Thống kê và phân tắch tương quan giữa các biến

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG mô HÌNH z SCORE TRONG dự báo KIỆT QUỆ tài CHÍNH CHO các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NGHIÊN cứu TRƯỜNG hợp tập đoàn MAI LINH (Trang 65)

Đầu tiên, số liệu X1 cho thấy giá trị biến X1 của mẫu 233 doanh nghiệp sản xuất rất đa dạng và tương đối khác biệt nhau, tuy nhiên khoảng 70 doanh nghiệp có chỉ số Tài sản lưu động/Tổng tài sản là bằng hoặc cao hơn trung bình ngành (52%), khoảng 100 doanh nghiệp có chỉ số này khá thấp (thấp hơn 20%) và đặc biệt có 29 doanh nghiệp có tỷ số Tài sản lưu động/Tổng tài sản âm, các doanh nghiệp có tỷ số này thấp hoặc âm thường có xu hướng sẽ bị dự báo là phá sản, đây là một tỷ số khá quan trọng, biểu hiện khả năng đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Tiếp theo là biến X2, đây là biến có giá trị thấp nhất trong năm biến số của mô hình, do lợi nhuận giữ lại là một con số khá nhỏ nếu so với tổng tài sản. Qua số liệu thống kê, đa số các doanh nghiệp giữ lại thu nhập sau thuế để tái đầu tư, tuy nhiên tỷ lệ giữ lại thì khác nhau đối với từng doanh nghiệp. Đối với các công ty mà có EBIT âm thì lợi nhuận cũng bằng 0, tuy nhiên có một vài doanh nghiệp thì giá trị biến X2 này nhỏ hơn 0, biểu hiện doanh nghiệp đang chi trả rất nhiều cổ tức cho các cổ đông hiện hữu, điều này có thể phù hợp với lý thuyết về các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, trong giai đoạn suy thoái thì doanh nghiệp chi trả cổ tức rất cao để bù đắp cho các cổ đông.

Biến X3là biến có hệ số đứng trước biến cao nhất trong tất cả 5 biến của mô h nh, điều này chứng tỏ đây là một trong những biến quan trọng nhất trong mô hình, chỉ số EBIT/Tổng tài sản biểu hiện một đồng tài sản có thể sản sinh ra bao nhiêu thu nhập hoạt động của doanh nghiệp. Do sự khác biệt trong quy mô doanh nghiệp, thị trường kinh doanh cũng như khả năng quản lý, điều hành doanh nghiệpẦ mà EBIT của các doanh nghiệp rất khác nhau. Do đây là biến có ảnh hưởng lớn đến kết quả mô hình, nên đối với các doanh nghiệp có giá trị biến X3 cao sẽ được xem là an toàn hơn các doanh nghiệp có giá trị biến X3 thấp.

Biến X4 là biến có hệ số đứng trước biến nhỏ nhất trong 5 biến (0.6), biến X4 biểu thị tỷ lệ nợ đối với vốn chủ sở hữu trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp, hay còn có thể gọi là tỷ lệ đòn bẩy tài chắnh. Với biến X4 giá trị lớn hơn 1, tức là tỷ lệ tài trợ bằng vốn cổ phần trong cấu trúc vốn cao hơn tài trợ bằng nợ và ngược lại. Qua tắnh toán và quan sát số liệu thống kê, có 83 doanh nghiệp có tỷ số X4 lớn hơn hoặc bằng 1, nghĩa là tài trợ nợ ắt hơn, và 130 doanh nghiệp còn lại có tỷ số này nhỏ hơn 1, nghĩa là tài trợ nợ nhiều hơn. Đây cũng là một chỉ số khá quan trọng trong việc dự báo phá sản của doanh nghiệp, việc vay nợ nhiều sẽ dẫn đến lãi vay phải trả cho chủ nợ tăng, gia tăng rủi ro tài chắnh, cũng như có thể gia tăng chi phắ kiệt quệ tài chắnh khi doanh nghiệp lâm vào suy thoái. Tuy nhiên, việc vay nợ nhiều cũng làm gia tăng đòn bẩy tài chắnh giúp khuếch đại thu nhập cổ đông và tạo ra tấm chắn thuế cho doanh nghiệp.

Biến cuối cùng trong mô hình là X5 (Doanh thu/Tổng tài sản), tương tự như biến X3, doanh thu của các doanh nghiệp rất khác nhau do sự khác biệt trong quy mô, thị trường, hiệu quả kinh doanhẦ Đa số các doanh nghiệp sản xuất mà

chúng tôi nghiên cứu đều có tỷ số X5 dương và lớn hơn 1 (200 doanh nghiệp), còn lại là các doanh nghiệp có doanh thu thấp hoặc rất thấp nên tỷ số này rất bé hoặc gần như bằng 0.

Có thể dễ dàng nhận ra sự tương quan giữa các biến số trong mô hình dự báo phá sản Z-Score trong bài nghiên cứu, cụ thể là mối quan hệ giữa các biến X5 , X3 và X2. Với tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản cao (X5), dẫn tới tỷ lệ EBIT trên tổng tài sản cũng sẽ cao X3, từ đó doanh nghiệp sẽ có thể gia tăng lợi nhuận giữ lại dùng để tái đầu tư, hay nói cách khác là tỷ lệ lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản cũng sẽ cao X2

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG mô HÌNH z SCORE TRONG dự báo KIỆT QUỆ tài CHÍNH CHO các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NGHIÊN cứu TRƯỜNG hợp tập đoàn MAI LINH (Trang 65)