6. Bốc ục của luận văn
2.6.2 Về cách thức tiến hành kinh doanh
doanh như:xuất nhập khẩu trực tiếp,xuất nhập khẩu qua trung gian,mua bán đối lưu tái xuất khẩu,gia công quốc tế, đấu thầu quốc tế...nhưng hoạt động thương mại kinh thế giữa Lào và Việt Nam thường áp dụng phương pháp xuất nhập khẩu trực tiếp, mua bán đối lưu và tái xuất khẩu.
- Hoạt động xuất khẩu trực tiếp.
Đây là hoạt động sôi nổi và đa dạng nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa Lào và Việt Nam. Tham gia hoạt động xuất nhập khẩu này có đủ các thành phần như doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân, và các hộ cá nhân có đủ các mặt hàng. Và tuân theo pháp lý và hiệp ước thương mại giữa hai nước, nhiều khi gặp những rủi ro khó liên tưởng và kiểm soát được, do hành lang pháp lý của cả hai bên không rõ ràng, việc vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn do thiên tai.
- Hoạt động mua bán đối lưu.
Phương thức mua bán đối lưu giữa Lào và Việt Nam thường gặp ở khu cửa khẩu biên giới của cả hai nước Lào - Việt Nam, trong thời gian qua có nhiều tiến triển chủ yếu đổi xe máy, gỗ lấy các hàng nông sản. Nhưng hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân và các hộ cá nhân tiến hành với hình thức trao đổi hàng hóa với quy mô vừa và nhỏ.
- Hoạt động tái xuất.
Hoạt động tái xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh khá phát triển trong những thời gian qua đối với Lào và Việt Nam. Vì đặc điểm giữa thị trường là và Việt Nam là: các doanh nghiệp của cả hai nước còn hạn chế trong hoạt động thương mại quốc tế từ khâu tiếp cận nghiện cứu thị trường cho đến giao dịch đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng thương mại quốc tế, do đó dễ xảy ra rủi ro; các doanh nghiệp hai nước thường nhập những lô hàng có quy mô không lớn, hoạt động vận tải, bảo hiểm, và hệ thống ngân hàng thanh toán quốc tế chưa phát triển, và Lào là một trong những quốc gia
không có đường biển. Vì vậy nếu tiến hành giao dịch để nhập khẩu từ các quốc gia không có chung đường biên giới với Lào và Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn và chi phí cao. Nhưng nếu hai nước tái xuất cho nhau sẽ gặp nhiều thuận lơi hơn và chi phí sẽ thấp hơn. Cho nên các doanh nghiệp của Lào thường nhập hàng từ Thái Lan và một số quốc gia khác để tái xuất sang Việt Nam. Và các doanh nghiệp Việt Nam nhập hàng hóa của các quốc gia khác chủ yếu là xăng, dầu để tái xuất sang thị trường Lào.
2.7 BIỆN LUẬN XNK LÀ 1 PHẦN CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA 2 NƯỚC
Quan hệ thương mại Việt Nam - Lào ngày càng đi vào thực chất
Trong lịch sử quan hệ Việt Nam - Lào, quan hệ thương mại giữa hai nước luôn được củng cố và phát triển. Kể từ khi Việt Nam và Lào ký Hiệp định thương mại đầu tiên (13-7-1961) tới nay, ngành thương mại XNK hai nước đã có những cố gắng lớn đểđạt được kết quả như ngày nay.
Bắt đầu từ việc giao thương, trao đổi hàng hóa của cư dân vùng biên giới hai nước, nhất là quan hệ vừa trao đổi hàng hóa, vừa giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân các tỉnh biên giới Việt Nam với bà con vùng giải phóng Lào trong suốt giai đoạn từ 1961-1975. Thời kỳ này quan hệ trao đổi hàng hóa chính ngạch chính thức bắt đầu. Tuy vậy kim ngạch còn rất thấp, việc thực hiện chủ yếu do các địa phương kết nghĩa và các doanh nghiệp (DN) Nhà nước hai bên thực hiện.
