Nguyên nhân chấn thương

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG THẬN Ở BỆNH NHÂN SỐC GIẢM THỂ TÍCH TUẦN HOÀN DO CHẤN THƯƠNG (Trang 71)

- Phương pháp tiến hành lấy nước tiểu xét nghiệm:

4.1.2.Nguyên nhân chấn thương

Trong nghiên cứu của chúng tôi thì các nguyên nhân chấn thương là do tai nạn giao thông chiếm 77,1%; tai nạn lao động chiếm 2,9% và tai nạn sinh hoạt chiếm 20% (bảng 3.3). Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Trường Giang nguyên nhân đa chấn thương vào Bệnh viện 103 từ 2001 - 2006 do tai nạn giao thông là 80,8% .

4.1.3. Thời gian điều trị

Bảng 3.3 cho thấy ngày điều trị trung bình của nhóm suy thận là 15,08 ± 4,34 ngày cao hơn hẳn nhóm không suy thận là 10,26 ± 1,51 ngày, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Ở nghiên cứu của Nguyễn Nhật Hoan thì số ngày điều trị của nhóm bệnh nhân suy thận cấp do chấn thương là 13,24 ± 6,56 ngày tại bệnh viện Việt Đức . Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa ngày điều trị trung bình với mức độ nặng của tổn thương cũng như tỷ lệ tử vong , cũng như tình trạng rối loạn chức năng thận làm kéo dài thêm thời gian điều trị tích cực cho bệnh nhân, làm tăng chi phí điều trị .

4.2. Diễn biến chức năng thận

4.2.1. Tỷ lệ suy thận cấp

Nhóm bệnh nhân nghiên cứu gồm 35 bệnh nhân nhập viện vì sốc giảm khối lượng tuần hoàn do chấn thương trong đó có 12 bệnh nhân bị suy thận cấp và 76 bệnh nhân không suy thận cấp chiếm tỷ lệ tương ứng là 34,3% và 65,7%. Như vậy suy thận cấp thường gặp trong sốc giảm thể tích tuần hoàn do chấn thương (biểu đồ 3.2), kết quả của chúng tôi gần tương tự như tác giả Nguyễn Nhật Hoan tại bệnh viện Việt Đức năm 2007 . Theo tác giả G.Vivino có 31% bệnh nhân chấn thương có suy thận cấp . Tuy nhiên thời gian, điều kiện cấp cứu cũng như cỡ mẫu nghiên cứu là khác nhau.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG THẬN Ở BỆNH NHÂN SỐC GIẢM THỂ TÍCH TUẦN HOÀN DO CHẤN THƯƠNG (Trang 71)