Nam.
Đo lường khả năng thanh toán của một doanh nghiệp luôn là một vấn đề quan trọng mang tắnh quyết định trong nền kinh tế. Hằng ngày, những chủ nợ doanh nghiệp luôn trăn trở với câu hỏi: ỘBao giờ chúng tôi mới được hoàn vốn?Ợ, còn những nhà đầu tư thì luôn theo dõi sát sao doanh nghiệp qua những con số trên danh mục đầu tư của họ. Nhận biết được sự cấp thiết của vấn đề cần có một phương pháp để đo lường sức khỏe tài chắnh phù hợp, các nhà kinh tế đã lao vào nghiên cứu từ rất lâu. Khoa học dự báo phá sản và đo lường rủi ro thanh toán ra đời từ đó.
Lịch sử của lĩnh vực dự báo phá sản đã chứng kiến hàng loạt các công cụ thống kê, đo lường ra đời từ rất lâu và kéo dài cho đến tận bây giờ. Người đặt nền móng đầu tiên cho những mô hình dự báo phá sản được hình thành một cách
bài bản sau này là Paul J. FitzPatrick, khi vào năm 1932, trong loạt bài của tờ báo The Certified Public Accountant, ông đưa ra bộ dữ liệu của 20 cặp công ty với những chỉ số kế toán đã được thảo luận kỹ càng để lần đần tiên được giới thiệu trước công chúng như là những chỉ tiêu đầu tiên dự báo về phá sản. Bộ dữ liệu bao gồm 13 chỉ số kế toán được thu thập và tắnh toán đối với mẫu gồm 40 công ty trong vòng 3 năm. Tuy chỉ là những bước tiến sơ khai, nhưng đây đã được xem là thành tựu lớn mang tắnh bước ngoặc trong lĩnh vực dự báo phá sản. Từ đó, những nhà nghiên cứu khác luôn xem những chỉ số kế toán trong báo cáo của FitzPatrick là cơ sở để phát triển các phương pháp đo lường riêng của mình. Nổi bật trong đó, có thể nhắc tới Merwin năm 1942 đưa ra nghiên cứu tập trung vào phân tắch và so sánh giữa sự thành công và thất bại của các công ty sản xuất nhỏ, đồng thời tìm ra 3 chỉ số tài chắnh quan trọng thể hiện sự thất bại tài chắnh Ờ Vốn lưu động ròng/Tổng tài sản, Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (Current Ratio), Vốn ròng/Tổng nợ (Net worth to Ratio). Hoặc William Beaver, đã áp dụng các kiểm định để đánh giá sự quan trọng trong các chỉ số kế toán biệt lập của những cặp mẩu giống nhau vào năm 1967. Nhưng nổi bật nhất vẫn là vào năm 1968, Edward I. Altman lần đầu tiên đưa ra phương pháp ỘPhân tắch biệt số bộiỢ (Multiple Discriminant Analysis) vào việc tắnh toán các cặp mẫu, dẫn tới sự ra đời của một trong những mô hình dự báo phá sản đầu tiên và được xem là chuẩn mực mới của nhiều nghiên cứu sau đó: Chỉ số Z-Score. Mô hình này dựa trên việc xây dựng một công thức ttrong quan của năm chỉ số tài chắnh quan trọng được hình thành từ 7 biến số trong nền kinh tế, trong đó có 5 biến lấy giá trị kế toán và 1 biến lấy giá trị thị trường. Qua sự phát triển không ngừng của thị trường và sự đa dạng hóa trong cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp, mô hình Altman sau gần 30 năm được ứng dụng và tin tưởng rộng rãi bởi các nhà đầu tư lẫn các nhà nghiên cứu, dần dần bộc lộ những khuyết điểm của mình, mà phần lớn là do việc phụ thuộc quá nhiều vào các biến mang giá trị sổ sách, trong khi tắnh hiệu quà của các thị trýờng tài chắnh thì ngày càng suy giảm. Tuy vậy, mô hình Altman không những không hề bị loại bỏ trong lĩnh vực dự báo phá sản, mà còn được nhiều nhà nghiên cứu khác tiếp tục cải tiến để có thể áp dụng đo lường chắnh xác hơn trong bối cảnh kinh tế hiện đại.
Tắnh đến 1-4- 2012, theo thống kê Bộ Lao Động ỜThương binh và Xã hội cùng với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có 381.400 doanh nghiệp ngừng sản xuất, chỉ còn lại 312.600 doanh nghiệp hoạt động kể từ khi có luật doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp này, đang bám trụ tới thời điểm này th hầu hết đang rơi vào thua lỗ, khó khăn. Chắnh vì thế, cần thiết phải dự báo tình hình tài chắnh của các doanh nghiệp Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chương này đã đề cập đến thực trạng của nền kinh tế Việt Nam và tình hình tài chắnh của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng. Bên cạnh đó cũng đưa ra những nguyên nhân dẫn đến kiệt quệ về tài chắnh của các doanh nghiệpViệt Nam, nơi thị trường tài chắnh chưa thực sự phát triển mạnh, sự phá sản của hàng loạt các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ diễn ra một cách không lường trước được.
