6. Bốc ục của luận văn
2.1.1 Lịch sử phát triển quan hệ Lào Việt Nam và quan hệ thương mạ
mại hàng hóa giữa hai nước
* Quá trình phát triển giữa quan hệ Lào và Việt Nam
Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi, có mối quan hệ hữu nghị gắn bó, bền vững lâu đời. Đặc biệt, trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang chống kẻ thù chung, giành độc lập, tự do, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước trong suốt hơn 80 năm qua, kể từ khi có Đảng Cộng sản Đông Dương; được Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Chủ tịch Kaysone Phomvihane đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo kế tiếp và quân dân hai nước dày công vun đắp
Ngày 5/9/1962, Việt Nam và Lào đã quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra một chương mới trong sự nghiệp củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ giữa hai nước. Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ hòa bình, cùng chung tay xây dựng chủ nghĩa xã hội; nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng của quan hệ đặc biệt Việt-Lào, ngày 18/7/1977, hai bên đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác. Đây là văn kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu bước phát triển mới toàn diện của mối quan hệđặc biệt giữa hai nước.
Kể từ khi có hai dấu mốc quan trọng đó, mối quan hệđặc biệt Việt Nam- Lào liên tục có những bước phát triển, nâng lên tầm cao mới, ngày càng đi vào chiều sâu và mang lại hiệu quả thiết thực, to lớn cho cả hai nước.
Trong lĩnh vực thương mại, hai bên đã ký nhiều thỏa thuận, ban hành các chính sách, cơ chế có tính ưu tiên, ưu đãi cao làm cơ sở pháp lý và tạo thuận lợi cho việc tăng cường trao đổi hàng hóa. Kim ngạch thương mại hai chiều trong những năm qua tăng liên tục, năm 2011 đạt 734 triệu USD. Việt Nam
đã vươn lên trở thành bạn hàng lớn thứ ba của Lào về thương mại. Hai bên đang phấn đấu để năm 2015 kim ngạch hai chiều đạt 2 tỷ USD.
Hợp tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công cuộc xây dựng đất nước là lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược lâu dài, được Đảng và Nhà nước hai bên hết sức quan tâm. Mỗi năm, Việt Nam dành cho Lào từ 600 đến 700 suất đào tạo ngắn hạn và dài hạn. Hiện có hơn 5.000 lưu học sinh Lào đang theo học tại các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam và gần 500 lưu học sinh Việt Nam đang học tại các trường đại học tại Lào. Nhiều cơ sở đào tạo nguồn nhân lực do Việt Nam giúp xây dựng trên đất nước Lào đã và đang phát huy tốt tác dụng.
* Một số đặc điểm về quan hệ thương mại hàng hoá giữa CHĐCN LÀO và CHXHCN Việt Nam
Trong quan hệ thương mại giữa Lào với các nước nói chung và với các nước có chung đường biên giới (Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Căm Pu Chia, Myanma) nói riêng, quan hệ thương mại Lào - Việt Nam đóng vai trò đặc biệt, được Chính phủ hai nước quan tâm trên nhiều phương diện. Sau khi Chính phủ CHDCND Lào và Chính phủ CHXHCN Việt Nam ký Hiệp định thương mại giữa hai nước vào tháng 03/1991, mở ra một bước phát triển mới trong phát triển quan hệ thương mại và hợp tác kinh tế, thỏa thuận xóa bỏ dần tình trạng bao cấp, trợ cấp, chuyển sang dần quan hệ thương mại trên cơ sở lợi ích song phương, đối tượng tham gia buôn bán, trao đổi hàng hóa được mở rộng, mặt hàng kinh doanh được đa dạng hóa trên cơ sở xuất phát từ nhu cầu thị trường. tháng 03/1998, Hiệp đinh thương mại mới giữa hai nước được ký kết, tạo nền tảng cho sự phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời kỳ mới và chính sách ưu đãi về phát triển khu kinh tế cửa khẩu, Trung tâm thương mại biên giới ...
Cũng như quan hệ của Lào với các nước khác, tiềm nằng phát triển quan hệ thương mại giữa Lào với Việt Nam được đánh giá trên phương diện chủ yếu sau: điều kiện và môi trường chính trị - xã hội giữa các nước có chung đường biên giới; điều kiện và trình độ phát triển nền kinh tế của các nước ; điều kiện về văn hóa dân tộc, tôn giáo và thói quen sinh hoạt của dân cư tại khu vực hai bên dọc tuyến biên giới; điều kiện về cơ cấu hạ tầng giao thông dọc tuyến biên giới; điều kiện tự nhiên và đặc điểm cũng như trình độ phát triển thị trường, phát triển giao lưu, liên kết kinh tế giữa các nước có chung đường biên giới được thể hiện tập trụng tại các khu vực cửa khẩu. Theo cách đặt vấn đề và phương pháp luận nêu trên, có thể đánh giá những thuận lợi và khó khăn cơ bản trong phát triển thương mại hàng hóa tại các nước Lào - Việt Nam.
Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại là do hai bên chưa khai thác và phát huy tốt nguồn lực trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, thiếu kinh nghiệm quản lý vĩ mô và kinh tế thị trường. Hơn nữa, khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực diễn ra gay gắt, thiên tai liên tiếp xảy ra đã tác động trực tiếp đến quá trình quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước trong giai đoạn này. Đây là bài học quý giá cần phải quan tâm khắc phục trong thời gian tới để quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển và có hiệu quả hơn.