6. Bốc ục của luận văn
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách để phát triển quan hệ thương mạ
mại hàng hóa giữa Lào - Việt Nam
* Chính sách nhập khẩu
Về chính sách xuất khẩu, Chính phủ hai nước đã ra Quyết định số 46/2001/QĐ - TTg ngày 4/4/2001 về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001 - 2005. Như vậy, lần đầu tiên chính phủ hai nước đã có quyết định về cơ chế xuất nhập khẩu hàng hóa 5 năm thay cho các quyết định điều hành xuất nhập khẩu hàng hóa năm trước đây. Tại thông tư số 11/2001/TT-BTM ngày 18/4/2001 của Bộ thương mại hướng dẫn thực hiện quyết định số 46/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đã hướng dẫn danh mục các
hàng hóa cần xuất khẩu cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép củ Bộ thương mại kèm theo thời gian áp dụng cho từng mặt hàng. Như vậy, quy định chung về xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001-2005 đã được xác định nhưng các vấn đề đặc thù cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Lào và Việt Nam vẫn chưa được xác lập cụ thể.
Để phát triển quan hệ thương mại hàng hóa giữa Lào và Việt Nam đến thời kỳ năm 2020 cần phải có chính sách xuất nhập khẩu phù hợp, như chính sách mặt hàng, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách phát triển các phương thức kinh doanh, chính sách tiền tệ Ngân hàng.
- Chính sách mặt hàng xuất nhập khẩu.
Xây dựng chính sách mặt hàng xuất khẩu có tính ổn định, lâu dài nhằm tạo được những sản phẩm có tầm chiến lược, có khối lượng, giá trị lớn, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh với thị trường nước ngoài...phù hợp với ưu thế, tiềm năng nổi trội của hai nước. Trên cơ sở đó, xây dựng chính sách mặt hàng xuất khẩu đối với từng khu vực, phù hợp với yêu cầu của từng thị trường.
Thương nhân hai nước được xuất khẩu hàng hóa theo ngành nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ những mặt hàng cấm xuất khẩu. Đối với hàng xuất khẩu có điều kiện (hàng xuất khẩu theo đầu mối, theo hạn ngạch, theo giấy phép của Bộ thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành). Bộ thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành sẽ xem xét chọn đầu mối, hoặc phân bổ hạn ngạch, hoặc cấp giấy phép đối với hàng hóa quy định tại quyết định của chính phủ hàng năm về quản lý điều hành xuất khẩu hoặc theo luật thương mại hai nước.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sẽ chuyển dịch theo hướng gia tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến và chế tạo, nhất là sản phẩm có hàm lượng công nghệ và trí tuệ cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô, nâng cao tỷ trọng dịch vụ. Cần ưu
tiên cao cho các ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu, còn đối với các ngành thay thế nhập khẩu mà năng lực sản xuất trong nước đã đáp ứng được nhu cầu thì không nên tăng đầu tư. Cần đầu tư vào các ngành hàng chủ lực và các dự án nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa.
+ Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam có thể chia thành 3 nhóm chính, đó là: - Nhập khẩu hàng hóa do Việt Nam sản xuất để tiêu dùng tại thị trường trong nước như: hàng bách hóa, hàng thực phẩm chế biến, hàng vật liệu xây dựng...
- Nhập khẩu hàng hóa do Việt Nam sản xuất để tái xuất sang nước thứ ba như: những mặt hàng nông sản, dệt may, giày dép...
- Nhập khẩu những mặt hàng do Việt Nam tái xuất như: xăng dầu, thiết bị máy móc...
Nhà nước cần có các chính sách hợp lý để kiểm soát hoạt động nhập khẩu. Cần hạn chế nhập khẩu ở nhóm hàng một, ba và xu hướng sẽ tăng kim ngạch nhập khẩu ở nhóm hàng hai.
- Chính sách quản lý xuất khẩu nhập khẩu.