Sau khi nước CHDCND Lào thành lập (tháng 12-1975), thời kỳ 1976- 1990, hai nhà nước Việt Nam và Lào đã ký các Hiệp định thương mại năm năm và các Nghị định thư thương mại hằng năm tạo hành lang pháp lý chính thức cho việc trao đổi buôn bán giữa hai nước. Các hiệp định và nghị định thư quy định chặt chẽ tổng giá trị hàng hóa trao đổi, danh mục mặt hàng, số lượng hàng hóa và chỉ định tổ chức DN Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện việc
trao đổi hàng hóa giữa hai nước. Các địa phương kết nghĩa, nhất là các tỉnh có chung biên giới cũng có trao đổi hàng hóa với nhau bằng ngân sách Nhà nước của mỗi bên. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước mỗi năm đạt từ 3,5 đến bốn triệu rúp chuyển nhượng.
Tháng 2-1991, Hiệp định thương mại thời kỳ 1991-1995 được ký. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hình thức ký Nghị định thư trao đổi hàng hóa hằng năm, xóa bỏ tình trạng bao cấp của Nhà nước, mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ thương mại hai nước Việt Nam - Lào. Theo đó, đối tượng tham gia trao đổi thương mại được mở rộng, không hạn chế về thành phần tham gia cũng như danh mục hàng hóa, trừ các mặt hàng cấm xuất và cấm nhập. Cơ chế mới phù hợp yêu cầu thực tiễn đã giúp cho quan hệ thương mại giữa hai nước đạt được những bước tiến mới. Năm 1991, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa hai nước đạt 45 triệu USD và năm 1995 đạt 80 triệu USD.
Từ năm 1996-2000, phát huy những thành tựu đã đạt được và bằng những biện pháp tích cực như mở rộng các mặt hàng nhập khẩu từ Lào trong kế hoạch hàng đổi hàng, xây dựng các cửa hàng, siêu thị giới thiệu sản phẩm hàng hóa của mỗi bên, tổ chức các cuộc hội chợ, triển lãm hàng hóa của hai nước... Các DN Việt Nam còn tiến hành đầu tư sang Lào, một số liên doanh Việt Nam - Lào đã đi vào hoạt động mang lại hiệu quả như: Liên doanh sản xuất mì ăn liền của TOCONTAP, Liên doanh sản xuất thép VILEXIM, Liên doanh sản xuất nhựa của SAPLAST-VIENTIANE, Liên doanh chế biến gỗ
của SAVMEX, Liên doanh khai thác muối ka-li của VINACHEM... Các địa phương có chung biên giới, không những trao đổi mua bán còn tăng cường quan hệ đoàn kết, hợp tác truyền thống gắn bó, góp phần bảo đảm an ninh xã hội vùng biên, xây dựng đường biên hòa bình, ổn định và phát triển. Kim ngạch thương mại thời kỳ này đã tăng từ 188 triệu USD năm 1996 lên 295 triệu USD trong năm 1999.
Bước sang những năm đầu của thế kỷ 21, quan hệ thương mại Việt Nam - Lào ngày càng đi vào thực chất. Hai bên đã cùng nhau rà soát lại những mặt hàng là thế mạnh của mỗi bên và tìm biện pháp dành cho nhau những ưu đãi. Năm 2005 Ủy ban liên Chính phủ đã xem xét giảm thuế xuất thuế nhập khẩu cho hàng hóa có xuất xứ từ hai nước. Sau thỏa thuận của Bộ Công thương hai nước (7-2005), danh mục hàng hóa được giảm thuế từ 50% đến 0% đã được thông qua. Việc giảm chi phí dịch vụ lao động, cấp thẻ theo thời hạn hợp đồng và cư trú của người lao động Việt Nam tại Lào đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy đầu tư, thương mại giữa hai nước. Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào khuyến khích DN liên doanh mở cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của Lào tại Việt Nam cũng như mở cửa hàng của Việt Nam tại Lào, để nhân dân làm quen với sản phẩm của hai nước, tiến tới xây dựng Trung tâm thương mại ở hai nước. Ngân hàng liên doanh Lào - Việt Nam được thành lập là cố gắng lớn của hai Chính phủ giúp DN hai nước trong khâu thanh toán, chuyển đổi tiền tệ. Tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng nhanh chóng: Năm 2007 đạt hơn 312 triệu USD (tăng 20% so với năm 2006), năm 2008 đạt 455 triệu USD (tăng 45%). Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Lào gồm hàng dệt (67 triệu USD), giày dép các loại, sản phẩm chất dẻo, gạo, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, dây điện và dây cáp điện... Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Lào gồm gỗ và sản phẩm từ gỗ (83,8 triệu USD), kim loại thường (61 triệu USD), ô-tô nguyên chiếc các loại, nguyên phụ liệu thuốc lá và một số mặt hàng khác.
