3.4.3.1 Tập trung vào các giải pháp tăng cường tắnh thực thi của luật phá sản
Theo Dương Đăng Huệ, 2008 thì có 4 kiến nghị về thực thi luật phá sản như sau:
Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật phá sản
Để luật phá sản và những quy định của nó được thực thi có hiệu quả trong thực tiễn thì vấn đề nhận thức pháp luật của xã hội cũng như giới kinh doanh là hết sức quan trọng. Những nhận thức đúng sẽ có những hành vi, ứng xử đúng, nguyên nhân cơ bản khiến việc thực thi luật phá sản gặp nhiều khó khăn là do những chủ thể có liên quan đến phá sản doanh nghiệp chưa nhận thức đúng và đầy đủ về phá sản và trình tự phá sản, do công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật phá sản còn chưa được quan tâm đúng mức, vì vậy cần tuyên truyền rộng rãi, đặc biệt là các doanh nghiệp nắm vững những quy định của luật phá sản, hiểu đúng và rõ ràng hơn về luật phá sản, để từ đó tuân thủ luật phá sản nghiêm túc hơn.
Thứ hai, đối với ngành tòa án
Cần nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ Thẩm phán, trong quá trình giải quyết hồ sơ về phá sản, ngoài những yêu cầu về trình độ pháp lý , người Thẩm phán còn có trình độ hiểu biết về nhiều lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực tài chắnh- kế toán.
Thứ ba, Đối với cơ quan thi hành án dân sự
Hiện nay, trình độ của đội ngũ chấp hành viên của nước ta vẫn còn nhiều bất cập, do đó cần có quy chế tuyển chọn các Chấp hành viên có đạo đức nghề nghiệp và đủ năng lực tham gia giải quyết các quyết định phá sản.
Thứ tư, tăng cường kỷ luật tài chắnh kế toán
Một trong những nguyên nhân làm suy giảm hiệu lực của luật phá sản và những quy định của nó trong thời gian qua là do những yếu kém trong việc thực hiện chế độ tài chắnh kế toán trong các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp không tuân theo những quy định về tài chắnh kế toán hiện hành, sổ sách kế toán còn sơ sài, thậm chắ có những doanh nghiệp không có sổ sách kế toán, dẫn đến công nợ không rõ rang, gian dối về chứng từ kế toán. Điều đó làm cho việc giải quyết phá sản gặp nhiều khó khăn. Do vậy, cần tăng cường những quy định về xử lý nghiêm khắc những vi phạm về kế toán thống kê. Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động, nhất là vấn đề tài chắnh kế toán để kịp thời phát hiện các doanh nghiệp khó khăn về tài chắnh để hỗ trợ và giúp các doanh nghiệp đề ra các biện pháp khắc phục khó khăn.
3.4.3.2 Ban hành các quy định hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động của DATC
Huỳnh Cát Tường (2008) cho rằng để giải quyết được cơ bản những khó khăn vướng mắc trong hoạt động xử lý nợ và tài sản tồn đọng thời gian vừa qua, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh hơn quá trình mua bán và xử lý nợ mang tắnh đột phá trong thời gian tới, Nhà nước và các bên liên quan cần giải quyết một số nội dung sau:
Thứ nhất, về lâu dài hoạt động mua bán, xử lý nợ và tài sản tồn đọng cần được xây dựng thành bộ luật riêng biệt nhằm tạo ra môi trường pháp lý chặt chẽ và nâng cao nãng lực hoạt động cho các bên trong quá trình xử lý nợ và tài sản. Trước mắt, các cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
hành lang pháp lý cho hoạt động mua bán xử lý nợ và tài sản tồn đọng bằng một hệ thống các cơ chế chắnh sách xử lý đầy đủ, đồng bộ và rõ ràng.
Cơ chế đó cần xác định rõ trách nhiệm của ban giám đốc doanh nghiệp trong việc xử lý nợ; có chế tài đủ mạnh nếu giám đốc doanh nghiệp không tự xử lý được nợ tồn đọng hay cố tình để công nợ tồn đọng dây dưa, kéo dài; bắt buộc doanh nghiệp phải xử lý nợ nếu không sẽ tiến hành giải thể, phá sản theo đúng quy định của pháp luật.
