Thực trạng về thực thi các chính sách phát triển thương mại hàng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG hóa SONG PHƯƠNG lào VIỆT từ NAY đến 2020 (Trang 60)

6. Bốc ục của luận văn

2.4.1 Thực trạng về thực thi các chính sách phát triển thương mại hàng

hàng hoá giữa Lào và Việt nam

* Chính sách th trường và mt hàng xut khu

+ Chính sách mậu dịch tự do (free - trade - policy).

Là một chính sách trong đó nhà nước không dùng các biện pháp để hạn chế hàng hóa nước ngoài xâm nhập vào nội địa nước mình.

Đặc điểm của chính sách này là mở cửa thị trường nội địa cho hàng hóa nước ngoài tự do xâm nhập, trước hết xóa bỏ hàng rào thuế quan, sau đó là các giấy phép nhập khẩu, hạng ngạch (quota)...

Điều kiện để áp dụng chính sách này là các công ty, xí nghiệp sản xuất trong nước phải có một thời gian đủ để chuẩn bị tài chính, đủ khả năng trình độ sản phẩm như giá cả, chất lượng, có bản lĩnh để cạnh tranh trực diện với hàng hóa ngoại nhập, nếu không hàng hóa nước ngoài sẽ bị bóp chết hàng hóa trong nước và chiếm lĩnh thị trường.

+ Chính sách bảo hộ mậu dịch (Protectionism).

Đây là loại chính sách trong đó nhà nước đưa ra hàng loạt các biện pháp bảo vệ thị trường nội địa tránh khỏi sự cạnh tranh ác liệt của hàng ngoại nhập

vốn có giá thành hạ, do quản trị khoa học, năng suất lao động cao áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,...

Chính sách bảo hộ mậu dịch là một hiện tượng bình thường trong đời sống kinh tế vì đó là giai đoạn đầu cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế, nhằm bảo vệ các ngành kinh tế vốn còn non trẻ ở giai đoạn mới hình thành và phát triển. Đây là chính sách bảo hộ mậu dịch kiểu phòng ngự. Nhưng sau một thời gian đầy đủ và hợp lý, phải tiến sang chính sách mậu dịch tự do như là quy luật khách quan của đời sống kinh tế quốc tế, vì ngày nay không một nền kinh tế nào phát triển mà có thể cung cấp mà phát triển được.

* Chính sách xut nhp khu

Ngoài các mặt hàng Nhà nước độc quyền, cấm các thành phần kinh tế kinh doanh là các mặt hàng có ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, thuần phong mỹ tục... Những mặt hàng còn lại được nhà nước quản lý phần các công cụ chủ yếu như hạn ngạch, giấy phép, thuế quan và các hàng rào thuế quan khác.

Trong 10 năm qua, Nhà nước có nhiều thay đổi lớn trong cơ chế quản lý điều hành xuất nhập khẩu vì vậy đã đạt được những thành tựu nhất định: 1. Đẩy mạnh được xuất khẩu; 2. Điều tiết được hoạt động nhập khẩu để phục vụ có hiệu quả cho sự phát triển sản xuất và công nghệ, thúc đẩy nâng cao chất lượng hàng hóa, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của cuộc sống;... Giảm dần tình trạng siêu nhập về giá trị tuyệt đối và tương đối sau khi bị tăng mạnh vào năm 1996. Sau lại chưa có những chính sách cụ thể để phát triển mặt hàng phát triển các phương thức kinh doanh, các chính sách về tiền tệ ngân hàng, nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tế kinh doanh.

* Chính sách đối vi các ch th hot động kinh doanh xut nhp khu

Cơ cấu chủ thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu có những thay đổi rất lớn trong những năm vừa qua.

Từ năm 1980 trở về trước, nguyên tắc Nhà nước độc quyền về ngoại thương, toàn quốc chỉ có một vài công ty trực thuộc bộ ngoại thương được quyền xuất nhập khẩu mà thị trường chủ yếu là với các nước xã hội chủ nghĩa củ.

