Đánh giá kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG mô HÌNH z SCORE TRONG dự báo KIỆT QUỆ tài CHÍNH CHO các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NGHIÊN cứu TRƯỜNG hợp tập đoàn MAI LINH (Trang 68)

Ở phần trình bày trên, tác giả đã có nhận định tổng quan về tác động các biến với nhau cũng như tác động của các biến đến mô hình dự báo phá sản của doanh nghiệp. Trong đó, theo nhận định của riêng tác giả, nguyên nhân chủ yếu của đa số doanh nghiệp là do chỉ số X3 và X2 quá thấp, tiếp đến là các chỉ số X1, X4 và cuối cùng ắt ảnh hưởng nhất là chỉ số X5. Sau đây tác giả sẽ phân tắch sâu hơn từng chỉ số, theo thứ tự ảnh hưởng giảm dần để tìm ra đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dự báo khả năng phá sản của các doanh nghiệp được quan sát dựa theo mô hình Alman, đồng thời đưa ra các giải pháp để cải thiện kết quả dự báo phá sản của doanh nghiệp trong mô hình.

Đầu tiên, giá trị X3 quá thấp dự báo rằng công ty tạo ra thu nhập hoạt động quá ắt. Có thể do các nguyên nhân là chi phắ sản xuất quá cao, giá thành sàn phẩm không hợp lý, dây chuyền sản xuất lạc hậu dẫn đến chi phắ khấu hao cao. Bên cạnh đó là hiệu quả quản lý hoạt động sản xuất không cao, dẫn đến chi phắ quản lý, bán hàng tăng cao hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành, từ đó cũng giảm đi tắnh cạnh tranh và dẫn đến sự sụt giảm trong thị phần của doanh nghiệp.

Riên ở các doanh nghiệp Việt Nam, tác giả còn nhận ra rằng EBIT thấp có một phần nguyên nhân là do các doanh nghiệp này không tập trung hoàn toàn vào lĩnh vực sản xuất chủ yếu của công ty mà còn đầu tư kinh doanh vào các lĩnh vực khác ngoài ngành. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực đầu tư này nên những khoản lỗ từ các hoạt động phi sản xuất đã ảnh hưởng đến EBIT của công ty, thể hiện qua việc có nhiều công ty có lợi nhuận khác âm.

Tiếp theo, biến X2 thấp thể hiện rằng, công ty đang có tỷ lệ thu nhập giữ lại thấp, nguyên nhân có thể do lợi nhuận sau thuế thấp do hoạt động không hiệu quả. Nhưng nguyên nhân chủ yếu ở đây là do chắnh sách chi trả cổ tức quá cao, thể hiện ở chỉ số DIV/EPS của các công ty có khả năng phá sản được quan sát dao động xấp xỉ từ 60% tới 80%. Việc chi trả cổ tức cao là do các công ty muốn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trên thị trường, thu hút đầu tư thêm vốn, đồng thời việc thu hút nhà đầu tư cũng giúp giá thị trường của cổ phiếu tăng lên (do cầu cổ phiếu tăng giá sẽ tăng kết hợp EPS thấp dẫn đến chỉ số P/E cao). Tuy nhiên những công ty này đã không tắnh toán được một chắnh sách cổ tức hợp lý làm ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận giữ lại. Ngoài ra, chắnh sách cổ tức cao có thể báo hiệu doanh nghiệp đã dự báo được khả năng phá sản của mình, nên họ chủ động trả cổ tức cao như là một hình thức hoàn lại vốn cho các nhà đầu tư.

Kế tiếp, biến X1 tài sản lưu động thấp thể hiện cho khả năng thanh toán nhanh của công ty kém, do đó công ty khó có thể đáp ứng được những khoản vay đến hạn và các chi phắ tài chắnh cố định khác. Tài sản lưu động thấp c n có thể do chắnh sách bán chịu của công ty quá cứng nhắc, công ty nỗ lực rút ngắn v ng quay khoản phải thu nhưng vì thế cũng ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng bởi họ luôn muốn có một chắnh sách bán chịu linh hoạt dành cho cả hai bên. Vốn lýu động thấp còn thể hiện cho việc hàng tồn kho của công ty thấp, do năng lực sản xuất yếu mà họ không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của thị trường khiến mất các khách hàng vào tay các đối thủ cạnh tranh.

Kế tiếp, biến X4 thấp có thể do 2 nguyên nhân: giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu thấp hoặc tổng nợ trên sổ sách của công ty quá cao. Giá trị thị trường của cổ phiếu thấp có thể nguyên nhân là do từ hoạt động sản xuất kém hiệu quả của công ty làm các nhà đầu tư đánh giá thấp năng lực quản lý cu4nh như tiềm năng phát triển của công ty. Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu thấp còn có một nguyên nhân là cấu trúc vốn của doanh nghiệp không hợp lý. Doanh nghiệp sử dụng quá nhiều đòn bẩy tài chắnh trong cấu trúc vốn dẫn đến giá trị sổ sách

của các khoản nợ cao. Các khoản nợ quá cao gây áp lực chi trả lãi vay đè nặng lên doanh nghiệp kết hợp với việc sản xuất không hiệu quả là một chỉ báo cho khả năng phá sản trong tương lai.

Cuối cùng, biến X5, chỉ số X5 thấp, chứng tỏ doanh thu thấp có thể do sản phẩm của công ty kém sức cạnh tranh, ngoài ra còn có nguyên nhân là chắnh sách giá chưa hợp lý. Tỷ số doanh thu/tổng tài sản thấp còn cho thấy là công ty thu được doanh thu rất ắt từ một đồng tài sản bỏ ra, điều này thể hiện cho việc doanh nghiệp chưa tận dụng tối đa cũng như khai thác chưa hợp lý việc sử dụng các tài sản để tạo ra doanh thu. Ngoài ra, có thể do dây chuyền máy móc quá lạc hậu khiến cho phải dung nhiều tài sản hơn để tao doanh thu.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG mô HÌNH z SCORE TRONG dự báo KIỆT QUỆ tài CHÍNH CHO các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NGHIÊN cứu TRƯỜNG hợp tập đoàn MAI LINH (Trang 68)