuy nhiên, người dân Đông Anh vốn có truyền thống hiếu học. Nhiều gia đình đã có sự đầu tư tốt cho việc học hành của con em. Điều đó thể hiện rất rõ ở kết quả đạt được trong năm học vừa qua, năm học 2013 – 2014, trong các kì thi học sinh giỏi cấp huyện và thành phố các môn văn hóa, thi giải toán qua mạng internet, thi tiếng Anh qua mạng… Chỉ tính riêng cấp THCS, trong kì thi học sinh giỏi lớp 9 các môn văn hóa, có 589 thí sinh đến từ 26 trường THCS trong huyện tham gia. Cuộc thi nhằm mục đích đánh giá chất lượng giảng dạy mũi nhọn của các trường và tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi tham dự vòng thi cấp thành phố. Kết quả có 295 giải trong đó có 20 giải nhất, 68 giải nhì, 94 giải ba, 113 giải khuyến khích. Đội tuyển học sinh giỏi của huyện tiếp tục tham dự kì thi học sinh giỏi cấp thành phố đạt 78 giải (trong đó 01 giải nhất, 14 giải nhì, 30 giải ba, 33 giải khuyến khích). Trong kì thi Olympic tiếng Anh trên internet cấp huyện, có 241 học sinh của 25/26 trường trong toàn huyện tham gia, có 116 học sinh đạt giải trong đó có 8 giải nhất, 31 giải nhì, 37 giải ba, 40 giải khuyến khích. Tham gia kì thi Olympic tiếng Anh cấp thành phố có 50 em tham gia với kết quả đạt được là 1 giải ba, 2 giải khuyến khích. Trong cuộc thi giải toán qua mạng internet cấp huyện có 262 học sinh tham gia, kết quả có 132 giải, với 4 giải nhất, 29 giải nhì, 47 giải ba, 52 giải khuyến khích. Thi thành phố có 40 học sinh tham gia đạt 17 giải: 3 giải nhì, 2 giải ba, 12 giải khuyến khích.

44

Bên cạnh việc tham gia tích cực cho các môn văn hóa, học sinh Đông Anh còn rất tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Các em tham gia tích cực vào Hội khỏe học sinh cấp huyện và trong năm học 2013 – 2014, học sinh huyện Đông Anh tham gia Hội khỏe học sinh thành phố đã giành được 16 huy chương vàng, 15 huy chương bạc, 12 huy chương đồng. Được tham gia vào các hoạt động này là niềm vui, niềm hạnh phúc của các em. Đây cũng là một lợi thế để hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tìm được một vị trí không nhỏ trong phong trào hoạt động chung của nhiều nhà trường.

Năm học 2013 -2014, tổng số học sinh đang theo học cấp THCS ở huyện Đông Anh là 17276 em tăng 708 em so với cùng kì năm trước. Trong đó, số học sinh nữ là 8497 em chiếm tỉ lệ 49,2 %. Tổng số lớp là 469 lớp.

2.1.2.3. Kế hoạch phát triển sự nghiệp GD-ĐT của huyện Đông Anh

Hoàn thiện mạng lưới trường học với quy mô hợp lý, đa dạng hoá các loại hình trường học nhằm giữ vững phổ cập giáo dục và đẩy mạnh xã hội hoá trên địa bàn.

Đẩy mạnh hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống, xây dựng nếp sống văn hoá cho học sinh nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho các em.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Thực hiện tốt chủ trương đổi mới giáo dục, hoàn thành phổ cập giáo dục. Quan tâm xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, vững vàng về tư tưởng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ.

Huy động mọi nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất và xây dựng trường học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Mở rộng quy mô, đa dạng hoá các loại hình giáo dục. Khuyến khích phát triển hệ thống các trường ngoài công lập.

Làm tốt công tác điều tra cơ bản, tuyên truyền động viên, có chính sách hỗ trợ với trẻ em gia đình khó khăn, đối tượng trẻ khuyết tật nhằm huy động trẻ trong độ tuổi đến trường. Đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho học sinh được học 2 buổi/ngày.

Phát triển quy mô giáo dục, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường học. Cân đối trường công lập và ngoài công lập nhằm đảm bảo giữ vững phổ cập giáo dục.

45

Đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Tạo điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng.

Nâng cao kết quả phổ cập tiểu học, THCS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống và giáo dục hướng nghiệp. Giữ vững chất lượng đại trà, nâng cao chất lượng mũi nhọn. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng dạy- học theo chương trình, sách giáo khoa mới theo hướng giảm tải, đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại. Sử dụng hiệu quả các thiết bị đồ dùng dạy học hiện đại. Quan tâm tới chất lượng dạy ngoại ngữ và tin học trong các trường phổ thông. Nâng cao chất lượng buổi học thứ hai và chất lượng dạy học tự chọn.

Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Nhà trường văn hoá - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch”; chú trọng công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức tốt các hoạt động Đoàn, Đội, hoạt động ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao.

Nâng cao chất lượng giáo dục không chính quy và chất lượng đào tạo dạy nghề, hướng nghiệp. Củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng. Mở rộng hình thức học tập chuyên đề, xây dựng xã hội học tập góp phần thành công phổ cập giáo dục.

Xây dựng và thực hiện tốt quy trình bổ nhiệm cán bộ quản lý, tiếp nhận, tuyển dụng giáo viên. Đặc biệt quan tâm đến giáo viên giỏi, có trình độ cao.

Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng giáo viên. Đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng thường xuyên, tự học tự bồi dưỡng. Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, giáo viên tham dự các khoá học bồi dưỡng nâng cao trình độ.

Tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại trong nhà trường. Chú trọng thiết bị phục vụ việc đổi mới chương trình và chương trình công nghệ thông tin trong trường học. Đầu tư cho việc nối mạng và sử dụng internet trong nhà trường, tăng cường thiết bị chiếu sáng học đường.

Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các phòng học bộ môn, phòng thực hành bộ môn, phòng chức năng, thư viện, nhà giáo dục thể chất đạt chuẩn.

Tăng cường hiệu lực quản lý trong toàn ngành. Thực hiện phương châm Bám sát cơ sở- kỉ cương trong quản lý- thực chất trong đánh giá, hoàn thiện và củng cố bộ máy quản lý nhằm đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ giáo dục.

46

Thực hiện nghiêm quy chế dân chủ, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động xây dựng “Nhà trường văn hoá- Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch”, “Dân chủ - Kỉ cương - Tình thương - Trách nhiệm.”

Đẩy mạnh đổi mới công tác đánh giá thi đua trong trường học. Thực hiện tốt các quy trình xét duyệt thi đua hàng năm. Đổi mới nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên truyền. Phát huy vai trò của các tổ chức Đảng, công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên trong nhà trường, góp phần đổi mới tư duy nhận thức về Giáo dục – Đào tạo.

Tăng cường nguồn lực nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục. Động viên các lực lượng đầu tư cho các hoạt động giáo dục. Phát triển đa dạng hoá các loại hình trường lớp. Nâng dần tỷ lệ học sinh ngoài công lập ở các bậc học, cấp học.

Đánh giá chung

Bám sát nhiệm vụ của các ngành học, bậc học, xác định rõ chất lượng giáo dục toàn diện là biện pháp hàng đầu trong việc duy trì và phát triển các ngành học bậc học. Ngay từ đầu năm học, ngành GD &ĐT huyện Đông Anh đã xây dựng kế hoạch và đề ra các biện pháp tích cực thiết thực nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Qui mô trường lớp được giữ vững và phát triển. Số học sinh đến trường ở các bậc học đều tăng lên, đa dạng hoá được loại hình trường học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học được Phòng Giáo dục và các nhà trường quan tâm chỉ đạo sát sao hơn. Việc đổi mới chư- ơng trình giáo dục phổ thông có hiệu quả rõ rệt từ khâu bồi dưỡng giáo viên đến sự phân công sắp xếp đội ngũ, mua sắm trang thiết bị dạy học. Chất lượng giáo dục toàn diện có nhiều tiến bộ. Các cuộc thi viên cấp thành phố, học sinh giỏi cấp thành phố đạt kết quả cao hơn năm trước. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp làm cho chất lượng đạo đức của HS tăng lên rõ rệt.

- Đề án ''Tập trung mọi nguồn lực xây dựng CSVC'' vẫn tiếp tục thực hiện có hiệu quả. Số phòng học và phòng làm việc, phòng chức năng được xây dựng theo mô hình chuẩn tăng nhiều. Điều kiện CSVC, trang thiết bị dạy học được quan tâm mua sắm thích đáng. Khuôn viên nhà trường đảm bảo xanh - sạch - đẹp và khang trang hơn. Việc đầu tư xây dựng một số trường tiểu học và trung học cơ sở đạt

47

chuẩn quốc gia giai đoạn 1 và giai đoạn 2 được quan tâm chỉ đạo của các cấp quản lý nên có hiệu quả rõ rệt, đảm bảo được kế hoạch đề ra.