Tại diễn đàn kinh tế mùa thu 2013, Viện trưởng Viện Kinh tế VN, TS Trần Đình Thiên, nhận xét: Ộ5 nãm kể từ 2008, khủng hoảng tài chắnh và suy thoái kinh tế toàn cầu đã đi qua, để lại hậu quả nặng nề, song nhìn chung, kinh tế thế giới đã bước vào quỹ đạo phục hồi. Nhưng Việt Nam không nằm trong quỹ đạo đó: hiện nay, nền kinh tế vẫn đang trong lộ trình Ộxuống đáyỢ mặc dù xu hướng ổn định hóa đã mở ra và đà sụt giảm tốc độ tăng trưởng có vẻ đã được chặn lạiỢ.
Nhìn nhận tình hình kinh tế năm 2013, ông Thiên cho rằng Ộcác cơ sở tăng trưởng yếu hơn hẳn các năm trướcỢ. Cụ thể, tăng trưởng tắn dụng trong 6 tháng chỉ 6,5%; thu ngân sách khó khăn chưa từng thấy; đầu tư xã hội thấp (30% GDP); gần 25.000 doanh nghiệp đóng cửa (tương đương mức của năm trước, nhưng lại là những doanh nghiệp có thực lực bị chết)Ầ
Cầu rất yếu (tổng vốn đầu tư xã hội 6 tháng đầu năm chỉ đạt 40% kế hoạch năm; tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, loại trừ yếu tố giá, chỉ tăng 4,9% so với mức 6,5% cùng kỳ 2012)Ầ
Trong khi đó, vẫn theo ông Thiên, những Ộđiểm đenỢ của nền kinh tế như tình trạng nợ xấu và sở hữu chéo ngân hàng Ộvẫn còn nguyênỢ, các đề án tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn nằm trên giấy và Ộy nguyên yếu kémỢ... ỘVẫn chưa nhúc nhắch tái cơ cấu thì triển vọng cho những năm sau cũng chưa thấy gì. Nền kinh tế xuống đáy và nằm bẹp ở đấyỢ - ông Thiên nói.
CHƢƠNG 3:
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH Z-SCORE TRONG DỰ BÁO KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT HIỆU QUẢ TÌNH TRẠNG
KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Qua chương 2, chúng ta có thể thấy đuợc việc đánh thực trạng nợ xấu và giải pháp cho tình hình kiệt quệ tài chắnh tại Việt Nam là một bài toán nan giải. Cho tới hiện tại, có rất nhiều phuơng pháp để giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình tài chắnh của mình, đặc biệt là đánh giá khả năng kiệt quệ.
Trên thế giới đã có khá nhiều phương pháp xếp hạng tắn dụng và năng lực doanh nghiệp, đựợc các tổ chức khác nhau đưa ra. Xếp hạng theo chỉ số S&P do 2 tổ chức MoodyỖs, Standard and PoorỖs là phương pháp xếp hạng tắn nhiệm thông dụng và được nhiều nhà đầu tư sử dụng nhất. Nhìn vào kết quả của báo cáo phân tắch tài chắnh chuyên sâu bao gồm phân tắch vĩ mô, phân tắch ngành và đi vào cụ thể công ty cũng là một trong các lựa chọn cho các chuyên gia vì nó định luợng đuợc các giá trị phi tài chắnh như năng lực tài chắnh, triển vọng ngành và thương hiệu. Tuy nhiên, ở việt Nam cho đến thời điểm này, vẫn chưa có một tổ chức uy tắn tầm cỡ quốc tế cung cấp bảng xếp hạng, mặc dù đã có một vài thử nghiệm xếp hạng theo các chuẩn Việt Nam, do vậy nhà đầu tư gặp không ắt khó khăn. Trong hầu hết các công cụ thì mô hình kiểm định Z-Score được xem là giải pháp khả thi nhất vì ưu điểm là đầu tư cá nhân chỉ cần sử dụng các số liệu báo cáo tài chắnh của công ty niêm yết cũng có thể thực hiện việc xếp hạng các doanh nghiệp theo thang điểm tương tự thang điểm của Standard và Poor, do vậy giúp ắch rất nhiều cho nhà đầu tư cá nhân trong việc phân tắch cổ phiếu doanh nghiệp cho quyết định đầu tư của mình.
Tuy nhiên, các hệ só trong chỉ số Z-Score được đưa ra trên cơ sở số liệu nghiên cứu của các công ty ở Mỹ, vì vậy khi vận dụng và thị truờng Việt Nam, tôi nghĩ nên có sự điều chỉnh cho phù hợp. Chỉ số Z-Score cần được cơ quan quản lý nghiên cứu điều chỉnh và vận dụng phù hợp với thực tiễn với Việt Nam do tắnh phức tạp trong hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chắnh. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư yên tâm hơn khi đưa ra quyết định đầu tư giúp cơ quan quản lý có thêm một công cụ giám sát thị truờng chặt chẽ hơn, an toàn hơn. Cân nhắc
trên không có ý nghĩa kết quả nghiên cứu chỉ số Z-Score không đúng cho việc đánh giá các công ty.