Các giải pháp đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG hóa SONG PHƯƠNG lào VIỆT từ NAY đến 2020 (Trang 103)

6. Bốc ục của luận văn

3.2.4 Các giải pháp đối với doanh nghiệp

Hoàn thiện hệ thống chính sách, hệ thống tổ chức quản lý, điều hành kinh doanh cũng như tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại cho khu vực cửa khẩu là để tạo nên một môi trường và điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh hoạt động thương mại hàng hóa qua cửa khẩu biên giới Lào - Việt Nam. Nhưng hoạt động thương mại hàng hóa Lào và Việt Nam có phát triển được hay không phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp-những người thực thi các hoạt động này. Do đó đưa ra một giải

pháp nhằm nâng cao năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Lào và Việt Nam trong thời gian tới. Một số giải pháp đó là:

* Xây dựng chiến lược kinh doanh đến năm 2015

Như phần thực trạng đã trình bày, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Lào - Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh có tính “tình huống”, “thương vụ”, “chụp giật” mà ít có tầm nhìn dài hạn, hay nói một cách đúng hơn là chưa có một chiến lược kinh doanh cụ thể. Trong thời gian tới tình hình kinh doanh giữa hai nước có những diễn biến phức tạp. Để duy trì và phát triển bền vững hoạt động kinh doanh của mình, các doanh nghiệp cần phải hoạch định một chiến lược cho sát thực và cụ thể.

Để hoạch định chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần phải căn cứ vào chiến lược xuất nhập khẩu của hai bên đến năm 2020, cơ chế điều hành hoạt động xuất nhập khẩu thời kỳ 2010 - 2015, phân tích môi trường kinh doanh quốc tế và khu vực, thực tiễn của thi trường hai nước, tình hình cạnh tranh và đặc điểm của doanh nghiệp để hoạch định chiến lược cho sát thực và cụ thể.

Khi hoạch định chiến lược, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu chiến lược đến năm 2015 và mục tiêu cụ thể từng năm. Sau khi đã xác định được mục tiêu chiến lược, doanh nghiệp cần xác định rõ các nội dung chiến lược, các biện pháp chiến lược cần thực hiện và việc tổ chức các chiến lược theo từng năm cho đến năm 2015 sao cho có kết quả cao nhất.

Trong quá trình thực hiện chiến lược, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra đánh giá chiến lược để điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với tình hình mới, đặc biệt là việc kiểm tra đánh giá chiến lược theo từng năm của doanh nghiệp.

Chỉ khi nào doanh nghiệp thực sự thay đổi từ nhận thức, tư duy đến tổ chức vận hàng chuyển từ phương thức quản trị tình huống ngắn hạn sang

quản trị chiến lược thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới phát triển bền vững được.

* Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại.

Hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại là một hoạt động rất quan trọng nhằm xâm nhập, mở rộng thị trường và tổ chức các hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Để tăng cường các hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại, doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp sau:

- Tăng cường hoạt động khảo sát thị trường. - Tăng cường hệ thống thông tin về thị trường.

Hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Lào - Việt Nam đều thiếu thông tin và chưa có phương pháp chiến lược để thu thập và xử lý thông tin thị trường. Nhu cầu về thông tin của doanh nghiệp bao gồm:

+ Các thông tin về thị trường thế giới của khu vực nói cung.

+ Các tông tin về thị trường hai nước Lào - Việt Nam như các thông tin về pháp luật , về phát triển kinh tế, về chính sách nhập khẩu, về hàng hóa, giá cả, hệ thống thanh toán, hệ thống cơ sở hạ tầng, các thông tin về doanh nghiệp.

- Tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước.

- Tham gia các cuộc hội thảo chuyên đề có liên quan đến hoạt động thương mại giữa Lào - Việt Nam.

- Thực hiện các chiến lược quản cáo trên thị trường của hai nước.

- Tăng cường mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở Việt Nam và ngược lại hoặc tại cửa khẩu biên giới Lào - Việt Nam.

