Nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hậu khủng hoảng kinh tế

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG mô HÌNH z SCORE TRONG dự báo KIỆT QUỆ tài CHÍNH CHO các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NGHIÊN cứu TRƯỜNG hợp tập đoàn MAI LINH (Trang 35)

Theo Minh Đức (2013) thì tháng 9/2008 trở thành mốc khó quên trong lịch sử kinh tế thế giới, cuộc khủng hoảng tài chắnh nổ ra tại Mỹ rồi nhanh chóng lan rộng ảnh hưởng toàn cầu.

Ngày 15/9/2008, Lehman Brothers - ngân hàng đầu tư hàng đầu của Mỹ tuyên bố phá sản, đánh dấu sự bung vỡ chắnh thức của một cuộc khủng hoảng. Đó là cơn lũ làm nghiêng ngả nhiều nền kinh tế lớn, đã nhấn chìm nhiều định chế tài chắnh khổng lồ.

Việt Nam, niềm vui trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 chưa được bao lâu thì tác động của cuộc khủng hoảng đã ập tới. Nhưng dường như khó khăn của nền kinh tế mới chỉ thực sự bộc lộ vài năm gần đây, 5 năm sau cơn lũ, nước ở Việt Nam dường như rút chậm hơn. Bởi đến nay tăng trưởng kinh tế vẫn chưa thể phục hồi, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bất ổn khi lạm phát và lăi suất cho vay cao, nợ xấu trở nên nhức nhối, thu nhập tăng chậm và đời sống người dân khó khănẦ

Chúng ta điểm lại những nét chắnh của nền kinh tế trong 5 năm ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này ở 11 chỉ tiêu cơ bản.

a. Chưa thể phục hồi

Bảng 2.1 Tăng trƣởng GDP những năm gần đây (đơn vị: %)

Năm Tổng sản phẩm trong nước

(tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng GDP 2006 1,061,565 8,23% 2007 1,246,769 8,46% 2008 1,616,047 6,31% 2009 1,809,149 5,32% 2010 2,157,828 6,78% 2011 2,779,880 5,89% 2012 3,245,419 5.03% (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là 8,46%, đạt 1,246,769 tỷ đồng. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ là 6,31% nguyên nhân là do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu và đạt 1,616,047 tỷ đồng.

Năm 2009, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ là 5,32% và đạt 1,809,149 tỷ đồng.

Năm 2010, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi và đạt tốc độ tăng trưởng GDP là 6,68% và đạt 2,157,828 tỷ đồng.

Trong những năm tiếp theo từ 2011 đến nay, triển vọng phục hồi càng xấu đi, tốc độ tăng trưởng GDP giảm qua các năm.

b. Lạm phát bùng nổ

Bảng 2.2 Chỉ số giá tiêu dùng qua các năm (2007-2013) - đơn vị tắnh: %

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Bình quân năm 112,63 119,89 106,52 111,75 118,13 106,81 106,04 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Theo Tổng cục thống kê, ta thấy CPI qua các năm như sau: Năm 2007: 12,63%; năm 2008: 19,89%; năm 2009: 6,52%; năm 2010: 11,75%; năm 2011: 18,13%; năm 2012: 6,81%; năm 2013: 6,04%.

Đánh dấu năm đầu tiên chịu ảnh hưởng của khủng hoảng, lạm phát tại Việt Nam bùng nổ trong năm 2008. Tình hình có vẻ nhanh chóng được kiểm soát trong năm 2009, nhưng ngay sau đó là cú hồi mã thương nhức nhối năm 2010 và 2011. Năm 2012 và 2013, lạm phát đã hạ nhiệt nhanh.

c. Lãi suất cho vay leo thang

Hình 2.3 Tắn dụng và lãi xuất bình quân

Năm 2007 lãi suất cho vay bình quân là 13% và mức tắn dụng đạt 1,800 nghìn tỷ. Năm 2008 lãi suất cho vay bình quân giảm còn 9,5%, và mức tắn dụng chỉ còn 1,450 nghìn tỷ.

Năm 2009 lãi suất cho vay bình quân tăng lên 10%, và mức tắn dụng là 1,500 nghìn tỷ.

