Phân tắch tình hình tài chắnh Mai Linh

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG mô HÌNH z SCORE TRONG dự báo KIỆT QUỆ tài CHÍNH CHO các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NGHIÊN cứu TRƯỜNG hợp tập đoàn MAI LINH (Trang 71)

3.3.2.1 Đánh giá tài sản hoạt động đầu tư

Bảng 3.1 Tình hình tài sản Mai Linh 2008-2011

Năm 2008 2009 2010 2011 Average Tổng tài sản dài hạn (VNDỖ000,000) 3,285,791 3,952,092 3,937,963 4,291,526 3,469,720 Tổng tài sản lƣu đồng (VNDỖ000,000) 987,208 1,122,429 1,316,677 1,350,367 1,197,288 Tổng tài sản (VNDỖ000,000) 4,272,999 5,074,520 5,254,640 5,641,893 4,667,008

(Nguồn: báo cáo tài chắnh Mai Linh2008-2011)

Thông qua bản cân đối kế toán 3 năm gần đây 2009, 2010, 2011 cho thấy: Tổng giá trị tài sản (nguồn vốn) của doanh nghiệp tăng. Năm 2009 tổng giá trị tài sản (nguồn vốn) là 5.074 tỉ đồng thì đến năm 2010 tổng giá trị tài sản đạt 5.254 tỉ đồng, tăng 180 tỉ so với năm 2009 là 387 tỉ đồng. Như vậy, rõ ràng theo số luợng tắnh toán được ta thấy được quy mô doanh nghiệp, cũng như khả năng sản xuất của Mai Linh tăng lên. Song, đó có phải là tắn hiệu tài chắnh tốt trong giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế hay không thì chưa thể khẳng định được. Ta phân tắch một số tỉ xuất đáng lưu ý.

Tỷ xuất đầu tư = Tài sản dài hạn / Tổng tài sản

Bảng 3.2 Tỷ suất đầu tƣ tài sản Mai linh 2008-2011

Năm 2008 2009 2010 2011 Average

Tổng tài sản dài hạn

(VNDỖ000,000) 3,285,791 3,952,092 3,937,963 4,291,526 3,469,720

Tổng tài sản

(VNDỖ000,000) 4,272,999 5,074,520 5,254,640 5,641,893 4,667,008

Tỷ suất đầu tư 0.769 0.779 0.749 0.761 0.743

Nhìn chúng ta thấy tỷ suất đầu tư của công ty giao động từ 0.75 đến 0.78 trong giai đoạn 2008-2011. Đối với ngành vận tải, đây là một tỷ suất phù hợp. Nhưng xét kỹ ta thấy công ty đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định, từ năm 2008 đến 2011 giá trị tài sản cố định chiếm 80% so với tổng giá trị tài sản dài hạn. Nhìn chung, tỉ lệ đầu tư vào tài sản cố định Mai Linh có tăng qua các năm. Tuy nhiên, đối chiếu với lợi nhuận doanh thu và lợi nhuận ta có thể kết luận một phần việc đầu tư tài sản cố định của Mai Linh cho đến thời điểm hiện tại đã không mang lại hiệu quả đối với doanh nghiệp vận tải, đẩy mạnh đầu tư vấn đề trọng tâm vì vậy công ty cần xem lại tài sản cố định của mình sao cho phù hợp với sự phát triển công nghệ để tránh truờng hợp tài sản lỗi thời, hoạt động không hết công suất nhưng tập đoàn Mai Linh đã mắc phải hạn chế này và hiện tại vẫn chưa khắc phục.

3.3.2.2 Đánh giá hoạt động kinh doanh

(Nguồn: Báo cáo tài chắnh Mai Linh 2008 Ờ 2011)

Qua biểu đồ doanh thu thuần ta thấy doanh thu tăng đều qua các năm từ năm 2007 đến 2011, nhưng xét về tỉ lệ tăng truởng thì giảm đáng kể. Giảm từ 73% năm 2008 xuống 15% năm 2010 và chỉ còn 11% năm 2011. Một kết quả kinh doanh cực kì tồi tệ. Mai Linh đã nhận kết quả này là do không kiểm soát được đối thủ cạnh tranh. Các công ty cùng ngành đã nắm được điểm yếu của Mai Linh là khai thác trên thị trường quá rộng khắp nhưng không mang lại hiệu quả (lái xe tranh khách, nhận lệnh bừa, đùn đẩy tài vì không bắt buộc nên làm mất nhiều thời gian khách hàngẦ.). Các công ty như Taxi Vinasun, công ty vận tải hành khách đường dài như Hoàng Long đã đẩy mạnh nâng cao chất lượng dịch vụ và đánh mạnh vào các phân khúc thị trường trọng điểm với chiến lược giá như nhau. Do đó, Mai Linh để dần mất khách hàng.