- Thúc đẩy mở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở hai bên và ở các cửa khẩu biên giới Lào - Việt Nam.

* Đa dạng hóa các phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu.

Trong thời gian vừa qua các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu giưa hai nước Lào - Việt Nam chủ yếu theo phương thức xuất nhập khẩu trực tiếp và tái xuất khẩu, hàng hóa được bàn giao chủ yếu tại cửa khẩu biên giới. Để đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong thời gian tới các doanh nghiệp cần phải đa dạng hóa các phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu. Căn cứ vào đặc điểm thị trường và thực tiễn các doanh nghiệp Lào - Việt Nam. Các doanh nghiệp có thể áp dụng các phương thức kinh doanh sau:

- Xuất nhập khẩu trực tiếp - Tái xuất khẩu

Đây là hai phương thức được sử dụng nhiều trong thời gian qua, và cũng sẽ được phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, nhưng có điều đáng chú ý là các doanh nghiệp cần phải đa dạng hóa các hình thức giao hàng cho hai phương thức này cho phù hợp với điều kiện thực tế tạo điều kiện thuận lợi và mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể giao nhập hàng tại kho bãi của doanh nghiệp, tại cửa khẩu, tại kho bãi của doanh nghiệp hai nước... Trước mắt các hợp đồng lớn nên ký kết theo các điều kiện cơ sở giao hàng theo Incoterms quy định các điều khoản về giao nhận hàng hoá, trách nhiệm của các bên: Ai sẽ trả tiền vận tải, ai sẽ đảm trách các chi phí về thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hoá, ai chịu trách nhiệm về những tổn thấtvà rủi ro của hàng hoá trong quá trình vận chuyển..., thời điểm chuyển giao trách nhiệm về hàng hoá.

Incoterms 2010 là phiên bản mới nhất của Incoterm, được Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ở Paris, Pháp và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2011.

Incoterms 2010 bao gồm 11 điều kiện, là kết quả của việc thay thế bốn điều kiện cũ trong Incoterms 2000 (DAF, DES, DEQ, DDU) bằng hai điều kiện mới là DAT và DAP.

10 năm đã qua kể từ khi Incoterms 2000 có hiệu lực, môi trường kinh doanh toàn cầu, tập quán thương mại quốc tế, vận tải, công nghệ thông tin, vấn đề an ninh... đã có nhiều thay đổi.

Phiên bản cũ - Incoterms 2000 bao gồm có 13 điều kiện giao hàng mẫu, chia thành 4 nhóm: C, D, E, F. Trong đó, nhóm E gồm 1 điều kiện (EXW), nhóm F gồm 3 điều kiện (FCA, FAS, FOB), nhóm C gồm 4 điều kiện.

- Incoterms 2010 được ICC xuất bản tháng 9/2010 với 11 quy tắc mới và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2011.

Nền kinh tế toàn cầu đã mở ra cơ hội to lớn chưa từng thấy để doanh nghiệp tiếp cận tới các thị trường khắp nơi trên thế giới. Hàng hoá được bán ra ở nhiều nước hơn, với số lượng ngày càng lớn và chủng loại đa dạng hơn. Khi khối lượng và tính phức tạp của buôn bán quốc tế tăng lên, và nếu hợp đồng mua bán hàng hoá không được soạn thảo một cách kỹ lưỡng thì khả năng dẫn đến sự hiểu nhầm và tranh chấp tốn kém cũng tăng lên.

Incoterms®, quy tắc chính thức của ICC về việc sử dụng các điều kiện thương mại trong nước và quốc tế, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển. Việc dẫn chiếu Incoterm® 2010 trong hợp đồng mua bán hàng hoá sẽ

phân định rõ ràng nghĩa vụ tương ứng của các bên và làm giảm nguy cơ rắc rối về mặt pháp lý.