Năm 2010 lãi suất cho vay bình quân tăng lên 15%, mức tắn dụng cũng tăng lên 2,000 nghìn tỷ.

Đỉnh điểm là năm 2011 lãi suất cho vay bình quân tiếp tục tăng lên 20%, mức tắn dụng cũng tăng và đạt mức 2,800 nghìn tỷ.

Sau đó, năm 2012 và năm 2013 thì lãi suất giảm về 13% và 11%, tắn dụng cũng giảm về 1,600 nghìn tỷ và 1,700 nghìn tỷ.

d. Điểm sáng xuất khẩu

Bảng 2.4 Tình hình xuất nhập khẩu qua các năm (2007-2013)

Đơn vị tắnh: tỷ đô la Mỹ

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu

2007 4,85 6,27 2008 6,27 8,07 2009 5,70 6,99 2010 7,22 8,48 2011 9,69 10,67 2012 11,45 11,37 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Năm 2007 nhập khẩu 4,85 tỷ USD và xuất khẩu đạt 6,27 tỷ USD. Năm 2008 nhập khẩu 6,27 tỷ USD và xuất khẩu đạt 8,07 tỷ USD. Năm 2009 nhập khẩu 5,7 tỷ USd và xuất khẩu đạt 6,99 tỷ USD.

Sau đó đến các năm tiếp theo thì đà phục hồi thể hiện rõ và vững. Đặc biệt năm 2012, lần đầu tiên Việt Nam là nước xuất siêu, qua 8 tháng 2013, tốc độ và cân đối kim ngạch xuất nhập khẩu khá cân bằng và tương đối ổn định.

e. Tỷ lệ thất nghiệp Ộmiễn dịchỢ với khủng hoảng

Bảng 2.5 Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị (đơn vị: %)

Năm Tỷ lệ thất nghiệp (%) 2006 4,82 2007 4,64 2008 4,65 2009 4,66 2010 4,43 2011 3,6 2012 3,25 ( Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Theo số liệu thống kê, mặc dù tình kinh tế khủng hoảng toàn cầu, nhưng có vẻ như tình hình lao động việc làm tại Việt Nam đã không chịu ảnh hưởng nhiều. Năm 2009: tỉ lệ thất nghiệp là 4,66%, năm 2010 thì tỉ lệ này là: 4,43%, thậm chắ trong những năm khó khăn nhất sau khủng hoảng, 2011 và 2012, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị còn cải thiện rõ nét. Điều này dường như mẫu thuẫn với tình trạng phá sản của doanh nghiệp hay sa thải lao động nổi cộm những năm gần đây.

f.Thu nhập đầu người tăng khá

Hình 2.6 Thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm

Số liệu thống kê cho thấy, năm 2009 thì thu nhập bình quân đầu người là: 1,250 USD tương đương 20 triệu VND, năm 2010 thì tăng lên 1,350 USD, tương đương 22 triệu VND, các năm sau tiếp tục tăng lên. Mặc dù mức thu nhập bình quân đầu người tăng khá cao trong 5 năm khủng hoảng, nhưng ngược lại là sự mất giá của đồng tiền khiến đời sống dân cư không hẳn có sự cải thiện tương ứng. Đồng VND mất giá khá mạnh so với USD trong giai đoạn này khiến thu nhập bình quân đầu người tắnh bằng USD tăng chậm.

g. ỘMặt bằng mớiỢ của tăng trưởng tắn dụng

Hình 2.7 Tăng trƣởng tắn dụng và lạm phát

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Tăng trưởng tắn dụng và lạm phát là hai chi tiêu luôn gắn kết với nhau, năm 2008, tăng trưởng tắn dụng là 6%, lúc này ta thấy tác động rất rõ từ tăng trưởng tắn dụng quá mức dẫn đến tăng lượng cung tiền (M2) quá cao, sau 5 tháng thì gây lạm phát rất cao (15,96%). Các năm sau 2011, 2012 và 2013 một Ộmặt bằng mớiỢ - vùng trũng tăng trưởng tắn dụng đang được thiết lập. Một mặt nó gắn với định hướng điều hành chắnh sách tiền tệ tập trung kiềm chế lạm phát, mặt khác phản ánh trở ngại đã lớn dần từ nợ xấu, và là kết quả của cầu tắn dụng yếu khi sản xuất kinh doanh khó khăn, nhiều doanh nghiệp suy yếu qua ảnh hưởng khủng hoảng và hàng tồn kho tăng cao.