Bảng 3.4 Tỷ lệ tăng truởng doanh thu Mai Linh 2008-2011

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Doanh thu thuần 1,210,152 2,089,643 2,428,985 2,785,039 3,083,761 Tỷ lệ tăng trưởng

doanh thu (%) 73% 16% 15% 11%

(Nguồn: báo cáo tài chắnh Mai Linh 2008-2011)

Mặc dù doanh thu tăng qua các năm xong qua biểu đồ lợi nhuận, ta thấy công ty lỗ liên tục 3 năm 2007, 2008, 2009 và tái lỗ năm 2011. Nguyên nhân của

việc lỗ trong thời gian dài xuất phát từ việc mất kiểm soát khâu chi phắ. Qua xem xét chi tiết các khoản chi trong chi phắ bán hàng ta thấy chi phắ này tăng lên vì đây chủ yếu là bảng chi phắ quảng cáo, tiếp thị bởi vì công ty kinh doanh dịch vụ taxi thì cần phải tiếp thị rộng đến người dân mặc dù tăng không tương xứng với tỉ lệ tăng doanh thu nhưng có thể tạm chấp nhận mắc duy trì chi phắ bán hàng dịch vụ và chi phắ quản lý doanh nghiệp duy trì ở mức tăng trung bình là 40,6% và 30% vì chúng ta đã biết quá rõ Mai Linh đang gặp khó khăn trong kiểm soát khoản mục này. Điều đáng để xem xét chắnh là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh duy trì ở mức lỗ trong nhiều năm là do chi phắ hoạt động tài chắnh (cụ thể là lãi vay phải trả) tăng trong khi giá cước taxi tăng không đáng kể. Tuởng chừng như chi phắ lãi vay duy trì ở mức gần 306 tỷ năm 2008 và gần 350 tỷ năm 2010 thì đến năm 2011 chi phắ này tăng vọt lên 585 tỷ, tăng lên 65%, gấp 1.5 lần tổng 2 loại chi phắ còn lai năm 2011. Một chi phắ lãi vay khổng lồ với quy mô doanh nghiệp như Mai Linh.

Hình 3.5 Tình hình chi phắ Mai Linh

3.3.2.3 Phân tắch đòn bẩy

Bảng 3.6 Tình hình đòn bẩy tài chắnh Mai Linh 2007-2011

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Trung bình Trung bình ngành Nợ/vốn chủ sở hữu 211% 324% 346% 349% 346% 315% 120% Nợ/Tổng tài sản 68% 76% 78% 78% 78% 75% 47% Đòn bẩy tài chắnh 3.11 4.24 4.46 4.49 4.46 4.18 2.1

(Nguồn: báo cáo tài chắnh Mai Linh 2008-2011)

Theo như đặc thù ngành cho thấy đây là một ngành đòi hỏi mức đầu tư vốn lớn, việc đảm bảo vốn chủ sở hữu ở mức cao là khó đáp ứng nên đòi hỏi khả năng sử dụng nợ cao, điều này thể hiện ở tỷ số nợ trên tài sản của trung bình ngành là 47% và nợ/vốn chủ sở hữu là 12%. Nhưng đối với Mai Linh, doanh nghiệp này đã sử dụng nợ trên tổng tài sản lên đến 75% (mức trung bình giai đoạn 2007-2011), cao nhất vào các năm 2008, 2009 và 2010 đạt mức 78%. Có thể đây được xem như là một chắnh sách sử dụng nợ để khuyếch đại thu nhập từ hoạt động và từ đó tối đa hóa thu nhập cho chủ sở hữu của công ty. Tuy nhiên, trong bối khủng hoảng tài chắnh năm 2007-2008 cộng thêm rủi ro kinh doanh của ngành là khá cao mà công ty vẫn chấp nhận sử dụng nợ ở mức trên thì rõ ràng Mai Linh đã thực hiện chắnh sách cực kỳ mạo hiểm của công ty. Xét về khắa cạnh thu nhập từ hoạt động, EBIT của công ty tăng trưởng không có gì đặc biệt, thậm chắ tăng không tương ứng so với doanh số. Nguyên nhân chắnh là do sự giảm sút trong lãi từ hoạt động kinh doanh và sự gia tăng khá lớn về mặt chi phắ lãi vay qua các năm. Xét về mặt tắch cực thì từ năm 2008-2010 doanh thu từ hoạt động tài chắnh của công ty tăng đáng kể từ hơn 15 tỷ năm 2008 lên 12 tỷ năm 2010, nhưng vẫn chưa đủ để bù đắp phần nào cho sự thiếu hiệu quả trong hoạt động bán hàng và bù đắp một phần chi phắ lãi vay quá lớn. Ta có thể thấy việc sự dụng nợ quá lớn này cũng không mang lại hiệu quả qua các tỷ số sinh lợi trong giai đoạn này.

Rõ ràng áp lực doanh số và áp lực chi phắ sử dụng nợ đã tạo ra gánh nặng chồng chất. Việc Mai Linh sử dụng dòn bẩy tăng gấp hai lần so với mức bình

quân chung của ngành là đã thấy rằng doanh nghiệp này đi từ sai lầm trong chiến lược quản trị cho đến sai lầm trong hệ thống tài chắnh.

Do tắnh chất của đòn bẩy là có tắnh 2 mặt: Khuyếch đại thu nhập càng cao hơn nữa đối với công ty có thu nhập cao, hoặc sẽ đưa thu nhập của chủ sở hữu xuống thấp, thậm chắ là dẫn đến nguy cơ bị phá sản nếu doanh nghiệp đang hoạt động bị lỗ. Và Mai Linh là một trong các doanh nghiệp bị lỗ liên tục ba năm và tiếp tục tái lỗ. Với mức đòn bẩy này, khó có ai có thể đảm báo hoặc hy vọng một tương lai tươi sáng cho tập đoàn vận tải này.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG mô HÌNH z SCORE TRONG dự báo KIỆT QUỆ tài CHÍNH CHO các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NGHIÊN cứu TRƯỜNG hợp tập đoàn MAI LINH (Trang 71)