Kể từ khi Incoterms® được ICC soạn thảo năm 1936, chuẩn mực về hợp đồng mang tính toàn cầu này thường xuyên được cập nhật để bắt kịp với nhịp độ phát triển của thương mại quốc tế. Incoterms® 2010 có tính đến sự xuất hiện ngày càng nhiều khu vực miễn thủ tục hải quan, việc sử dụng thông tin liên lạc bằng điện tử trong kinh doanh ngày càng tăng, mối quan tâm cao về an ninh trong lưu chuyển hàng hoá và cả những thay đổi về tập quán vận tải. Incoterms® 2010 cập nhật và gom những điều kiện “giao hàng tại nơi đến”, giảm số điều kiện thương mại từ 13 xuống 11, trình bày nội dung một cách

đơn giản và rõ ràng hơn. Incoterms® 2010 cũng là bản điều kiện thương mại đầu tiên đề cập tới cả người mua và người bán một cách hoàn toàn bình đẳng.

Sử dụng địa lý để mua hàng hóa

Đây là một phương thức xuất nhập khẩu rất phù hợp với thị trường hai nước. Với phương thức này doanh nghiệp có thể vận dụng được cơ sở vật chất, trình độ kinh doanh của các đại lý, các đại lý và những người am hiểu thị trường địa phương, tập quán thói quen tiêu dùng, các địa lý có thể giới thiệu, quảng cáo hàng hóa, thu nhận các thông tin thị trường, giúp các doanh nghiệp tăng doanh số, xâm nhập mở rộng và phát triển thị trường, có thể sử dụng các đại ký mua bán các hàng hóa theo nhu cầu của hai nước, trừ các mặt hàng mà Nhà nước cấm.

Đấu thầu quốc tế

Đây là một phương thức kinh doanh mới của các doanh nghiệp hai nước. Theo dự báo trong thời gian đến năm 2020 hai bên sẽ tăng cường và phát triển phương thức này lên gấp đôi.

Mở các siêu thị hàng hóa tại thị trường hai nước

Đây là một phương thức kinh doanh mới và khó khăn đối với các doanh nghiệp. Nhưng nếu mở được các siêu thị thì tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu thị trường, giới thiệu quảng cáo hàng hóa, tăng kim ngạch và khẳng định được vị thế của hàng hóa. Trước hét các doanh nghiệp nên mạnh dạn mở các siêu thị có quy mô thích hợp ở các Trung tam thương mại lớn của hai nước, làm cơ sở nâng dần quy mô và số lượng trong thời gian tới.

Gia công quốc tế, sản xuất theo đơn đặt hàng

Ngoài các phương thức trên, gia công quốc tế, sản xuất theo đơn đặt hàng cũng là phương thức như : xuất nhập khẩu trực tiếp, sử dụng các đại lý đấu thầu quốc tế, tái xuất khẩu, mở các siêu thị, gia công quốc tế và sản xuất theo các đơn đặt hàng, còn các doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã, các hộ

cá nhân có thể áp dụng các phương thức sau : xuất nhập khẩu trực tiếp, sử dụng đại lý mua bán, mở các siêu thị, gia công quốc tế là phù hợp hơn cả.

* Đổi mới mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất nhập khẩu.

- Để hàng hóa Lào - Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường hai nước thì hàng hóa phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa của nước trên thế giới và khu vực, đặc biệt là hàng hóa của Thái Lan. Singapore, Trung Quốc, có những lợi thế và chiếm lĩnh thị trường khá lâu. Các doanh nghiệp cần khảo sát đặc điểm nhu cầu, thường xuyên đổi mới mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm gia thành sản phẩm. Giá cả là yếu tố có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường hai nước. Theo điều tra thì hơn 50% dân số của hai nước có nhu cầu ở mức độ thấp; 35% ở mức độ khá, 15% ở mức độ cao. Hàng hóa có thể xâm nhập vào khu vực thị trường có nhu cầu ở mức độ thấp và khá, đặc biệt ở khu thị trường có nhu cầu ở mức độ thấp. Đây là khu vực thị trường yêu cầu hàng hóa có chất lượng trung bình nhưng giá thấp. Khá phù hợp với khả năng và đặc điểm của doanh nghiệp hai nước Lào - Việt Nam.