h. Cải thiện dự trữ ngoại hối

Trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của ngân hàng Thế giới (WB) công bố tháng 12, tổ chức này cho biết dự trữ ngoại hối của Việt Nam năm 2012 tương đương khoảng 2,3 tháng nhập khẩu ( khoảng 23 tỷ USD), tăng mạnh so với mức 9 tỷ USD cuối năm 2011

Bảng 2.8 Dự trữ ngoại hối

Năm Dự trữ ngoại hối (Đơn vị: tỷ USD)

2005 8,6 2006 11,5 2007 21,0 2008 23,0 2009 14,1 2010 12,4 2011 9,0 2012 23,0

(Nguồn: Ngân hàng phát triển Chấu Á)

Bên cạnh đó, cán cân thanh toán quốc tế cũng được cải thiện, dự báo thặng dư 8 tỷ USD (theo báo cáo của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước), so với mức thặng dư khoảng 3 tỷ USD năm 2011. Việc thặng dư cán cân thanh toán tăng mạnh chủ yếu đến từ việc cán cân thương mại được cải thiện và dòng kiều hối đổ về lớn.

Bảng 2.9 Diễn biến tỷ giá liên ngân hàng qua các năm 2006-2012

Năm Tỷ giá chắnh thức

(USD/VND)

Tăng giảm tỷ giá so với năm trước

(%) 2006 16091 1.22 2007 16114 0.14 2008 16977 5.36 2009 17841 5.68 2010 18932 5.52 2011 20813 9.94 2012 20828 0.07 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Nhìn vào bảng trên ta thấy diễn biến của tỷ giá liên tục biến động qua các năm do có nhiều nguyên nhân, đặc biệt là 2010-2011 tỷ giá USD/VND biến động mạnh làm tăng sự căng thẳng, xáo trộn. dẫn đến niềm tin với VND bị suy giảm. Nhưng năm 2011 đến nay thì tỷ giá ổn định trở lại do điều hành chắnh sách của chắnh phủ và thặng dư trở lại của cán cân tổng thể.

k. Nhức nhối nợ xấu

Bảng 2.10 Tăng trƣởng tắn dụng và tỷ lệ nợ xấu

Năm Tăng trưởng tắn dụng Tỷ lệ nợ xấu

2008 3% 2% 2009 2.5% 2% 2010 3.9% 2% 2011 4% 3% 2012 4% 4% Nguồn : Tổng cục thống kê

Phải gần ba năm sau khi cuộc khủng hoảng tài chắnh toàn cầu nổ ra, khó khăn của hệ thống ngân hàng Việt Nam mới thực sự bộc lộ khi tỷ lệ nợ xấu bắt đầu tăng nhanh từ cuối 2010 đến đầu 2011. Từ 2012 đến nay, nợ xấu trở nên nhức nhối khi vượt xa ngưỡng 3% và hiện vẫn chưa cho thấy một sự dịu bớt rõ ràng và bền vững.

m. Doanh nghiệp thua lỗ ngày càng tăng

Bảng 2.11 Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ (đơn vị: %)

Năm DNNN DN TƯ NHÂN DN FDI

2006 15% 30% 48% 2007 11% 29% 47% 2008 12% 28% 50% 2009 11.5% 27% 49% 2010 13% 26% 42% 2011 14% 41% 43% (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Là những đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng, nhưng dường như tác động của cuộc khủng hoảng tài chắnh toàn cầu đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ban đầu khá mờ nhạt, xét ở mức độ kinh doanh thua lỗ. Dữ liệu khảo sát hàng năm của Tổng cục Thống kê cho thấy, tình trạng thua lỗ của các doanh nghiệp chỉ thực sự tăng vọt từ năm 2011, đặc biệt là ở khối ngoài quốc doanh. Còn dữ liệu cập nhật gần nhất ở nguồn khác, theo báo cáo của Tổng cục Thuế, trong quý 1/2012 có đến 70% số doanh nghiệp báo cáo thua lỗ.