Năm 1989 Hội nghị TW 6 - khóa VI; cũng như Hội Nghị TW3 - khóa 3 của CHDCND Lào đề ra những đổi mới cơ bản đối với chế độ tổ chức và quan lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, trong đó có việc mở rộng quyền xuất nhập khẩu trực tiếp cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Trong 10 năm đổi mới với những chính sách mới ban hành đã có nhưng thay đổi cơ bản đối với các chủ thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Từ việc Nhà nước độc quyền về hoạt động xuất nhập khẩu đến việc cho phép tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phân kinh tế tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, đã nâng doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu từ vài chục doanh nghiệp cho đến ngày 30/08/2001 cả hai nước đã có hơn 2000 doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã tạo điều kiện để phát triển kinh tế kinh tế hoạt động xuất nhập khẩu của hai nước.

Tuy nhiên chính sách vẫn còn giới hạn của doanh nghiệp chỉđược phép kinh doanh các mặt hàng theo phạm vị ngành nghề đã đăng ký kinh doanh, điều này có thể làm ảnh hưởng đến cơ hội và khả năng phát triển của doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu tăng nhanh nếu có biện pháp tổ chức quản lý có một đinh hướng phát triển cụ thể, không hướng các doanh nghiệp về mục địch chung xảy ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, gian lận...làm ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của cả hai nước.

* Chính sách khuyến khích xut khu

Một chính sách về trợ cấp, trợ giá, miễn giảm hoàn toàn thuế nhập khẩu cho nguyên vật liệu dùng sản xuất hàng xuất khẩu , hoàn thuế VAT, lập quỹ

hỗ trợ, quỹ thưởng xuất khẩu, các chính sách về lãi xuất, tỷ giá đã có tác dụng tốt đẩy mạnh được xuất khẩu. Tuy nhiên, trong thực tế, việc thực hiện vẫn còn có những bất cập, đã phát sinh hiện tượng tiêu cực và chưa thực sự làm tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thị trường thế giới. Mặt khác chính sách thuế nhập khẩu cùng một số chính sách hạn chế nhập khẩu khác, đã bảo hộ sản xuất trong nước. Điều này gây tác động ngược lại với chính sách khuyến khích xuất khẩu, bởi các doanh nghiệp sẽ có lợi hơn khi sản xuất hàng thay thế nhập khẩu, đặc biệt đối vối nhóm hàng có thuế nhập khẩu lơn hơn 30%.

* Chính sách thương mi đường biên

Đối với những đặc điểm riêng của khu vực mậu dịch đường biên, đảm bảo tôn trọng quyền tự chủ cùng tổ chức và quản lý khu vực thị trường này.

Chính sách thương mại đường biên phải đảm bảo cho sự tự do lưu thông hàng hóa trong khu vực thị trường này, phát triển tổ chức thương mại bán lẻ thích ứng phát huy mối quan hệ kinh tế, văn hóa xã hội, của dân cư trong vùng. Chính sách thương mại đường biên cần được hoạch định và triển khai trên cơ sở quan hệ thương mại song phương giữa các quốc gia và tập trung trên các khía cạnh chủ yếu:

- Về mặt hàng kinh doanh.

- Phát triển các hình thức thương mại bán lẻ. - Tổ chức quản lý khu vực này.

* Chính sách hi quan

Chính sách hải quan là bộ phận cấu thành chính sách thương mại song phương giữa các quốc gia, nộ dung cơ bản chính sách này là:

Đơn giản hóa tiến tới thống nhất hóa phương pháp xác định giá hải quan, danh mục thuế quan và các quy trình thủ tục hải quan.

quan, các quy trình thủ tục và luật lệ hành chính mỗi nước.

Quản lý có hiệu quả, làm thủ tục nhanh chóng đối với hàng hóa tạo điều kiện cho phát triển thương mại và đầu tư.

Ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các hình thức buôn lậu cũng như các hành vi vi phạm luật hải quan khác.

Chính sách hải quan Lào đã được hoàn thiện trong thời gian qua đảm bảo những điều kiện cần thiết để hợp tác hải quan nói riêng, phát triển thương mại với các nước ASEAN nói chung.

* Chính sách xúc tiến và truyền thông thương mại XNK.

Chính sách này tác động tới sự phát triển của ngành thương mại hàng hóa trong và ngoài nước. Do vậy Nhà nước cần có những biện pháp xúc tiến, thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp thông qua chính sách xúc tiến truyền thông thương mại xuất nhập khẩu nhất là các quốc gia đang phát triển, hệ thống xuất nhập khẩu nhỏ bé về quy mô, vị thế thấp trên thị trường quốc tế như Lào và Việt Nam và nhiều nước khác trong khối ASEAN.