- Phải có chiến lược mặt hàng cụ thể, tạo nên những mặt hàng truyền thống có đủ sức cạnh tranh và vị thế trên thị trường đặc bệt tạo nên những thương hiệu hàng Lào - Việt Nam có uy tín và có khả năng chiếm lĩnh , phát triển và mở rộng trên thị trường trong khu vực và quốc tế.

* Tạo mối quan hệ mua bán tin cậy với các đối tác trong và ngoài nước.

Nếu các doanh nghiệp tạo được hệ thống mua bán tin cậy với các đối tác trong và ngoài nước, sẽ tạo được một kênh mua bán tin cậy trong suốt, hoạt động mua bán sẽ nhanh chóng, chi phí thấp, tạo được uy tín, mở rộng được hoạt động kinh doanh. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã và các hộ cá nhân. Các doanh nghiệp Nhà nước phải đóng vai trò là người đầu kênh, mở các kênh phân phối dài tới thị trường của

hai nước đồn thời có những kênh phân phối gắn làm nhiệm vụ cung cấp hàng hóa cho các doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã, các hộ cá nhân mua hàng hóa của các doanh nghiệp Nhà nước đễ cung cấp lẫn nhau và đồng thời là người cung cấp thông tin về thị trường rất tốt cho các doanh nghiệp Nhà nước.

* Hoàn thiện hệ thống tổ chức, quản lý doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện kinh tế mới.

- Nâng cao năng lực kinh doanh và quản lý cho cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp.

Các cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân phải thường xuyên được nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ như các kiến thức nghiệp vụ kinh doanh quốc tế , các kiến thức về....

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy cho tinh gọn, có tính linh hoạt cao đảm nhiệm được các hoạt động kinh doanh quốc tế trong những điều kiện kinh doanh mới, đảm bảo mở rộng được hoạt động kinh doanh và kinh doanh có hiệu quả.

Tóm lại: Trong chương 3 tôi đã để xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động thương mại giữa hai nước, để góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai nước nói chung ngày càng sâu sắc và quan hệ thương mại hàng hóa giữa Lào – Việt Nam ngày càng có hiệu quả.

KIN NGH * Kiến nghị Chính phủ Việt Nam:

- Cần xây dựng chiến lược phát triển quan hệ thương mại hàng hóa giữa Lào và Việt Nam, thành xây dựng chiến lược phát triển quan hệ thương mại lâu dài và bền vững.

- Điều chỉnh, bổ sung những quy định cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử. Ngoài ra, cũng mở rộng việc phát triển thương mại hàng hóa giữa Lào và Việt Nam

- Tăng cường cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật thương mại cho các cửa khẩu biên giới

- Đa dạng hóa cá phương thức kinh doanh xuất khẩu

* Kiến nghị Chính phủ Lào:

- Cần có chính sách và chế độ đãi ngộ đặc biệt chung cho đối tượng chuyên gia giỏi, đóng góp quan trọng cho quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai nước.

- Tổ chức các khóa học để bổ sung nghiệp vụ cho nhân viên, nhằm phục vụ tốt hơn cho công việc.

- Tăng cường cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật thương mại cho các cửa khẩu biên giới.

KT LUN

Trong những năm qua, bằng các chính sách thương mại và các Hiệp định thương mại được hoạch định và triển khai hữu hiệu quan hệ thương mại hàng hóa Lào - Việt Nam ngày càng phát triển được nhiều thành tựu to lớn thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa mỗi nước. Với những điều kiện của quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới và đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2020 về việc tăng cường phát triển quan hệ thương mại hàng hóa Lào - Việt Nam có ý nghĩa then chốt phát triển vị thế của mỗi nước trong khu vực và trên thị trường quốc tế.

Đề tài này có nội dung nghiên cứu phức tạp, liên quan tới nhiều lĩnh

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG hóa SONG PHƯƠNG lào VIỆT từ NAY đến 2020 (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)