Hiện chưa có các con số cập nhật mới, song có thể dự tắnh tình hình vẫn chưa có nhiều cải thiện cho đến nửa đầu năm nay.

2.1.2 Tình hình tài chắnh của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn hậu khủng hoảng

Theo Minh Đức (2012) thì giống như nhiều quốc gia châu Á khác, chắnh phủ Việt Nam đã đổ rất nhiều tiền và các gói kắch thắch tăng trưởng nền kinh tế trong

giai đoạn hậu khủng hoảng tài chắnh toàn cầu 2008-2012. Hiện nay số lượng doanh nghiệp vay nợ gặp khó khăn trong việc thanh toán ngày một gia tăng, đặc biệt là khu vực bất động sản. Thêm vào đó là những lo ngại về sự ổn định của nền kinh tế. Vấn đề nợ xấu đang là một mối quan tâm cực kì lớn của Việt Nam, một phần bắt nguồn từ sự thái hóa của các doanh nghiệp nhà nước. Nhiều trong số đó rơi vào tình trạng khó khăn về tài chắnh khi chuyển sang lĩnh vực kinh doanh mà họ không có kinh nghiệm và chuyên môn. Tắn dụng quá mức cũng khiến góp phần vào thực trạng bong bóng bất động sản những năm gần đây.

Trên thực tế sử dụng nợ không những đáp ứng cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà đối với quản trị tài chắnh doanh nghiệp, đây còn là một vấn đề mang tắnh Ộnghệ thuậtỢ trong việc hoạt định cấu trúc vốn nhằm đạt tới mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp với những phân tắch để hưởng lợi ắch từ tấm chắn thuế. Theo lý thuyết về cấu trúc vốn của MM, một doanh nghiệp nên gia tăng nợ cho đến khi giá trị từ hiện giá của tấm chắn thuế vừa đủ để được bù trừ bằng gia tăng trong hiện giá của các chi phắ kiệt quệ tài chắnh. Đôi khi kiệt quệ tài chắnh có thể dưa đến tình trạng phá sản, nhưng đôi khi nó chỉ có nghĩa là công ty đang gặp khó khăn, rắc rối về tài chắnh tạm thời. Ở các mức nợ trung b nh, xác suất kiệt quệ tài chắnh không đáng kể và và chi phắ kiệt quệ tài chắnh khá nhỏ làm cho lợi thế của tấm chắn thuế trở nên vượt trội. Nhưng tại một thời điểm nào đó, kiệt quệ tài chắnh sẽ tăng nhanh với việc doanh nghiệp vay nợ thêm; chi phắ kiệt quệ tài chắnh cũng lớn lên nhanh chóng, làm cho lợi ắch thu được từ tấm chắn thuế của vay nợ giảm đi và cuối cùng biến mất. Khi một doanh nghiệp sử dụng nợ cũng đồng nghĩa với những rủi ro về tài chắnh. Chúng ta biết rằng, một doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao đôi khi rơi vào tình trạng Ộthiếu tự tinỢ, thận trọng quá mức khi thực hiện quyết định đầu tư, dễ bỏ qua những cơ hội đầu tư tốt, đi ngược lại tiêu chắ tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Một vấn đề khác của doanh nghiệp khi sử dụng cấu trúc vốn thâm dụng nợ đó chắnh là tình trạng đầu tư kém hiệu quả đầu tư không vì mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, hậu quả tất yếu là doanh nghiệp sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng khó khăn trong thực hiện các nghĩa vụ nợ.

Có thể nhận thấy nợ xấu các tổ chức doanh nghiệp và cá nhân được phản ảnh trực tiếp qua tình hình nợ xấu của hệ thống ngân hàng.