* Chính sách phát trin khu kinh tế ca ca khu và ch biên gii

Từ năm 1997, Lào đã trở thành thành viên của ASEAN và tham gia AFTA đã thực hiện hoàn toàn các cam kết CEPT/AFTA trong năm 2008. Trong chương trình “tăng cường quan hệ thương mại Lào - Việt Nam, triển khai thực hiện thỏa thuận Cửa Lò”. Việc thực hiện chương trình này sẽ đem lại những cơ hội mới cho sự phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước, chính phủ Lào cũng đã thành lập ban chỉ đạo phát triển khu thương mại biên giới Năm Phạo - Cầu treo để thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế xã hội tại khu vực này.

Lào chủ trương tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam trên tấc cả các lĩnh vực, để khuyến khích hoạt động thương mại du lịch,

phí Lào tạo điều kiện cho Việt Nam tổ chức bán hàng trên đất Lào duy trì họp chợ biên giới, cho phép nhân dân hai bên đi lại bằng giấy thông hành biên giới, các tỉnh Bo ly khăm Say, Khăm Muôn của Lào và các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An của Việt Nam. Hàng năm tổ chức gặp gỡ cán bộ cao cấp và các cấp chuyên ngành nhằm bàn bạc thống nhất các biện pháp đểđẩy quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực về sự phát triển chung đảm bảo lợi ích quốc gia và mỗi tỉnh trên cơ sử tình đoàn kết hữu nghịđặc biệt giữa hai nước.

Chính phủ Lào đã cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động kinh doanh tại Lào về mục thủ tục hành chính, các doanh nghiệp Việt Nam được ưu đãi vốn vay, hưởng mức thuế chỉ bằng 50% mức thuế chung khi đầu tư vào Lào, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sản xuất tại Lào được hưởng hạng ngạch xuất khẩu của Lào sang các nước khác.

Đối với Lào, mở các tuyến đường thông qua các cảng biển của Việt Nam là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để thực hiện thông thương với các nước. Vì vậy, bên cạnh quan hệ hợp tác gắn bó truyền thống giữa hai nước, Việt Nam giữa vị trí quan trọng trong chiến lược liên kết hội nhập ASEAN và GMS của Lào cũng như cửa ngõ ra biển để Lào mở rộng giao lưu kinh tế với các nước ngoài khu vực.

Các chính sách hợp tác đa phương trong khuôn khổ ASEAN và GMS của Lào và Việt Nam đã tạo những tiền đề thuận lợi và mở ra những triển vọng phát triển mới cho thương mại biên giới giữa hai nước. Các nước GMS khẳng định sự cần thiết phải tăng cường phát triển thương mại biên giới và các nhiệm vụ chiến lược: Mở cửa biên giới: tăng cường buôn bán và đầu tư nội khu vực; phát triển các hành lang kinh tế; cải thiện môi trường và giảm đói nghèo tại các địa phương biên giới. Trước mắt là các địa phương dọc hành lang Đông - Tây; phát triển các đặc khu kinh tế, khu công nghiệp thuộc phạm

vị hành lang Đông - Tây và xây dựng các quy định hài hòa về xuất khẩu hàng hóa với các nước trong khu vực.

Những nhận thức về tầm quang trọng và tính chất đặc thù của thương mại biên giới, của việc phát triển các khu kinh tế cửa khẩu đối với phát triển kinh tế quốc gia nói chung, kinh tế biên giới nói riêng nên bắt đầu từ năm 1998, Chính phủ Việt Nam đã có quyết định cho áp dụng các chính sách ưu đãi phát triển đối với khu kinh tế biên giới và khu thương mại cửa khẩu dọc tuyến đường biên giới Lào - Việt Nam: khu cửa khẩu cầu treo, khu thương mại đặc biệt Lao Bảo (1998), khu cửa khẩu Bờ Y - Ngộc hồi (1999), cửa khẩu Tây Trang và cửa khẩu Pa háng (2001). Ngày 15 /10/2002, Chính phủ đã ra quyết định số 137/2002/QĐ - TTg về việc thành lập khu kinh tế cửa khẩu và áp dụng chính sách ưu đãi phát triển với khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo tỉnh Quảng Bình.

