Đặc điểm xét nghiệm nước tiểu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG THẬN Ở BỆNH NHÂN SỐC GIẢM THỂ TÍCH TUẦN HOÀN DO CHẤN THƯƠNG (Trang 77)

- Phương pháp tiến hành lấy nước tiểu xét nghiệm:

4.2.4. Đặc điểm xét nghiệm nước tiểu

Bảng 3.14 cho thấy tỷ trọng trung bình của nước tiểu ở cả hai nhóm đều nằm trong giới hạn bình thường (tỷ trọng nước tiểu: 1,005 - 1,030) . Ở nhóm suy thận cấp tỷ trọng nước tiểu thấp nhất là 1,006 ± 0,001 và cao nhất là 1,018 ± 0,024 còn ở nhóm không suy thận thì tỷ trọng nước tiểu cao nhất là

1,017 ± 0,005 và thấp nhất là 1,012 ± 0,005. Tuy nhiên sự khác biệt về tỷ trọng nước tiểu giữa hai nhóm ở các ngày điều trị hầu hết là không có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 chỉ duy nhất ngày điều trị thứ 6 sự khác biệt tỷ trọng nước tiểu của hai nhóm là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 3.13 cho thấy tỷ trọng nước tiểu nhóm không suy thận là khá ổn định qua các ngày điều trị. Ở nhóm suy thận cấp tỷ trọng nước tiểu khá thay dổi có xu hướng giảm dần rồi phục hồi trở lại trong giới hạn bình thường. Điều này cũng khá phù hợp với sự thay đổi số lượng nước tiểu theo hướng tỷ lệ nghịch.

Bảng 3.13 cho thấy chỉ số pH nước tiểu của cả hai nhóm đều ở trong giới hạn bình thường, ở nhóm suy thận cấp pH nước tiểu cao nhất 6,7 ± 0,59 và thấp nhất là 6,0 ± 0,32 còn ở nhóm không suy thận thì pH nước tiểu cao nhất là 6,18 ± 0,4 và thấp nhất là 5,86 ± 0,42. Tuy nhiên sự khác biệt chỉ số pH nước tiểu ở hai nhóm là không được rõ ràng, sự khác biệt ở các thời điểm khi vào viện và các ngày điều trị thứ nhất, thứ năm, bảy và chín là không có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả cũng cho thấy chỉ số pH nước tiểu nhóm suy thận có xu thế tăng cao hơn nhóm không suy thận rồi giảm dần về bình thường, nhất là trong các ngày điều trị thứ hai, ba, bốn là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 trong khi chỉ số này ở nhóm không suy thận khá ổn định. Chỉ số pH nước tiểu ở nhóm suy thận cấp có xu hướng tăng cao có thể do biện pháp điều trị kiềm hóa nước tiểu nhất là khi có nguy cơ tiêu cơ vân (pH nước tiểu > 6,5) vì tình trạng nước tiểu toan tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành ferrihemate từ myoglobin có khả năng gây độc và tắc ống thận, làm giảm khả năng đào thải các acid yếu như barbiturat do làm tăng quá trình tái hấp thu ở ống thận, tạo điều kiện cho quá trình hình thành trụ ở ống thận , , .

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG THẬN Ở BỆNH NHÂN SỐC GIẢM THỂ TÍCH TUẦN HOÀN DO CHẤN THƯƠNG (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w