Hình 2.12: Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống NH Việt Nam giai đoạn 2006-2013

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Hình trên cho thấy tình hình về nợ xấu của toàn hệ tống ngân hàng giai đoạn 2006-2012 tương đối cao và bất ổn. Theo xu hướng tự nhiên khi gia nhập WTO năm 2007, tình hình kinh tế khả quan đã làm cho tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong giai đoạn này là 2.1% và cũng tình huống đã trái ngược hoàn toàn khi khủng hoảng toàn cầu xảy ra năm 2008 đã làm cho tỷ lệ nợ xấu gia tăng đáng kể và cao nhất qua các năm với 3.6%. Hai sau đó, tỷ lệ này khá ổn định ở mức 2.46% và 2.5%. Tuy nhiên, riêng năm 2010 do chưa tắnh nợ xấu do tập đoàn Vinashin để lại, nếu tắnh thêm nợ của tập đoàn này thì tỷ lệ nợ xấu sẽ vào hoảng 3.2%. Nếu tình hình nợ xấu vẫn tiếp tục ở mức cao và bất ổn như thế này sản xuất làm gia tăng nguy cơ tổn thương cho các hệ thống các NHTM Việt Nam.

Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ xấu một số NHTM tiêu biểu giai đoạn 2006-2013 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Q2/2013 ACB 0,20% 0,08% 0,89% 0,41% 0,34% 0,89% 2,5% 2,98% Vietcombank 2,66% 3,87% 4,61% 2,47% 3,50% 2,0% 2.4% 2,81% Vietinbank - 2,64% 2,90% 0,61% 0,75% 1,0% 1,35% 2,10% Techcombank 3,11% 1,38% 2,52% 2,49% 1,98% 2,82% 2,7% 5,28% Sacombank 0,72% 0,23% 0,06% 0,64% 0,70% 0,57% 2,05% 2,5% SHB 1,57% 0,50% 1,89% 2,79% 2,50% 8,46% 8,51% 9,04%

Theo báo cáo mới đây của NHNN (31/07/2013), nợ xấu của các TCTD là khoảng 138.980 tỷ đồng, chiếm 4,58% trên tổng dư nợ. Cơ cấu nợ xấu gồm: nợ dưới tiêu chuẩn 30%, nợ nghi ngờ 20%, nợ có khả năng mất 50%.

Bên cạnh tồn tại các vấn đề kiểm soát tại hệ thống ngân hàng. Tại Việt Nam quản trị tài chắnh trong các doanh nghiệp có những lúc bị xem nhẹ việc lựa chọn nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu hoạt động kinh doanh đôi khi được hình thành một cách tự phát, không dựa trên những nguyên lý cơ bản của một chiến lược tài chắnh hiện đại, kết hợp với tình trạng đầu tư tràn lan kém hiệu quả và không đúng sở trường và chức năng như: chứng khoán, địa ốc trong bối cảnh khó lường của những thị trường này thì tình trạng thua lỗ khó có thể tránh khỏi. Từ thực tế đó tình hình nợ và nợ xấu tại các doanh nghiệp đã và đang phát sinh khó có thể kiểm soát. Hầu hết khoản nợ của doanh nghiệp Việt Nam ở thời điểm này xuất phát từ nguyên nhân hàng sản xuất không tiêu thụ được, lỗ chồng lỗ khiến doanh nghiệp phải tìm cách xoay sở. Bản thân các ngân hàng khi xem xét cho vay, mặc dù hồ sơ vay của doanh nghiệp có đầy đủ cũng không dám cho vay, hoặc cho vay rất hạn chế, dè dặt. Thậm chắ nếu liên quan đến kinh doanh bất động sản chắc chắn các ngân hàng từ chối. Chắnh vì cậy nhờ các ngân hàng không được nên doanh nghiệp đành phải nhờ đến các khoản vay bên ngoài để cầu cứu. Nhưng hình thức vay ỘnóngỢ hay cầm cố chỉ là biện pháp tạm thời, thực tế đó là vòng luẩn quẩn không lối thoát khiến doanh

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG mô HÌNH z SCORE TRONG dự báo KIỆT QUỆ tài CHÍNH CHO các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NGHIÊN cứu TRƯỜNG hợp tập đoàn MAI LINH (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)