Nguyên nhân và thực trạng dẫn đến phá sản tại các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG mô HÌNH z SCORE TRONG dự báo KIỆT QUỆ tài CHÍNH CHO các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NGHIÊN cứu TRƯỜNG hợp tập đoàn MAI LINH (Trang 48)

vấn đề luôn được các nhà quản trị doanh nghiệp dễ dàng chấp nhận.

2.1.3 Nguyên nhân và thực trạng dẫn đến phá sản tại các doanh nghiệp Việt Nam Việt Nam

Nguyễn Đình Cung (2012) cho rằng có các nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp phá sản như sau:

2.1.3.1 Doanh nghiệp gặp khó khăn toàn diện

Giảm cầu trong nước là khó khăn đầu tiên, phổ biến đối với phần đối với hơn 2/3 số doanh nghiệp; tiếp đến là 53.6% số doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận vốn; 49,2% gặp khó khăn trong việc mua nguyên liệu đầu vào; những bất ổn vĩ mô đã gây khó khăn cho 23,6% số doanh nghiệp; nhu cầu thị trường nước ngoài suy giảm gây khó khăn cho 1 0 % số doanh nghiệp; khoảng 12% số doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động.

Hình 2.14 Những khó khăn chủ yếu đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Nhìn chung, tất cả các doanh nghiệp đều gặp phải khó khăn nói trên, nhưng mức độ của từng loại khó khăn đối với các thành phần kinh tế khác nhau là không giống nhau. Khoảng 1/2 số doanh nghiệp FDI gặp khó khăn do giảm cầu trong

nước, thì giảm cầu trong nước đã làm cho gần 70% số doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong kinh doanh. Ngược lại, giảm cầu ở thị trường nước ngoài đã gây khó khăn cho gần 54% số doanh nghiệp FDI gặp khó khăn, thì con số này đối với doanh nghiệp nhà nước là 22,2% và doanh nghiệp ngoài nhà nước là 7,5%. Điều này phần nào chứng tỏ đại bộ phận doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp tư nhân trong nước, chủ yếu hoạt động trên thị trường nội địa, chỉ một số không nhiều có xuất khẩu hoặc giao dịch với thị trường nước ngoài. Chỉ 22% số doanh nghiệp FDI gặp khó khăn trong tiếp cận vốn, trong khi đó có tới gần 53% số doanh nghiệp nhà nước và 56% số doanh nghiệp tư nhân trong nước gặp phải khó khăn này. Hơn 58% số doanh nghiệp nhà nước gặp khó khăn trong mua nguyên liệu, trong khi đó con số này đối với doanh nghiệp tư nhân trong nước và FDI khoảng 49%. số doanh nghiệp nhà nước gặp khó khăn trong bất ổn kinh tế vĩ mô (hơn 33%), cao hơn khá nhiều so với doanh nghiệp tư nhân trong nước (khoảng 24%) và doanh nghiệp FDI (khoảng 20%). Gần 27% số doanh nghiệp FDI gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động; và con số này đối với doanh nghiệp nhà nước là 14% và doanh nghiệp tư nhân trong nước khoảng 11%.

Hình 2.15 Khó khăn đối với doanh nghiệp theo thành phần kinh tế

2.1.3.2 Những rào cản trong tiếp cận vốn

Tiếp cận vốn đang là rào cản phổ biến, được nhắc đến hàng ngày trong suốt mấy năm qua. Trên thực tế, hơn 42% số doanh nghiệp không vay vốn trong hoạt động kinh doanh. Nói cách khác, số doanh nghiệp này chỉ dựa vào vốn tự có của mình để kinh doanh và không vay mượn của bất kỳ ai. Trong số 58% số doanh nghiệp có vay vốn từ người khác, thì hơn 58% trong số họ có vay vốn từ ngân hàng thương mại nhà nước, gần 30% có vay vốn từ ngân hàng thương mại cổ phần, gần 39% có vay vốn từ bạn bè, người thân và 5,5% có vay vốn từ các ngân hàng FDI.