Trong đó, cơ chế xử lý nợ và tài sản tồn đọng cũng cần được tinh gọn trong thủ tục hành chắnh và thật sự hiệu quả trong khi thực hiện; cơ chế cần đảm bảo và trao cho các chủ nợ và nhất là Công ty Mua bán nợ các quyền đặc biệt hơn như quyền yêu cầu khách nợ và các bên có liên quan khác phải cung cấp thông tin về hoạt động, tài chắnh, nhân sự; quyền giám sát, phong tỏa tài khoản và kê biên phát mại tài sản đảm bảo nếu khách nợ cố tình không hợp tác thanh toán.
Hiện tại, Nhà nước cần sớm ban hành đồng bộ và hoàn thiện các cơ chế mua bán một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp; cơ cấu lại tài chắnh và hoạt động của doanh nghiệp; xử lý tài chắnh trong quá trình mua bán, cơ cấu, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu cả doanh nghiệp. Nhất là các cơ chế đối với các doanh nghiệp trong quá trình sắp xếp, chuyển đổi sở hữu hiện nay nếu không cổ phần hóa được cần phải giao lại cho Công ty Mua bán nợ tiến hành tái cơ cấu lại doanh nghiệp thông qua các giải pháp như giao, bán, khoán, cho thuê trước khi thực hiện việc giải thể hoặc phá sản.
Thứ hai, các doanh nghiệp nhà nước và Công ty Mua bán nợ cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và học tập nâng cao nhận thức về hoạt động mua bán, xử lý nợ và tài sản tồn đọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh; coi việc mua bán, xử lý nợ và tài sản là một hoạt động tái cơ cấu lại doanh nghiệp để nhằm củng cố năng lực tài chắnh trong quá trình hội nhập và phát triển.
Thứ ba, các doanh nghiệp cần có quyền độc lập tự chủ về tài chắnh và trong hoạt động; chịu trách nhiệm và chủ động tự xử lý các tồn tại về tài chắnh; phối hợp chặt chẽ với Công ty Mua bán nợ để trao đổi thông tin và cùng xây dựng, thống nhất phương án xử lý dứt điểm các khoản nợ và tài sản tồn đọng trên tinh
thần hợp tác cùng phát triển, đảm bảo đúng quy định và hướng dẫn của pháp luật.
Thứ tư, trong quá trình mua bán, xử lý nợ và tài sản tồn đọng các bên liên quan cần kết hợp và sử dụng linh hoạt, đồng bộ các công cụ về cơ chế chắnh sách, định giá.
Thứ năm, trong vai trò là một công cụ tài chắnh thắch hợp của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng của doanh nghiệp, Công ty Mua bán nợ cần đẩy mạnh các hoạt động nghiệp vụ và nhận được sự phối hợp, hỗ trợ đắc lực và hiệu quả hơn nữa của các cơ quan quản lý Nhà nước đặc biệt là các cơ quan tài chắnh, tư pháp và các cơ quan hành chắnh khác trong quá trình mua bán nợ và xử lý các tồn tại về tài chắnh doanh nghiệp để thúc đẩy mạnh hơn nữa quá trình sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo đúng mục tiêu Nhà nước đề ra.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Chương này đã bàn đến các giải pháp nâng cao khả năng dự báo và giải quyết hiệu quả tình trạng kiệt quệ tài chắnh của các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Biện pháp đầu tiên được đề xuất là sử dụng mô hình Z-Score để xét xem doanh nghiệp có đang ở trong tình trạng kiệt quệ tài chắnh hay không. Theo các nhà nghiên cứu phá sản trên thế giới thì mô hình Z-Score có khả năng dự đoán phá sản chắnh xác đến hai năm trước khi sự phá sản thực sự xảy ra. Tuy nhiên ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước đang phát triển khác, do lịch sử ngắn ngủi của thị trường tài chắnh, rất khó có được một hệ thống dữ liệu nhất quán và rõ ràng trong một thời gian dài. Vì vậy việc kiểm chứng lại sức mạnh thực sự của mô hình trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam chỉ có thể thực hiện được trong tương lai. Chương này cũng đã đề cập đến các giải pháp hỗ trợ khác về lâu dài để nâng cao hiệu quả của việc dự báo và giải quyết tình trạng kiệt quệ tài chắnh. Các giải pháp hỗ trợ được nêu gồm: (1) Nâng cao tắnh minh bạch và trách nhiệm của thông tin: Điều này giúp tăng cường khả năng giám sát của các thể chế bên ngoài đối với doanh nghiệp, qua đó có tác dụng ngăn ngừa những hành động không hợp lý của ban điều hành; (2) Phát triển hệ thống đánh giá, xếp hạng tắn nhiệm của doanh nghiệp Việt Nam. Theo bảng xếp hạng môi trường kinh doanh
