6. Bốc ục của luận văn
3.1.2 Mục tiêu phát triển quan hệ giữa Lào và Việt Nam:
a. Trao đổi thương mại hai chiều
Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Lào tiếp tục tăng trưởng ổn định. Lào tiếp tục được đánh giá là thị trường tiềm năng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2012, tổng thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Lào đạt trên 900 triệu USD. Trong 5 tháng đầu năm 2013, con số này đã đạt 433,7 triệu USD, trong đó, Việt Nam
xuất khẩu sang Lào đạt 205,3 triệu USD và nhập khẩu từ Lào 228,4 triệu USD.
Trong 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào tăng 16,49% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Lào sản phẩm sắt thép, xăng dầu, phương tiện vận tải phụ tùng, dây điện và cáp điện… Trong số đó, dây điện và cáp điện tăng trưởng cao nhất, tuy kim ngạch chỉđạt 13 triệu USD, nhưng có mức tăng tới 306,28% so với cùng kỳ.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, mức thu nhập cũng như tiêu dùng của người dân ngày càng tăng, Lào được đánh giá là một trong những thị trường ổn định cho phát triển thương mại và đầu tư. Những năm gần đây, Lào luôn có mức tăng trưởng cao. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lào cao nhất trong khu vực, đạt 7,8%. Năm 2012, kinh tế Lào tăng trưởng đầy ấn tượng đạt 8,3% đã giúp nước này giữ vững vị trí tăng trưởng đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Nước đứng thứ 2 về tốc độ tăng trưởng là Campuchia với 6,5%, đứng thứ 3 là Myanmar với 6,2%, tiếp theo là Indonesia và Thái Lan.
Nền kinh tế Lào đang phát triển nhanh với sức tiêu dùng của người dân ngày càng cao, nhưng sản xuất hàng tiêu dùng của Lào đang còn ở mức khiêm tốn. Hầu hết các sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng hàng ngày đều phải nhập khẩu, với 60% là hàng Thái Lan. Đây cũng là lợi thế giúp các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang Lào.
Nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như liên kết sản xuất với các doanh nghiệp Lào, Chính phủ hai nước đã có những thoả thuận, như “Chương trình ưu đãi thuế quan Việt Nam – Lào”. Theo đó, khoảng 95% hàng hóa xuất xứ Việt Nam và Lào xuất khẩu sang nhau được miễn giảm thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, để hàng Việt Nam có thể cạnh tranh và chiếm được sự tin dùng của người dân Lào, doanh nghiệp Việt
Nam cần tích cực tiếp cận thị trường, bằng cách lập các kênh phân phối hàng của doanh nghiệp trên đất Lào. Đồng thời các doanh nghiệp cũng phải tổ chức nghiên cứu thị trường, đểđưa được những mặt hàng thật sự có chất lượng đến với người tiêu dùng Lào
b. Tiếp tục tăng cường hợp tác đầu tư
Ngày 1-7, Hội nghị Bộ trưởng Lao động và Phúc lợi xã hội Việt Nam - Lào lần thứ 3 khai mạc tại thành phố Huế. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Phân ban Hợp tác Việt Nam-Lào tham dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Các đại biểu đã thảo luận các nội dung hợp tác cụ thể trong các lĩnh vực thuộc quản lý nhà nước của hai bộ, góp phần thực hiện các cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước. Đồng thời, đề xuất các giải pháp tháo gỡ những hạn chế, các vấn đề phát sinh nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác về việc làm, dạy nghề, an sinh và bảo hiểm xã hội, tăng cường hợp tác giữa các địa phương…