Có khá nhiều rào cản đối với doanh nghiệp trong tiếp cận vốn vay ngân hàng. Đầu tiên và lớn nhất là lãi suất cao; gần 40% số doanh nghiệp gặp phải rào cản này. Tiếp sau là thủ tục phiền hà (28,5%), không có thế chấp (gần 19%), phải trả thêm phụ phắ (gần 10%) và cuối cùng là không có vốn đối ứng (khoảng 7%).

Hình 2.16 Những rào cản tiếp cận nguồn vốn

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Về thành phần kinh tế, điều đáng lưu ý là có đến 62% số doanh nghiệp FDI không có nhu cầu vay vốn. Như vậy, phần lớn các doanh nghiệp FDI không bị ảnh hưởng bởi lãi suất và chi phắ vay vốn cao. Đó thực sự là một lợi thế trong vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp FDI so với các doanh nghiệp trong nước. Và kết quả điều tra cũng cho thấy tỷ lệ số doanh nghiệp trong nước gặp

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 không có nhu cầu vay thủtục phiền hà lãi suất cao có vốn không đối ứng phải trả thêm phụphắ không có thếchấp được từ vay nguồn khác 46.2 28.5 39.9 7.3 9.6 18.7 15.6

khó khăn do lãi suất cao gần gấp đôi so với doanh nghiệp FDI. Điều đáng lưu ý là thủ tục phiền hà, phức tạp gây khó khăn cho 30,5% số doanh nghiệp tư nhân trong nước, trong khi đó, con số này đối với doanh nghiệp nhà nước là hơn 19% và doanh nghiệp FDI là khoảng 17%.

Về lãi suất tắn dụng, kết quả điều tra của Tổng cục thống kê cho thấy phần lớn doanh nghiệp đang vay vốn với lãi suất rất cao, 78,5% số doanh nghiệp đã phải trả mức lãi suất từ 16% trở lên; hơn một nửa số doanh nghiệp phải trả mức lãi suất từ 18% trở lên. Tuy vậy, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, số tắn dụng mà doanh nghiệp vay và trả mức lãi suất trên 15% năm đã liên tục giảm trong mấy tuần gần đây, và đến ngày 20.8.2012 đã xuống mức còn 29%.

Hình 2.17 Sơ đồ mức lãi suất tắn dụng đối với doanh nghiệp

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

2.1.3.3 Mức độ khó khăn theo ngành kinh tế

Có thể nói, các khó khăn nói trên đều xuất hiện ở tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Tuy vậy, quy mô và mức độ của từng loại khó khăn ở các ngành khác nhau là không giống nhau. Có thể nói, khó khăn trong tiếp cận là khá phổ biến đối với các doanh nghiệp xây dựng (hơn 67%), tiếp đến là khai khoáng (hơn 64%), các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ (hơn 55%), các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, vận tải (gần 50%), các doanh nghiệp chế tạo và doanh nghiệp trong lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp (khoảng 46%).

Hình 2.18 Khó tiếp vốn theo ngành

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Trên thực tế, cho đến tháng 4 năm 2012, tắn dụng cho nhiều ngành kinh tế đã sụt giảm mạnh so với tháng 12/2011. Cụ thể là, tắn dụng cho ngành vui chơi, giải trắ giảm đến gần 71%, cho dịch vụ khoa học, công nghệ giảm hơn 45%, cho xây dựng giảm gần 1,5%, cho dịch vụ nhà hàng, khách sạn giảm gần 2%, cho nông nghiệp, nông thôn giảm hơn 0,5% v.v...

Hình 2.19Mức tăng tắn dụng theo ngành đến ngày 15 tháng 4 năm 2012

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Nhu cầu nội địa giảm đã tác động hết sức mạnh đến các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ (gần 74%), kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn (hơn 75%), vận tải, kho bãi (hơn 66%); tiếp đến là các doanh nghiệp chế tạo, chế tác và thông tin, truyền thông (khoảng 62%); 36% số doanh nghiệp trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp cũng gặp khó khăn do nhu cầu nội địa giảm.