năm 2008 của WB và IFC công bố, ở tiêu chắ 5, vay vốn, các tổ chức trên đánh giá: ".. .hiện nay ở Việt Nam, thông tin về độ tin cậy tắn dụng của cá nhân cũng như công ty không được chia sẻ và các tổ chức đăng ký thông tin tắn dụng tư nhân chưa phát triển. Nếu không có các dữ liệu về độ tin cậy tắn dụng, ngân hàng sẽ rất e ngại việc cho vay, và vì thế việc tiếp cận tắn dụng sẽ bị hạn chế...". Như vậy có thể thấy việc triển khai công bố các báo cáo xếp hạng tắn nhiệm doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ giúp nhiều cho sự phát triển của thị trường tắn dụng và giảm chi phắ cùng với rủi ro cho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường Việt Nam. Thông qua hệ thống này việc dự báo khả năng kiệt quệ tài chắnh sẽ dễ dàng hơn. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia thì với hiện trạng cơ sở dữ liệu cũng như tình hình thực tế các doanh nghiệp hiện nay của Việt Nam, mô hình đánh giá của Standard & Poors, Moodys là phù hợp nhất; (3) Hoàn thiện Luật Phá sản và các văn bản có liên quan. Các đề xuất cho phần này là cần tăng cường các giải pháp nâng cao tắnh khả thi của Luật Phá sản thông qua các quy định xử lý người đứng đầu các doanh nghiệp nhà nước và quy trình, trách nhiệm của cấp chủ quản trong việc chấp thuận phá sản đối với các doanh nghiệp nhà nước bị kiệt quệ tài chắnh không thể phục hồi. cần phải đơn giản hóa, rút ngắn thời gian xử lý một vụ phá sản. Nâng cao giá trị thu hồi thực tế. Để làm được việc này cần phải tiếp tục cải cách hành chắnh, bổ sung các hướng dẫn cần thiết cũng như cần sự vận hành hiệu quả của một thị trường thứ cấp cho việc thanh lý các tài sản của các doanh nghiệp bị kiệt quệ tài chắnh đến mức phải xử lý phá sản. Ngoài ra cần sớm ban hành quy định hướng dẫn thủ tục phá sản cho một loại hình doanh nghiệp đặc thù là các TCTD, vốn rất nhạy cảm với lòng tin; (4) Ban hành các quy định hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động của DATC, một định chế chuyên về mua bán, xử lý nợ tồn đọng. Trong đó quan trọng nhất là về lâu dài hoạt động mua bán, xử lý nợ và tài sản tồn đọng cần được xây dựng thành bộ luật riêng biệt nhằm tạo ra môi trường pháp lý chặt chẽ và nâng cao năng lực hoạt động cho các bên trong quá trình xử lý nợ và tài sản.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở vận dụng, tổng hợp các nguồn nghiên cứu. Luận văn đã:
1. Đưa ra được một mô hình phân tắch định lượng có khả năng dự báo kiệt quệ tài chắnh doanh nghiệp. Mô hình đơn giản, dễ sử dụng và khá chắnh xác.
2. Hệ thống các đặc điểm về kiệt quệ tài chắnh và các giải pháp đối phó ở một số nước trên thế giới.
3. Luận văn đã có những phân tắch xác thực về đặc thù kinh tế Việt Nam với vấn đề kiệt quệ tài chắnh, đặc biệt nêu rõ ảnh hưởng của các yếu tố thể chế đến hành vi của doanh nghiệp trong khi giải quyết kiệt quệ tài chắnh. Nêu rõ những khó khăn cản trở cho việc dự báo và giải quyết kiệt quệ tài chắnh ở Việt Nam.
4. Luận văn cũng mạnh dạn đề nghị áp dụng mô hình Z-Score để dự báo khả năng phá sản doanh nghiệp Việt Nam, nghiên cứu trường hợp tập đoàn Mai Linh và 233 doanh nghiệp sản xuất được niêm yết trên sàn chứng khoán.
5. Luận văn cũng đề ra được các chắnh sách vĩ mô thắch hợp nhằm hỗ trợ cho quá trình dự báo và giải quyết kiệt quệ tài chắnh.