Hiện nước CHDCND Lào đang có chính sách hỗ trợ, khuyến khích và đẩy mạnh xuất khẩu, chủ yếu là các biện pháp tài chính, thực chất là trợ cấp xuất khẩu. Trong thời gian tới cần chuyển dần các trợ cấp xuất khẩu thành các biện pháp như hỗ trợ các doanh nghiệp khảo sát thâm nhập thị trường, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ mở rộng sản xuất, kinh doanh, tư vấn kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực, kiện toàn hệ thống tổ chức ...Như vậy, vừa phù hợp với quá trình hội nhập vừa nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Nhà nước đang dùng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan để hạn chế nhập khẩu và bảo hộ xuất khẩu trong nước. Theo quá trình hội nhập, chúng ta phải giảm dần các hàng rào thuế và cắt bỏ dần các hàng rào phi thuế quan và thuế hóa các hàng rào phi thuế.
Lào - Việt Nam đang cố gắng tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và ổn định không chỉ dành cho những nhà đầu tư nước ngoài mà cả những nhà đầu tư trong nước. Do đó, trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, điều quan trọng là phải tạo cho tâm lý ổn định cho các nhà kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu bằng cách thiết lập một biểu thuế ổn định với những hướng dẫn đầy đủ và chính xác. Tuy nhiên, tính ổn định trong luật thuế xuất nhập khẩu cần được hiểu một cách tương đối. Bởi một biểu thuế được duy trì quá lâu là một điều phi thực tế, rất khó thực hiện, do không phải lúc nào quan điểm và chính sách xuất nhập của Nhà nước cũng giống nhau. Hơn nữa nền kinh tế hai nước đang phải thực hiện những chuyển biến hết sức mạnh mẽ, cộng với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thế giới và trong các quan hệ thương mại, biểu thuế xuất nhập khẩu phải có sự thích ứng linh hoạt. Tuy nhiên, với xu hướng chung là nền kinh tế thế giới và khu vực đang dần đi vào thế ổn định thì một biểu thuế ổn định luôn là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu yên tâm hoạt động trên thị trường.
- Chính sách khuyến khích mở rộng các phương thức kinh doanh.
Hiện nay đối với thị trường Việt Nam chủ yếu sử dụng phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích phát triển các hình thức kinh doanh như mua bán trung gian, đổi hàng, đấu thầu quốc tế, gia công quốc tế, mở các siêu thị tại thị trường Việt Nam đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu sang thị trường Việt Nam. Các chính sách khuyến khích hỗ trợ như hỗ trợ về vốn, về thông tin, về xúc tiến thương mại, về vấn để kinh doanh, về nguồn nhân lực....
- Chính sách tiền tệ, ngân hàng.
Hiện nay Lào và Việt Nam đã xây dựng ngân hàng hữu nghị Lào - Việt Nam, và ngân hàng hữu nghị Việt Nam - Lào, tại trụ sở Viêng Chăn ( Lào) và Hà Nội ( Việt Nam), Và có chi nhánh tại Paksê tỉnh Chăm Pa sak (Lào), điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu giữa hai nước. Trong thời gian tới cần phải mở rộng chi nhánh ra các tỉnh, Thành phố của hai nước, đông thời mở rộng quan hệ các ngân hàng thương mại Lào với các ngân hàng thương mại Việt Nam, để thực hiện thanh toán cho các hợp đồng xuất nhập khẩu, trước mắt có thể thanh toán bằng đô la Mỹ, tiến tới sẽ
thanh toán bằng đồng Kíp Lào và đồng Việt Nam, đảm bảo thanh toán để phát triển thương mại một cách thuận tiện và lành mạnh, hạn chế được rủi ro, Tổ chức sắp xép lại các lực lượng kinh doanh ngoại hối thuộc các thành phần kinh tế tại khu vực cửa khẩu. Các hoạt động này phải thông qua cấp giấy phép và chịu sự chỉđạo chặt chẽ của ngân hàng Nhà nước.
