Hiệp định thương mại Lào Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG hóa SONG PHƯƠNG lào VIỆT từ NAY đến 2020 (Trang 52)

6. Bốc ục của luận văn

2.3.1 Hiệp định thương mại Lào Việt Nam

Từ những năm 1980, quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực giữa Lào - Việt Nam đã được thiết lập qua các chiến lược hợp tác phát triển 10 năm và 5 năm, với lòng mong muốn củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước; trên cơ sở hợp tác bình đẳng hai bên cùng có lợi, tôn trọng truyền thống hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong lĩnh vực thương mại giữa hai nước, và tập quán thương mại quốc tế, đồng thời khuyến khích việc trao đổi, buôn bán những hàng hóa hai nước sản xuất. Do vậy, cho phép thương mại hai nước ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại sau đây:

Hai bên khuyến khích mua bán các loại hàng hóa, trừ các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu của mỗi nước.

Hai bên dành cho nhau chế độ nước được ưu đãi nhất về thuế quan, các chi phí và thủ tục hải quan liên quan đến việc xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa từ nước này sang nước kia.

Việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thương mại giữa hai nước được tiến hành trên cơ sở các hợp đồng ký kết giữa các doanh nghiệp được phép kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ thương mại của hai nước.

Các doanh nghiệp được phép kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thương mại của hai nước, được áp dụng các phương thức mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thích hợp, kể cả hình thức hàng đổi hàng.

Giá cả hàng hóa và giá các dịch vụ thương mại tổng hợp đồng được dựa trên mức giá thị trường thế giới của hàng hóa và dịch vụ đó, do các doanh nghiệp hai nước thỏa thuận.

Hai bên khuyến khích các hoạt động xúc tiến thương mại như tổ chức triển lãm, lập các gian hàng, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, hàng hóa và tạo điều kiện để các doanh nghiệp của mình tham gia hội chợ tại mỗi nước; khuyến khích việc đặc các văn phòng đại diện của các doanh nghiệp trên lãnh thổ của mỗi nước, phù hợp với pháp luật của sở tại.

Phù hợp với pháp luật của mỗi nước, hai bên có biện pháp thích hợp để thúc đẩy việc trao đổi và buôn bán hàng hóa của cư dân vùng biên giới hai nước, áp dụng các biện pháp khuyến khích đối với hàng hóa được sản xuất tại hai nước.

Đối với hàng hóa quá cảnh thực hiện theo quy định của Hiệp định quá cảnh hàng hóa và Hiệp định vận tải đường bộ được ký kết giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHDCND Lào.

Hai bên chỉ định đại diện của mình là Bộ thương mại nước CHXHCN Việt Nam và Bộ thương mại du lịch nước CHDCND Lào, luân phiên gặp nhau tại lãnh thổ của mỗi nước để đánh giá việc thực hiện các quy định của Hiệp định này, nhằm thúc đẩy để phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước.

Mọi sự khác biệt trong việc giải thích và thực hiện những điều khoản của Hiệp định này sẽđược giải quyết thông qua tham khảo ý kiến của hai bên. Hiệp định này có thể được sửa đổi hoặc bổ sung với sự thỏa thuận bằng văn bản của hai bên. Các sửa đổi bổ sung sẽ có hiệu lực theo trình tự sau, trừ khi hai bên có thỏa thuận khác.

Hiệp định thương mại này đã được hai bên nghiêm chỉnh thực hiện có kết quả tốt trên cơ sở sự hợp tác hữu nghị của hai bên.

Để đảm bảo hiệu quả hợp tác thương mại hai nước trên cơ sở hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa học kỹ thuật và các Hiệp định thương mại. Hàng năm, Lào và Việt Nam ký kết triển khai các Hiệp định thương mại ngắn hạn. các Hiệp định thương mại được soạn thảo trên cơ sở đánh giá hiệu quả thực hiện Hiệp định thương mại năm trước, xác lập nội dung và biện pháp thực hiện hợp tác thương mại trong năm tới theo mục tiêu nhưđã nói ở trên.

Với sự cố gắng nổ lực của hai bên, mặc dù trong quá trình thực hiện các Hiệp định thương mại hàng năm gặp nhiều khó khăn như thiên tai, ảnh hưởng tác động không tốt của môi trường kinh tế, tài chính khu vực và thế giới ..., các chỉ tiêu của Hiệp định hàng năm vẫn được thực hiện tốt.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG hóa SONG PHƯƠNG lào VIỆT từ NAY đến 2020 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)