Hình 2.20 Nhu cầu nội địa giảm theo ngành

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Như trên đã trình bày, các doanh nghiệp Việt Nam bị tác động không nhiều bởi giảm nhu cầu bên ngoài so với những yếu tố khác. Doanh nghiệp trong ngành thông tin và truyền thông bị tác động nhiều nhất (gần 29% số doanh nghiệp); tiếp đến là ngành chế tác, chế tạo (gần 25%), khách sạn, nhà hàng (gần 21%). Ngành nông nghiệp bị tác động không đáng kể bởi sự giảm sút nhu cầu từ bên ngoài. Các ngành bán buôn, bán lẻ, xây dựng cũng không bị tác động nhiều bởi giảm sút nhu cầu bên ngoài.

Hình 2.21 Tác động của giảm cầu bên ngoài (đơn vị: %)

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Các doanh nghiệp cũng gặp phải khó khăn trong mua nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh. Có đến hơn 58% số doanh nghiệp chế tác, chế tạo gặp khó khăn trong việc mua nguyên liệu đầu vào; tiếp đó là doanh nghịêp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Điều đáng nói ở đây là các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn không gặp nhiều khó khăn về tiêu thụ, nhưng lại gặp khó khăn nhiều về thu mua nguyên liệu đầu vào. Nhìn chung, tỷ lệ số doanh nghiệp gặp khó khăn về thu mua nguyên liệu đầu vào ở các ngành c n lại về cơ bản là tương tự nhau (dịch vụ kho bãi 51%, bán buôn, bán lẻ khoảng 48%, xây dựng hơn 46%, khai khoáng và sản xuất, phân phối nước, xử lý nước thải gần 43% v.v...).

Hình 2.22 Tác động của khó mua nguyên liệu

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Việc tuyển dụng lao động hiện chưa phải là khó khăn đối với hầu hết các doanh nghiệp. Chỉ hơn 21% số doanh nghiệp trong ngành thông tin, truyền thông gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động, tiếp đến là các doanh nghiệp chế tác (hơn 20%), các ngành nông nghiệp, nông thôn, khai khoáng v.v... khoảng 14%. Điều đáng nói là có đến 19% số doanh nghiệp trong ngành nhà hàng, khách sạn gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động, tương đương ngành chế tạo, chế tác.

Hình 2.23 Tác động của khó tuyển lao động

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

2.1.3.4 Nguyên nhân làm phát sinh những khó khăn đối với doanh nghiệp

Theo Trần Hoàng Ngân (2012) thì có nhiều nguyên nhân gây nên khó khăn đối với doanh nghiệp nước ta. Về khách quan bên ngoài, có thể nói, kinh tế thế giới phục hồi chưa mạnh mẽ và vững chắc; các dự đoán và dự báo về kinh tế thế giới năm 2012 càng về sau càng bi quan hơn, và trên thực tế, kinh tế thế giới có suy giảm hơn so với năm 2011. Sự suy giảm về tăng trưởng và xuất khẩu xảy ra hầu như ở tất cả các quốc gia, các khu vực. Khủng hoảng nợ công châu Âu có vẻ như chưa có giải pháp; kinh tế khu vực này đang ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Tuy vậy, nguyên nhân chủ yếu vẫn là nội tại. về các nguyên nhân nội tại, có thể phân biệt nguyên nhân tổng thể và nguyên nhân cụ thể trực tiếp. về nguyên nhân cụ thể trực tiếp, thì thực trạng kinh tế và những khó khăn hiện nay của doanh nghiệp ở một mức độ đáng kể là hệ quả của các chắnh sách kiểm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô được áp dụng từ đầu năm 2012. Các giải pháp đó là: cắt giảm đầu tư công, bố trắ lại vốn đầu tư công theo hướng tập trung hơn, trọng điểm hơn, ưu tiên bố trắ vốn cho những công trình dự kiến hoàn thành

trong năm 2012 và 2013; cắt giảm và khống chế hạn mức tăng trưởng tắn dụng, mức tăng tổng phương tiện thanh toán đối với nền kinh tế nói chung và một số ngành "phi sản xuất" nói riêng. Hàng nghìn dự án đầu tư công đã bị đình hoãn; mức tăng tắn dụng đã giảm từ hơn 30% trong nhiều năm trước 2011 đã giảm xuống còn 14% năm 2012; và 8 tháng đầu năm 2012, tắn dụng chỉ tăng 1,2% so với cuối tháng 12 năm 2011. Cũng tương tự như vậy đối với tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế. Lãi suất cao, nợ xấu gia tăng, thanh khoản yếu v.v... cũng là những hệ quả của những chắnh sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô kết hợp với những yếu kém, hay lệch lạc của cơ cấu kinh tế về nguyên nhân tổng thể và gián tiếp, cũng có một số nguyên nhân.