- Nề nếp, trật tự kỷ cương trong các nhà trường luôn được giữ vững và tăng cường. Việc dạy thêm, học thêm và thu góp trong các nhà trường đã từng bước đ- ược chấn chỉnh, tạo nên sự ổn định trong nhà trường.

- Công tác xã hội hóa giáo dục phát triển mạnh mẽ, góp phần cải thiện bộ mặt các trường và động viên các thầy cô giáo, các em học sinh phấn khởi hoàn thành tốt nhiệm vụ.

2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục đào tạo của trường THCS Nam Hồng

2.2.1. Vài nét về nhà trường

Trường THCS Nam Hồng nằm trên địa bàn xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; phía đông giáp xã Vân Nội, phía tây giáp xã Tiền Phong (huyện Mê Linh), phía nam giáp xã Kim Nỗ, phía bắc giáp xã Phú Cường (huyện Sóc Sơn).

Dân số xã Nam Hồng có 13.623 người. Người dân Nam Hồng có truyền thống lao động cần cù và truyền thống cách mạng anh hùng. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển. Hội đồng giáo dục và Hội khuyến học của xã Nam Hồng hoạt động thường xuyên và hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục của nhà trường.

Trong những năm qua, công tác quản lý chất lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo nhà trường. Nhà trường đảm bảo thực hiện đúng, đủ kế hoạch thời gian năm học và nội dung chương trình giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo; việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học và quản lý cũng được chú trọng; nhà trường đã đầu tư thêm các thiết bị dạy học cho các phòng học ứng dụng công nghệ thông tin. Nhà trường đã tiến hành tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; hoạt động văn nghệ, thể thao, các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ ngoại khóa phù hợp với đối tượng học sinh. Nhờ đó, chất lượng giáo dục của nhà trường đã có những chuyển biến khá mạnh mẽ: Số học sinh bỏ học giảm, tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng, học sinh giỏi, học sinh tiên tiến hàng năm đều tăng. Trong nhiều năm liền, nhà trường luôn có học sinh giỏi cấp huyện, cấp thành phố. Các phong trào thi đua của nhà trường đều đạt được những thứ hạng cao. Việc giáo dục đạo đức học sinh cũng được đặc biệt quan tâm. Nhà trường chủ trương giáo dục đạo đức học sinh thông qua thái độ tận tụy với

48

nghề, tình thương yêu và tôn trọng học sinh của người thầy. Bên cạnh đó, việc quản lý nền nếp trật tự kỷ luật học sinh còn được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ bởi BGH, TPT, các GVCN và đội tự quản của Liên đội.

Công tác bồi dưỡng đội ngũ cũng được quan tâm và thực hiện thường xuyên. Cùng với việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40 - CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” và các cuộc vận động của ngành, nhà trường còn khuyến khích và tạo điều kiện cho CB-GV-NV nâng cao trình độ bằng nhiều hình thức, như: tự học, đi học nâng cao, dự các lớp tập huấn ngắn ngày, hoặc tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, dự giờ, sinh hoạt tổ chuyên môn… Bên cạnh đó công việc của từng thành viên trong nhà trường đều được quy chế hóa bằng văn bản nhằm công khai để người có trách nhiệm giám sát đồng thời cũng tạo điều kiện để các thành viên hiểu biết, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong công việc, qua đó, xây dựng một tập thể đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, nắm vững chuyên môn - nghiệp vụ và gắn bó với nghề.

Về quản lý tài chính - tài sản, trường THCS Nam Hồng thực hiện theo các văn bản pháp quy hiện hành của nhà nước. Tất cả các nguồn tài chính, tài sản được quản lý, sử dụng một cách hiệu quả, đúng mục đích, theo nguyên tắc công bằng, minh bạch và công khai trên cơ sở Quy chế chi tiêu nội bộ và Quy chế quản lý tài sản.

Với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, năm học 2010 - 2011, trường THCS Nam Hồng được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia theo bộ chuẩn mới của Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo thông tư số 06/2010/QĐ-BGDĐT ngày 26/ 02/2010. Cũng trong năm học này trường THCS Nam Hồng được UBND thành phố Hà Nội công nhận là Tập thể lao động xuất sắc và sở GD &ĐT Hà Nội công nhận là đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 – 2011. Đặc biệt, năm 2011 nhà trường được tặng bằng khen của Thủ tướng chính phủ. Từ đó đến nay, hằng năm, trường THCS Nam Hồng đều được UBND huyện công nhận là Tập thể lao động tiên tiến và tặng nhiều bằng khen, giấy khen…

49

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở nam hồng (đông anh hà nội) đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học (Trang 43)