Tại Hội nghị quản lý chợ biên giới và thương mại biên giới Việt Nam - Lào lần thứ sáu diễn ra cuối năm 2008, Bộ Công thương hai nước đã có những thỏa thuận quan trọng cho giai đoạn 2010-2020, phấn đấu kim ngạch
xuất nhập khẩu hai chiều đến 2010 đạt một tỷ USD, 2015 đạt hai tỷ USD và 2020 bốn tỷ USD.
2.8 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT 2.8.1 Những thành công
Qua phân tích chi tiết quan hệ thương mại hàng hóa giữa Lào và Việt Nam và các nội dung cơ bản về các hoạt động thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Lào và Việt Nam trong những năm qua cho phép chúng ta rút ra những thành công cơ bản sau:
+ Quan hệ thương mại Lào - Việt Nam ngày càng được cũng cố, phát triển và đạt những thành tựu đáng khích lệ. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng trưởng với nhịp điệu khá lớn nhất là những năm 2010, 2011 và 2012 đóng góp nhất định trong tăng trưởng GDP, GNP của mỗi nước.
+ Quan hệ thương mại Lào - Việt Nam nói chung, thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa nói riêng đã được chính phủ hai nước xác định có vị trí quan trọng trong quá trình hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai nước, Vì vậy trong thập kỹ vừa qua Chính phủ hai nước đã ký kết Hiệp định thương mại dài hạn (10 năm từ 1995 đến 2004), Hiệp định trung hạn ( 5 năm từ năm 1995 đến năm 2000 và từ năm 2000 đến năm 2005), Hiệp định thương mại trung niên (có giá trị và hiệu lực 1năm).Tùy theo phạm vị của từng loại Hiệp định mà có mục tiêu, nội dung, biện pháp thực hiện được xác định phù hợp và khả thi.
Các Hiệp định thương mại đã được hai bên thực hiện nghiêm chỉnh và sáng tạo thích ứng với điều kiện và tình hình cụ thể, đã góp phần đáng kể thúc đẩy thương mại hai nước nói chung và thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa hai nước phát triển cả số lượng và hiệu quả.
Trong thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa, bằng các chính sách thương mại giữa hai nước được hoạch đinh xác đáng, chú trọng trong triển khai và có
những giải pháp kịp thời, điều chỉnh hợp lý sau điều tra, tạo nên kết quả đáng khích lệ của thương mại xuất nhập khẩu, góp phân làm sôi động thị trường và mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước Lào - Việt Nam, thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại hai nước với các nước trong khu vực và quốc tế.
2.8.2 Những tồn tại và nguyên nhân
* Những tồn tại: Bên cạnh những mặt làm được, những thành công trên, quan hệ thương mại Lào - Việt Nam nói chung và quan hệ thương mại hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước nói riêng còn tồn tại nhiều hạn chế cơ bản như:
+ Về kim ngạch xuất nhập khẩu:Quan hệ thương mại Lào - Việt Nam mặc dù ngày càng được cũng cố, phát triển những quy mô của sự hợp tác, những kết quả đạt được trong thập kỷ qua chưa tương xứng với vị trí của nó vì vậy tác động của nó tới sự phát triển thương mại hai nước còn rất thấp. Tốc độ trưởng kim ngạch xuất khẩu chưa cao và chưa ổn định, hoạt động thương mại qua biên giới Lào - Việt Nam chưa phản ứng thực chất nhu cầu và khả năng phát triển nội tại của bản thân mỗi nền kinh tế.
+ Các hiệp định thương mại có tiến bộ thực hiện còn chậm, hiệu lực thấp khi gặp những điều kiện không thuận lợi như thiên tai, hoặc tác động tiêu cực từ nhân tố, điều kiện của môi trường kinh doanh quốc tế hoặc khu vực.
