Qua phân tắch tình hình tài chắnh của 233 doanh nghiệp và tập đoàn Mai Linh, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:
Đề xuất thứ nhất: Minh bạch
Nhu cầu cấp bách đối với Việt Nam hiện nay là tăng cường hơn nữa tắnh minh bạch và cung cấp những thông tin đáng tin cậy, đặc biệt là về các ngân hàng và doanh nghiệp, nhằm hạn chế nguy cơ dẫn đến thất bại của chắnh phủ và thất bại của thị trường. nhiều số liệu thống kê vẫn chưa nhất quán và chưa hoàn chỉnh, do vậy không thể dựa vào những số liệu này để đánh giá thực trạng kinh doanh lỗ lãi và tình hình tài chắnh của các doanh nghiệp. Lý do chủ yếu là thiếu số liệu kế toán đáng tin cậy xuất phát từ hệ thống kế toán thiếu nhất quán và không đầy đủ của Việt Nam trong những năm trước đây. Việc công bố liên quan đến quá trình và phương pháp luận cung cấp thông tin, làm cho các quyết định chắnh sách được mọi người biết đến nhờ quá trình truyền bá kịp thời và công khai. Thị trường khó có thể hoạt động tốt được nếu thiếu đi tắnh minh bạch. Tất cả đều phải thừa nhận rằng chúng ta đang phải chứng kiến những hậu quả do sự thiếu minh bạch tạo ra.
Hiện tại, các khoản thu nhập cố định và thị trường tắn dụng đang là hai trong số những thị trường thiếu rõ ràng nhất. Chắnh những lo ngại về vấn đề minh bạch có thể làm mất đi tắnh thanh khoản của thị trường.
Tuy nhiên, tắnh minh bạch không phải dễ dàng đạt được. Nó đòi hỏi phải liên tục cảnh giác trước những rủi ro có thể xảy đến nhằm xác lập nên những tiêu chuẩn cho những sản phẩm kinh doanh phù hợp và tạo điều kiện cho những sản phẩm đó thắch ứng được trước những chuyển đổi, tạo dựng mối quan hệ với đối tác là các trung tâm thanh toán bù trừ và cuối cùng là thu thập những dữ liệu chắnh xác về giá cả và số lượng giao dịch.
Tắnh minh bạch còn bao gồm cả việc công bố cho những nhà đầu tư biết về những rủi ro đi kèm và những thông tin tài chắnh để giúp thị trường có thể đưa ra những quyết định phù hợp hơn dựa vào những nguồn thông tin chắnh xác đó. Tuy nhiên, tắnh minh bạch còn thể hiện ở chỗ: Những thể chế tài chắnh lớn phải luôn đáp ứng những đòi hỏi về mặt thông tin của cơ quan quản lý bởi vì nếu những thể chế tài chắnh này gặp khó khăn thì nó sẽ có tác động rất lớn đến hệ thống tài chắnh toàn cầu nói chung.
Đề xuất thứ hai: Công bằng
Đề xuất tiếp theo là một sân chơi thật sự cân bằng, gồm có 2 đặc điểm chủ yếu đó là: tiêu chuẩn và các yêu cầu về vốn.
Các tổ chức đánh giá xếp hạng, các thực thể giám sát độc lập và các cơ quan quản lý rủi ro đều là những đơn vị đóng vai trò rất lớn nếu được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động và có uy tắn cao.
Việc áp dụng đồng bộ những tiêu chuẩn kế toán toàn cầu sẽ có ý nghĩa lớn, gồm cả việc áp dụng những bản hướng dẫn rõ ràng liên quan đến những công cụ ngoài bản cân đối kế toán.
Những bất ổn gần đây trên thị trường cho thấy rằng nhiều tiêu chuẩn kế toán khác nhau đã được áp dụng dựa trên thẩm quyền và loại hình kinh doanh của những thể chế khác nhau.