* Chính sách phát triển các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu
Theo chính sách hiện hành chỉ có các doanh nghiệp mới trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa theo ngành nghề đã kinh doanh, sau khi đăng ký mã số với hải quan địa phương. Điều này trong thực tế gây không ít khó khăn cho Hoạt động xuất nhập khẩu. Để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa với Việt Nam và đảm bảo quản lý của Nhà nước, cần cho phép tất cả các doanh nghiệp thuốc các thành phần kinh tế được phép tham gia xuất nhập khẩu qua biên giới Lào - Việt Nam, và được phép kinh doanh các mặt hàng trừ những mặt hàng Nhà nước cấm xuất nhập khẩu, hoặc xuất nhập khẩu có điều kiện.
Đối với các chủ thể hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam cần chú trọng đến hai lực lượng đó là các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp tự nhân, hộ các nhân.
- Đối với các doanh nghiệp Nhà nước.
Cần có các định hướng và chính sách khuyến khích sản xuất hàng hóa xuất nhập khẩu sang thị trường Việt Nam và tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu trực tiếp, xuất khẩu qua trung gia, tái xuất khẩu, đặc biệt là cần có chính sách để khuyến kích các doanh nghiệp tham gia hoạt động đấu thầu quốc tế, liên doanh với đối tác Việt Nam... Đồng thời là các nhân tố quan trọng điều tiết thị trường, là đầu mối cung cấp hàng hóa có các doanh nghiệp tư nhân và các hộ cá nhân xuất khẩu sang thị trường Việt Nam.
- Đối với các doanh nghiệp tư nhân và hộ các nhân.
Là lực lượng quan trọng nhất góp phần phát triển Hoạt động thương mại hàng hóa giữa Lào - Việt Nam, và thị trường Việt Nam được tư nhân hóa, chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân nhờ quy mô xuất nhập khẩu nhỏ phù hợp với quy mô của các doanh nghiệp này phát triển như các chính sách hỗ trợ về vay vốn, cho thuê đất để xây kho bãi, tạo điều kiện, tham gia hội chợ triển lãm, hỗ trợ về nghiệp vụ, về đào tạo nhân lực, về hoạt động xúc tiến và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục hải quan, và một số các chính sách tái chính khác...
* Chính sách phát triển khu kinh tế, khu thương mại cửa khẩu và chợ biên giới
Chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng thí điểm một số chính sách, đã có những bước phát triển quang trọng so với các cửa khẩu chưa được áp dụng thí điểm, đề nghị Chính phủ tiếp tục cho mở rộng chính sách này sang các cửa khẩu khác như Cha Lo, Năm Căn, Na meo....
+ Hàng năm Nhà nước đầu tư riêng cho khu kinh tế cửa khẩu qua ngân sách tỉnh từ 50% trở lên của tổng số doanh thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu. Đề nghị đối với những khu cửa khẩu có các cơ sở hạ tầng còn thấp mức thu chưa cao, tỷ lệ này nên cao hơn và áp dụng ổn định
liên tục 5 năm đầu sau đó mới điều chỉnh lại. Để tạo cơ sở cho tỉnh lập kế hoạch sử dụng khoảng đầu tư này có hiệu quả.
+ Nhà nước có chính sách để phát triển giao thông và hành lang Đông - Tây và phát triển thương mại khu vực nói chung với các tuyến đường trong yếu:
1. Laem Chabang - Mukdahan/ SaVăn Kêt (biên giới Lào - Thái Lan) - Bản Đông - Lao Bảo ( biên giới Lào Việt Nam ) Đông Hà - Đà Nẵng.
2.Vinh -Đèo Keo Nha/Nepe (biên giới lào Việt Nam) -Laksao - Ban Lao - Thà Khech/ Na Khon Pha Nom ( biên giới Lào Thái Lan) - Uđon Thani.
3. Đà Nẵng – Pak Xê - Ubôn Ratham - Nakhon Rathxasima.
4. Vũng Ang - Bãi Dinh/ Ban Talak (biên giới - Việt Nam) - Tha Khệch. Sự phát triển của hành lang Đông - Tây trong tiểu vùng sông Mê Kông sẽ có tác dụng thúc đẩy hoạt động thương mại hàng hóa qua biên giới giữa Lào - Việt Nam.