+ Về phía các cơ chế, chính sách của Nhà nước: Trong hoạt động xuất nhập khẩu, chính sách thị trường và mặt hàng xuất khẩu nói chung còn nhiều hạn chế, chủ yếu là những mặt hàng truyền thống. Các mặt hàng của Việt Nam đã định vịđược trên thị trường Lào, trong khi đó các mặt hàng xuất khẩu của Lào sang Việt Nam, ngoại trừ xe gắn máy mang nhãn hiệu Honda, còn mặt hàng khác hầu như chưa có được vị thế trên thị trường. Việc áp dụng chính sách ưu đãi tại các địa phương còn thiếu chủđộng, linh hoạt còn nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
trên thị trường khu vực biên giới, đòi hỏi phải được nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện.
+ về cơ cấu mặt hàng và chất lượng hàng hóa nhập khẩu: cơ cấu hàng hóa nhập khẩu qua các cửa khẩu con nghèo nàn, phần lớn hàng hóa nhập khẩu từ Thái Lan tái xuất sang Việt Nam, trong khi đó Việt Nam chưa có mặt hàng mũi nhọn, chủ thể để đẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Lào và qua Lào tới Đông Bắc Thái Lan. Chất lượng hàng hóa nhìn chung còn khá hạn chế và thường không có sự quản lý của cơ quan quản lý chất lượng của Nhà nước.
+ Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Tại các cửa khẩu quốc gia và đặc biệt là cửa khẩu quốc tế giữa hai nước đã bắt đầu hình thành một cơ sở vật chất, kỹ thuật nền tảng cho hoạt động thương mại như cửa hàng, kho hàng, văn phòng đại diện...nhưng nhìn chung kết cấu hạ tầng cho hoạt động thương mại ở các vùng cửa khẩu còn quá nhiều thiếu thốn, nhèo nàn, lạc hậu, hạn chế rất lớn đến hiệu quả hoạt động thương mại tại các cửa khẩu nói chung và giữa hai nước nói riêng. Hệ thống các chợ biên giới chưa được chú trọng xây dựng và phát triển đúng mức, mặc dù nó là nhân tố hàng đầu thúc đẩy phát triển giao lưu, trao đổi hàng hóa của dân cư biên giới. Kết cấu hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc còn rất thiếu thốn lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu trao đổi thông tin liên lạc giữa hai bên.
+ Về chủ thể tham gia thương mại biên giới: Hệ thống tổ chức Hiệp định kinh doanh thương mại giữa Lào và Việt Nam tại các vùng cửa khẩu biên giới mới bước đầu manh nha tình hình và thành phần lớn còn mang tính tự phát, chưa có định hướng phát triển rõ ràng, cụ thể. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới Lào - Việt Nam hiện có nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia nhưng thiếu sự tổ chức và phối
hợp nên dễ bị các doanh nghiệp khác ép giá và điều kiện thanh toán, làm tăng mức độ rủi ro cho kết quả kinh doanh.
+ Về phương thức thanh toán: Do tính đa dạng của chủ thể tham gia và phương thức kinh doanh trên thị trường khu vực biên giới giữa hai nước nên các phương thức trao đổi, thanh toán cũng rất đa dạng. Tuy nhiên thanh toán qua ngân hàng theo các chỉ tiêu quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước còn chiếm tỉ lệ rất thấp. Do việc thanh toán không được thực hiện qua ngân hàng nên các hiện tượng lừa đảo, chiếm dụng vốn và hiện tượng tiêu cực khác dễ xảy ra, làm tăng rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu. Việc không kiểm soát được các giao dịch qua ngân hàng cũng làm tăng tình trạng thất thu thuế và làm hạn chế các hoạt động tín dụng của các ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại biên giới.
* Nguyên nhân
Thực trạng của quan hệ thương mại Lào - Việt Nam nói chung, quan hệ thương mại hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng như trên là do các nguyên nhân:
+ Nguyên nhân khách quan
- Quá trình Hội nhập kinh tế và thương mại của hai nước với các nước trong khu vực và thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, với sự thay đổi nhanh của môi trường quốc tế, bên cạnh các tác động tích cực, còn ảnh hưởng tiêu cực tới qua hệ thương mại hai nước trong thời gian qua.
Thực trạng nền kinh tế thiểu phát, thiểu cầu và thiểu nước trong khu vực trong đó có Việt Nam và Lào có tác động ngăn cản sự phát triển của thương