Những nguyên tắc kế toán được kiến tạo dựa theo mô hình chuẩn đã được thẩm định kỹ lưỡng qua những dữ liệu được đưa vào không được giám sát nhằm đánh giá thị trường.
Chắnh điều này sẽ dẫn đến việc đưa ra những quyết định sai lầm, có tác động trên diện rộng đối với nguồn vốn và nhiều thành phần khác khi một ai đó đưa ra những thông tin sai lệch về cân đối kế toán.
Lúc này, một câu hỏi lớn được đặt ra: Liệu có một giải pháp kế toán nào mới có thể thay thế giải pháp hiện thời, đặc biệt là khi nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn như hiện nay hay không?.
Chúng ta cần phải đưa ra những yêu cầu nhất quán về vốn đối với những thể chế tài chắnh lớn. Trước khi chúng ta định nghĩa như thế nào là một sân chơi cân bằng thì chúng ta phải tìm hiểu xem "thể chế tài chắnh" là nhý thế nào.
Khi xem xét để cấp phép cho một thể chế nào đó tham gia vào một sân chơi thì người ta thường dựa vào chức năng của nó hơn là dựa vào hình thức. Những dịch vụ tài chắnh và những hoạt động ngân hàng tương đương bằng nhiều hình thức khác nhau ngày càng phổ biến hơn và ở một khắa cạnh nào đó thì nó có thể thay thế cho nhau được.
Đề xuất thứ 3: Giám sát có hệ thống
Đề xuất thứ ba đó là cần phải có một sự giám sát chặt chẽ đối với những thể chế kinh tế lớn. Chúng ra không nên vạch ra pháp luật nhưng pháp luật đó lại khiến cho các thể chế kinh tế làm mất tiền của cổ đông.
Tất nhiên, không ai có quyền áp đặt những yếu tố bên ngoài đối với hệ thống tài chắnh. Liệu một thể chế có che dấu những rủi ro của mình không? Liệu thể chế này có mượn tiền trong ngắn hạn và cho vay trong dài hạn không? Liệu nó có thể cân đối được những khoản đầu tư của mình không?
Một khi một công ty nào đó đủ sức gây ảnh hưởng đến hệ thống tài chắnh thì nó không nên hoạt động dưới cùng một cái ô rủi ro với những công ty khác về các khắa cạnh như nguồn vốn, tắnh thanh khoản và tắnh minh bạch?.
Nguồn vốn và tắnh thanh khoản có vai trò nhất định. Những thể chế kinh tế lớn cần phải minh bạch hóa trước các nhà chủ quản cũng như với những thể chế được giao quyền quản lý khác.
Nếu không có một sân chơi thật sự cân bằng thì các nhà chủ quản - những người được giao nhiệm vụ bảo vệ hệ thống tài chắnh toàn cầu, sẽ không có đủ thông tin cần thiết để có thể đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm đối phó và giảm thiểu đến mức thấp nhất những rủi ro mang tắnh hệ thống.
Việc áp dụng những nguyên tắc điều hành và kế toán không giống nhau trong bối cảnh nguồn vốn và lao động luôn thay đổi, kết hợp với quá trình sắp xếp trở lại phương thức phân loại truyền thống, có khả năng sẽ làm tăng mức độ rủi ro. Việc áp dụng những nguyên tắc này một cách cục bộ không phải là sự lựa chọn tối ưu nếu vận dụng trong dài hạn.
Để có thể biến những tiềm năng của xu hướng toàn cầu hóa (những gì đang làm định hình thế giới và hệ thống tài chắnh) thành hiện thực, chúng ta nên hoan nghênh một cấu trúc điều hành mạnh mẽ hơn, tức là phải có những tiêu chuẩn được đưa ra rõ ràng, đầy đủ để có thể áp dụng được cho tất cả các thành phần kinh tế trên thị trường.
Không những vậy, nó còn phải thể hiện tắnh linh hoạt để có để thắch ứng được với những biến động của nền kinh tế thế giới.