Tuy nhiên, như đã đề cập, do hạn chế về dữ liệu nên chúng tôi chưa thể tiến hành khảo sát nghiêm ngặt sức mạnh của mô hình đối với điều kiện Việt Nam. Một cách lý tưởng, đi theo cách thiết lập của mô hình Z-Score, ta có thể chọn một cõ sở dữ liệu hợp lý, dùng phương pháp phân tắch đa biệt thức và kỹ thuật thống kê, xác định lại các hệ số và các biến tối ưu của phương trình Z tương thắch với thị trường Việt Nam. Đây sẽ là một hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. PSG.TS. Trần Ngọc Thơ ỜPSG.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang- PSG.TS Phan Thị Bắch Nguyệt- TS.Nguyễn thị Liên Hoa- TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên, 2007, ỘTài Chắnh Doanh nghiệp hiện đạiỢ, NXB thống kê
2. TS.Nguyễn thị Ngọc Trang- TS.Nguyễn Thị Liên Hoa, 2008, ỘPhân Tắch tài chắnhỢ, NXB lao động- xã hội.
3. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2007, ỘQuản trị rủi ro tài chắnhỢ, NXB thống kê.
4. TS.Đinh thế Hiển, 2008, ỘPhương Pháp đánh giá năng lực Doanh nghiệpỢ, chuyên đề hội thảo.
5. TS.Nguyễn Đình Cung, 2012, ỘKhó khăn của doanh nghiệp: Vấn đề và giải phápỢ, Báo điện tử Ủy ban kinh tế Quốc hội.
6. Minh Đức, 2013, Ộ5 năm sau cơn lũ khủng hoảng: nước ở Việt Nam rút chậm hơnỢ.báo điện tử Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 11/09/2013
7. PGS.TS Dương Đăng Huệ &Ctg 2008,Ộ Thực trạng pháp luật về phá sản và việc hoàn thiện môi trường pháp luật kinh doanhỢ, luận văn thạc sĩ luật, Trường Đại học Luật TpHCM.
8. PGS.TS Trần Hoàng Ngân, 2012, ỘNguyên nhân làm phát sinh những khó khăn đối với doanh nghiệpỢ, thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 1878, ngày 18/12/2012.
9. Luật phá sản 2004.
10. Huỳnh Cát Tường, 2008, ỘKhánh kiệt tài chắnh và ứng dụng mô hình Z- Score trong dự báo khánh kiệt tài chắnhỢ, luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đai học Kinh tế TpHCM.
11. Huỳnh Công Minh, 2012, ỘVay nợ của các doanh nghiệp Việt Nam và vấn đề kiệt quệ về tài chắnhỢ, luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TpHCM.
Tiếng Anh
12. E. Altman, 2000,Ộ Predicting financial dictress of companies: revisiting the Z-Score and Zeta ModelsỢ.
13. E.Altman, 1997, ỘThe Z-score bankruptcy model: Pass, Present, and FutureỢ.
14. E.Altman, 1993, ỘGorphorate Finance distress and bankruptcyỢ 15. Vineet Agarwal- Cranfield School of Management, Richard J.Taffer- The Management School, University of Edinburgh (2005). Ộ Twenty-five year of Z-Score in the UK: do they really work?Ợ
16. Dr. Kay M.Poston, Dr. W.Ken Harmon, Dr.Jeffrey D.Gramlich. ỘA test of financial ratios as predictors of turnaround versus failure among financially distressed firmsỢ
17. June Li ỘPrediction of Corporate Bankruptcy from 2008 through 2011Ợ
Các trang web tham khảo:
- Trang thông tin điện tử vnex press: www.vnex.net; - Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam: www.dddn.com.vn;
- Trang thông tin thị trường tài chắnh: www.thitruongtaichinh.vn; - Trang thông tin kinh tế: www.vneconom
- Trang thông tin thị trường tài chắnh: www.cafef.vn; - Trang thông tin cơ sở dữ liệu: www.saga.vn
- Trang Thông tin chứng khoán: www.cophieu68.com; - Tổng cục thống kê Việt nam: www.gso.gov.vn
- Bộ kế hoạch và đầu tư: www.mpi.gov.vn
- Cục tài chắnh doanh nghiệp bộ tài chắnh: www.mof.gov.vn
PHỤ LỤC 1: BCTC CÔNG TY MAI LINH 2007-2011
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT MAI LINH NĂM 2007 - 2011
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Average
Tài sản dài hạn
Tài sản cố định hữu hình
Nguyên giá 1,048,349 2,155,874 2,821,470 3,081,477 3,617,771 2,544,988 Khấu hao lũy kế (127,641) (319,927) (532,792) (701,594) (963,926) (529,044) Giá trị còn lại 920,708 1,835,947 2,228,678 2,379,883 2,654,507 2,015,945
0.75 0.736 0.731 0.717
Tài sản cho thuê cố định 3,285,791 3,952,092 3,937,963 4,291,526