Giai đoạn thiểu niệu vô niệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG THẬN Ở BỆNH NHÂN SỐC GIẢM THỂ TÍCH TUẦN HOÀN DO CHẤN THƯƠNG (Trang 28)

Giai đoạn toàn phát có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần tuỳ nguyên nhân (trung bình 2 tuần).

- Lượng nước tiểu 24 giờ: từ 500 xuống 50ml tuỳ trường hợp. Vô niệu hoàn toàn và kéo dài có thể do sỏi.

- Nitơ phi protein máu tăng cao dần.

Ure tăng càng nhanh thì bệnh càng nặng. Ure máu tăng quá 50mg/dl mỗi ngày thì tiên lượng xấu, phải lọc máu ngoài thận. Ure tăng cao còn phụ thuộc chế độ ăn, ổ hoại tử, nhiễm khuẩn…

Creatinin phản ánh chức năng thận chính xác hơn do được lọc qua cầu thận ra nước tiểu, không bị tái hấp thu và bài tiết ở ống thận không đáng kể, mức lọc cầu thận càng giảm thì creatinin máu càng tăng cao.

- Rối loạn nước, điện giải, toan kiềm.

+ Phù: nếu bệnh nhân thiểu niệu, vô niệu mà bù nhiều nước dễ gây phù toàn thân, phù phổi cấp, natri máu giảm gọi là “ ngộ độc nước ”.

+ Kali máu tăng dần: dễ gây tử vong do ngừng tim. Ở bệnh nhân có chấn thương nặng, tụ máu, ổ hoại tử…có thể tăng 1mmol/l/ngày. Kali máu tăng càng nhanh thì bệnh càng nặng. Khi kali máu tăng > 5,5mmol/lít bắt đầu có

thay đổi điện tim. Sóng T cao nhọn, đối xứng nhất là ở các chuyển đạo trước tim, T > 2/3 R từ V1- V5, QR dãn rộng, PR kéo dài. Kali > 6 mmol/l có thể rung thất, nhịp thất, ngừng tim.

+ Natri và canxi máu: thường giảm, canxi máu giảm sẽ có nguy cơ tăng kali máu.

+ Toan máu: pH giảm, kiềm dư giảm, khoảng trống anion tăng. Bệnh nhân rối loạn nhịp thở: thở nhanh sâu, nhịp thở Kussmaul. - Tim mạch: khi kali máu tăng gây rối loạn nhịp, ngừng tim.

Huyết áp tăng vừa. Nếu tăng cao có thể STC do viêm cầu thận hoặc tăng huyết áp ác tính gây STC (khi huyết áp tâm trương > 130 mmHg).

-Thiếu máu: sớm nhưng không nặng, Hematocrit thường giảm còn 30% ở tuần thứ 2.

- Hội chứng urê máu cao: khó thở, buồn nôn, nôn, xuất huyết, co giật, hôn mê…

Bảng 1.2. Phân biệt STC chức năng với STC thực thể có hoại tử ống thận cấp

Chỉ số theo dõi Suy thận cấp chức năng (STC trước thận)

Suy thận cấp thực thể (hoại tử ống thận cấp)

- Natri niệu (mmol/l) - Na/K niệu

- Phân số thải natri (%) - Áp lực thẩm thấu niệu (mosm/kg H2O)

-Thẩm thấu niệu/thẩm thấu máu

- Ure niệu/ Ure máu - Crea niệu/Crea máu

< 20 < 1 < 1 > 400 > 1 > 10 > 30 > 40 > 1 > 1 < 400 < 1 < 10 < 20

Chẩn đoán phân biệt với đợt cấp của suy thận mạn: có thiểu niệu, vô niệu, tiền sử có bệnh thận trước đó, thiếu máu nặng, ure, creatinin máu tăng từ trước, kích thước hai thận teo nhỏ hoặc không đều.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG THẬN Ở BỆNH NHÂN SỐC GIẢM THỂ TÍCH TUẦN HOÀN DO CHẤN THƯƠNG (Trang 28)