Các khu kinh tế cửa khẩu khác nhau có đặc thù khác nhau về vị trí địa lý, kinh tế ... và các chính sách ưu đãi đối với các khu kinh tế của cửa khẩu cũng không hoàn toàn giống nhau do đặc thù của mỗi vùng nhưng vẫn có điểm chung nhất là: quy định về địa bàn trên cơ sở khai thác ưu thế về địa lý, cho phép phát triển đồng bộ các loại hình thương mại như xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hóa quá cảnh, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, hổ trợ triển lãm, gia công hàng xuất khẩu, chi nhánh đại diện của các Công ty trong và ngoài nước, chợ biên giới, thủ tục xuất nhập cảnh phù hợp với đặc điểm vùng biên giới theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các công nhân hai nước giáp khu kinh tế cửa khẩu, ưu đãi về đầu tư và nộp ngân sách tài chính, tiền tệ ưu đãi khác. Sự hình thành các khu kinh tế của cửa khẩu đã tạo điều kiện thuận lợi cho Hiệp định thương mại qua các khu vực này và góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế ở các địa phương có khu kinh tế cửa khẩu.[11,61]

2.4.2 Thực trạng về hệ thống tổ chức quản lý hoạt động thương mại hàng hóa giữa Lào - Việt Nam

Đối với hệ thống quản lý hoạt động thương mại hoạt động của Lào những năm qua chưa được chú trọng, hoạt động sản xuất trong nước chưa đủ tiêu dùng, thị trường nội địa còn thiếu nhưng hàng hóa cần thiết. Hệ thống tổ chức còn kém, trình độ sản xuất còn thấp hàng hóa phần nhiều nhập khẩu từ Thái Lan, hàng hóa xuất khẩu ngoài gỗ và điện lực hầu như chẳng có gì.

Trong những năm qua quan hệ hợp tác song phương với các nước nói chung và hợp tác thương mại hàng hóa vơi Việt Nam nói riêng, Lào đã có những bước chuyển đổi mới, hạn chế hàng hóa nhập khẩu từ Thái Lan, chuyển hướng trao đổi các mặt hàng cần thiết từ các nước khác theo mục đích hai bên cùng có lợi chủ yếu là với Việt Nam. Đặc biệt trong năm 2012 vừa qua, hàng hóa của Lào xuất khẩu sang Việt Nam đạt hơn 475 triệu USD, với mặt hàng xuất khẩu đa dạng hơn và hiệu quả xuất khẩu tăng đáng kể.

Về hải quan: Đã có nhiều cuộc cải cách lớn, nhằm đơn giản hóa thủ tục hải quan, nhất là sau khi áp dụng chính sách hải quan, thực hiện 3 bước đối với hàng nhập khẩu nhiều. Cửa khẩu quốc tế Lào - Việt Nam cho phép mở tờ khai một lần cho nhiều lần xuất khẩu hàng hóa,công khai các quy định thuế và lệ phí hải quan, rút ngắn thời gian làm thủ tục cho các lô hàng chỉ còn trong ngày, thực hiện cả trong ngày nghĩ nếu doanh nghiệp có yêu cầu.

Về phương thức thanh toán: do tính đa dạng của chủ thể tham gia vào phương thức kinh doanh trên thị trường khu vực biên giới nên các phương thức trao đổi, thanh toán cũng rất đa dạng, để tạo điều kiện cho hoạt động buôn bán, trao đổi giữa hai nước, bên cạnh chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu theo phương thức hàng đổi hàng, Chính phủ hai nước đã ký kết thỏa thuận Cửa Lò 223/8/1999 về cơ quan thanh toán hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước và ngân hàng hai nước.

Về hoạt động xúc tiến thương mại: Hầu hết các tỉnh ở khu vực biên giới đã thành lập trung tâm xúc tiến thương mại, các tổ chức xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp khảo sát thị trường, tổ chức hội chợ triển lãm tại khu vực biên giới giữa hai nước.

Về hoạt động chống buôn lậu: với đặc điểm biên giới Lào - Việt Nam, với nhiều kênh rạch và đường mòn qua lại của cư dân khu vực hai bên biên giới, dân cư dọc biên giới đa số là người dân tộc, dân trí còn thấp, đời sống còn nhiều khó khăn, thiếu việc làm. Những đặc điểm nêu trên để bọn đầu lậu

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG hóa SONG PHƯƠNG lào VIỆT từ NAY đến 2020 (Trang 60)