Đánh giá trên xét nghiệm khí máu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG THẬN Ở BỆNH NHÂN SỐC GIẢM THỂ TÍCH TUẦN HOÀN DO CHẤN THƯƠNG (Trang 41)

- Phương pháp tiến hành lấy nước tiểu xét nghiệm:

2.2.3.5.Đánh giá trên xét nghiệm khí máu

- Phương pháp tiến hành xét nghiệm:

Bệnh nhân được lấy khoảng 0,5 - 1ml máu động mạch vào bơm tiêm loại 1 ml đã tráng sẵn bơm bằng heparin 5000 UI/ml. Mẫu máu xét nghiệm sau khi lấy được chuyển đi làm xét nghiệm ngay tại Khoa sinh hóa bệnh viện tỉnh Sơn La. Các mẫu máu nghiên cứu được lấy tại thời điểm bệnh nhân được chẩn đoán sốc giảm thể tích tuần hoàn do chấn thương và sau mỗi ngày điều trị.

- Phương tiện sử dụng:

Xét nghiệm khí máu bằng máy phân tích khí máu tự động Eschweiler Combi Line - Đức tại Khoa sinh hóa - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La.

Hình 2.3. Máy xét nghiệm khí máu Combi Line - Hãng Eschweiler - Đức

- Các thông số cần theo dõi: chỉ số pH máu, HCO3¯ thực tế

+ pH máu được điều hòa thông qua ba cơ chế hệ thống đệm, hệ hô hấp và hệ thống thận. Thận điều hòa pH máu thông qua vai trò bài tiết hay giữ lại H+, bicarbonat (HCO3¯), Na+, K+ và Cl¯. Khác với phổi thận sẽ tham gia vào điều hòa thăng bằng kiềm toan cho tới khi pH máu trở về giới hạn bình thường (bù trừ hoàn toàn) hoặc tới khi tình trạng toan kiềm tồi đi.

+ Bicarbonat (HCO3¯) được thận bài tiết ra hay giữ lại thông qua đó cùng với acid cacbonic giúp cơ thể điều hòa pH máu .

- Nhận định và đánh giá kết quả :

+ pH máu bình thường: 7,35 - 7,45

pH máu < 7,35 là nhiễm acid máu hay toan hóa. pH máu > 7,45 là nhiễm kiềm máu hay kiềm hóa. + Bicarbonat (HCO3¯) bình thường: 22 -26 mmol/l

HCO3¯ < 22 mmol/l được coi là nhiễm toan máu. HCO3¯ > 26 mmol/l được coi là nhiễm kiềm máu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG THẬN Ở BỆNH NHÂN SỐC GIẢM THỂ TÍCH TUẦN HOÀN DO CHẤN THƯƠNG (Trang 41)