Đó trước hết là nền kinh tế đang bước vào thời kỳ chuyển đổi và tái cơ cấu. Những yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng đã dần đến tận khai; và không thể tiếp tục duy trì cách thức tăng trưởng nhờ vào mở rộng và gia tăng số lượng các nhân tố sản xuất như trước. Nói cách khác, tại điểm bước ngoặc hay giao thời này, các điều kiện kinh doanh bên ngoài sẽ thay đổi, và có tác động không thuận đến các doanh nghiệp hiện có.

Trong khi nền kinh tế ở vào bước ngoặc của quá trình chuyển đổi, những chắnh sách phát triển và điều hành kinh tế không được thay đổi tương ứng. Thay vì thực hiện các chắnh sách điều chỉnh cơ cấu, thay đổi động lực tăng trưởng ở vi mô, thì các chắnh sách kắch thắch kinh tế vĩ mô lại được ưu tiên áp dụng. Vì vậy, tăng trưởng tắn dụng, tăng trưởng M2 và đầu tư luôn ở mức cao và đạt kỷ lục vào năm 2007, tạo ra những dòng vốn dễ dãi, tạo nên bong bóng thị trường vào trong suốt thời gian khá dài.

Hình 2.24 Tăng trƣởng tắn dụng và M2 giai đoạn 2001-2012 Năm 2007: Khởi đầu cho thời kỳ suy giảm

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Chắnh những chắnh sách hỗ trợ tăng trưởng theo mô hình cũ trong giai đoạn 2006-2007 là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp dẫn tới lạm phát cao và bất ổn vĩ mô của những năm tiếp theo. Nền kinh tế tăng trưởng nóng và mức cầu ảo từ "bong bóng thị trường" đã thúc đẩy và lôi kéo doanh nghiệp "chạy theo" và "ăn theo" những chắnh sách kắch thắch kinh tế của thời kỳ đó, nhất là trong ngành bất động sản và các ngành có liên quan. Nói cách khác, tiêu dùng và đầu tư thiếu thận trọng và quá mức thu nhập thực của nền kinh tế đã dẫn đến sai lệch về phân bố nguồn lực trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế và ở cả từng doanh nghiệp. Một nguồn đầu tư và cung khổng lồ đã bị dẫn dắt bởi lực cầu ảo. Nay cầu suy giảm, trở về mức thực tế của nó, đã tạo nên sự chênh lệch lớn giữa cung-cầu (chênh lệc về quy mô, về loại sản phẩm và giá cả); và nguồn cung đó thực sự không phù hợp với nhu cầu xã hội và còn yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Chắnh sự đầu tư thái quá, thiếu tầm nhìn, thiếu nền tảng và thiếu thận trọng nhằm tìm kiếm địa tô của một bộ phận doanh nghiệp cũng là một trong các nguyên nhân làm nên khó khăn hoặc gia tăng mức độ khó khăn hôm nay của doanh nghiệp.

Hình 2.25 Tăng trƣởng đầu tƣ xã hội giai đoạn 2000 - 2012

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Xét hai nhóm nguyên nhân nói trên, thì nguyên nhân tổng thể và gián tiếp là các nguyên nhân cơ bản. Những khó khăn trước mắt hiện nay của các doanh nghiệp là hệ quả hay cái giá phải trả để khôi phục lại và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô; là bước đi đầu tiên không thể thiếu để thay đổi lại hệ thống động lực sai lệch trong phân bố và sử dụng nguồn lực xã hội.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG mô HÌNH z SCORE TRONG dự báo KIỆT QUỆ tài CHÍNH CHO các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NGHIÊN cứu TRƯỜNG hợp tập đoàn MAI LINH (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)