Đánh giá và đề xuất giải pháp giảm thiểu khả năng phá sản cho tập

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG mô HÌNH z SCORE TRONG dự báo KIỆT QUỆ tài CHÍNH CHO các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NGHIÊN cứu TRƯỜNG hợp tập đoàn MAI LINH (Trang 79)

nói rằng để đạt đựoc hệ số ZỢ=3.031>2.99 (ngưỡng lành mạnh) ta có thể thấy được trong giai đoạn kinh tế hiện nay, việc đạt được giá trị lành mạnh trong hệ thống tài chắnh của Mai Linh là bất khả thi nếu tập đoàn không thực hiện một sự thay đổi lớn, hay nói cách khác là việc tái cấu trúc toàn bộ nhưng nó cũng chỉ mang tắnh chất dài hạn, c n trong ngắn hạn cũng chỉ đưa Mai Linh về trạng thái ổn định.

So sánh với việc phân tắch từng yếu tố trong BCTC, mổ xẻ các yếu điểm trong quá trình hoạt động với việc áp dụng mô hình kiểm định Z-Score đều cho các kết quả như nhau. Các tiêu chắ sử dụng để phân tắch có thể khác nhau thông qua kết quả này đã kết luận lại một lần nữa. Bằng kết quả mô hình kiểm định này, chắc chắn được khả năng kiệt quệ tài chắnh của tập đoàn Mai Linh.

3.3.4 Đánh giá và đề xuất giải pháp giảm thiểu khả năng phá sản cho tập đoàn Mai Linh đoàn Mai Linh

Thông qua quá trình áp dụng Z-Score cho tập đoàn Mai Linh chúng ta có thể rút ra được nhận định rằng, có thể làm giảm thiểu khả năng phá sản doanh nghiệp dựa trên việc xử lý các biến số trong thành phần Z-Score (làm cho chỉ số Z tăng lên) bằng cách thiết lập mục tiêu để điều chỉnh trong thực tế.

Để tăng chỉ số Z chúng ta cần tăng tử số và giảm mẫu số của từng chỉ số X trong phương trình. Quan sát 5 chỉ số X, chúng ta có thể thấy được tổng tài sản là một mẫu số của 5 chỉ số X1, X2, X3, X4, X5. Do đó doanh nghiệp có thể giảm được tổng tài sản và giữ được quy mô hoạt động thì chắc chắn Z sẽ tăng lên rõ rệt. Do đó doanh nghiệp phải rà soát thật kĩ tìm ra những phần tài sản không hoạt động, tức là những tài sản không góp phần trực tiếp hay gián tiếp tạo ra doanh số. Bán chúng đi doanh nghiệp sẽ giảm được mẫu số của 4 chỉ số X nói trên và đồng thời sẽ tăng được tử số của 1 số chỉ số. Đối với những tài sản không có nợ hay nợ ắt, khi bán đi doanh nghiệp sẽ nhận thêm được tiền mặt, khi đó vốn lưu động - tử số X1 sẽ tăng lên. Bên cạnh đó chi phắ khấu hao cũng được giảm xuống, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận tăng, tức là tử số của X2 và X3 sẽ tăng lên.

Trong trường hợp tài sản bị nợ, khi bán chúng đi, vốn lưu động có thể sẽ không tăng lên liền lúc đó, nhưng tổng nợ - mẫu số X4 sẽ giảm xuống, chi phắ lãi và chi phắ khấu hao cũng giảm theo. Tỉ lệ lợi nhuận vì thế sẽ tăng lên vì thế X2

và X3 cũng sẽ tăng lên. Và nếu quản lý tốt chúng ta sẽ có thêm tiền mặt. Rõ ràng việc bán đi tài sản không hoạt động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng của các chỉ số X. Dĩ nhiên không phải tài sản nào bán đi cũng làm doanh số tăng lên. Do đó doanh nghiệp cần phải cẩn thận trong việc phân loại tài sản.

Để tăng tử số X2, X3 công ty cần phải tạo ra lợi nhuận hơn thông qua hoạt động kinh doanh chắnh cuả mình, hay đôi khi là lợi nhuận từ những hoạt động không thường xuyên. Làm sao bán mạnh, bán được nhiều hàng hóa dịch vụ với giá chấp nhận được, quay vòng vốn nhanhẦ Đó là những việc làm có tắnh sống còn mà công ty phải thực hiện.

Để tăng X3 lợi nhuận giữ lại, doanh nghiệp cần phải để ý đến mức chia cổ tức cho nhà đầu tư.cổ tức chia ắt đi thì lợi nhuận giữ lại sẽ tăng lên. Tuy vậy doanh nghiệp không thể giảm cố tức đến mức quá thấp vì khi đó sẽ làm cổ đông phản ứng.

Để làm tăng doanh số - tử số X5, doanh nghiệp cần phải tăng cường năng lực hoạt động kinh doanh của mình. Một điều cần phải quan tâm và cân nhắc là doanh nghiệp cần phải cân bằng giữa việc tăng doanh số và chi phắ. Nếu tăng chi phắ quá cao, thì tử số X1 , X2, X3 sẽ giả, khi đó việc tăng tử số X5 sẽ là vô nghĩa vì không đủ sức bù đắp cho sự sụt giảm của các chỉ số kia.

Cuối cùng để tăng X4 chúng ta phải tăng giá trị thị trường của vốn CSH, bằng cách tăng thị giá cố phiếu (đối với công ty đại chúng) hoặc tăng tài sản ròng (đối với loại hình khác). Tuy nhiên, đây không phải là việc dễ thực hiện. Có một cách đơn giản hơn là giảm bớt nợ, doanh nghiệp có thể dùng tiền mặt để trả nợ, nhưng cần phải thận trọng nếu lựa chọn giái pháp này, vì khi đó vốn lưu động sẽ bị giảm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận.

Tóm lại để tăng chỉ số Z lên, tùy theo tình huống doanh nghiệp đang đối mặt mà chúng ta có hướng xử lý riêng. Có thể áp dụng một hoặc nhiều giải pháp trên. Song, bất cứ giải pháp nào cũng có thể dẫn đến tình trạng khó khăn cho doanh nghiệp do việc ỘThắt lưng buộc bụngỢ trong một thời gian vì thế phòng bệnh lúc nào cũng tốt hơn chữa bệnh. Do đó chỉ số Z-Score thực sự là một lựa chọn hiệu quả cho việc dự báo nguy cơ kiệt quệ cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG mô HÌNH z SCORE TRONG dự báo KIỆT QUỆ tài CHÍNH CHO các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NGHIÊN cứu TRƯỜNG hợp tập đoàn MAI LINH (Trang 79)