- Chính sách phát triển chợ cửa khẩu và chợ biên giới.
Để phát triển thương mại hàng hóa tại các vùng cửa khẩu biên giới Lào - Việt Nam. Việc phát triển chợ cửa khẩu chợ biên giới giữ một vị trí rất quan trọng. Bộ thương mại hai nước đã ban hành quy chế tổ chức và quản lý chợ biên giới giữa Lào - Việt Nam. Qua phân tích thực trạng để thực hiện tốt phương án quy hoạch và phát triển chợ biên giới ở các vùng cửa khẩu mà hoạt động thương mại còn chưa phát triển. Các tỉnh còn khó khăn như: Atapư - Kon Tum, Hủa Phăn, Xiêng Khuảng, Nhà nước cần có chính sách bổ kinh phí từ nguồn của trung ương hỗ trợđịa phương 100% để xây dựng các chợđường biên.
Theo quy định hiện hành, mức độ khuyến khích đối với hàng hóa trao đổi tại chợ biên giới đi qua cửa khẩu Lào - Việt Nam không quá 300.000 Kíp tương đương 500.000 đồng/lần/ngày được miễn thuế ,phần còn lại vượt quy định trên phải nộp thuế xuất nhập khẩu theo quy định của mỗi nước.Với quy định này phần nào đã ràng buộc cư dân và thương nhân không mang quá trị
giá hàng hóa vào chợ trong mỗi lần và đã ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh.Về lâu dài cần thay đổi quy định này theo hướng mặt hàng nào cần khuyến khích sản xuất kinh doanh thì không hạn chế vè giá trị,các mặt hàng còn lại đều phải chịu thuế xuất nhập khẩu như bình thường.
3.2.2 Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý và điều hành hoạt động thương mại hóa giữa Lào và Việt Nam
* Các giải pháp tổ chức quản lý điều hành
- Tổ chức lại lực hoạt động thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Lào và Việt Nam
Việc mua bán trao đổi hàng hóa giữa Lào và Việt Nam có thể chia thành ba nhóm:
+ Nhóm mua bán trao đổi diễn ra ở khu vực cửa khẩu biên giới
+ Nhóm mua bán trao đổi hàng hóa ở các chợ biên giới: có chợ có ban quản lý, nhưng nhiều chợ chưa có ban quản lý.Có chợ có hải quan,cũng có nhiều chợ chưa có hải quan.Những chợ chưa có lực lượng hải quan,khi hàng vận chuyển vào nội địa chỉ có chứng từ thu thuế của ngành thuế.Do đó chưa có thuế nhập khẩu theo chứng từ thu của hải quan ,có thể coi đây là hàng nhập lậu và bị tịch thu.
+ Nhóm trao đổi hàng hóa theo các đường mòn biên giới và hai bên cánh gà của cửa khẩu. Đây là lực lượng khó quản lý.
Trong thời gian tới ,hoạt động mua bán ở khu vực biên giới tổ chức lại theo hướng:
+ Chấm dứt tình trạng mua bán trao đổi hàng hóa theo các đường mòn,và hai bên cánh gà cửa khẩu mà chỉ tập trung ở các cửa khẩu và chợ biên giới.
+ Riêng đối với các mặt hàng còn hạn chế nhập khẩu bằng các biện pháp phi thuế thì buộc các doanh nghiệp và các thương nhân phải thực hiện xuất
nhập khẩu,theo các cửa khẩu quốc tế và quốc gia và phải nộp thuế theo quy định của nhà nước và giao cho một đầu mối quản lý là hải quan.
+ Phải quy hoạch và nâng cấp cơ sở vật chất cho các chợ biên giới các chợ biên giới thống nhất do các sở thương mại, các tỉnh biên giới sắp xếp tổ chức và quản lý, tạo môi trường tốt để thu hút và đẩy mạnh các hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa tại các chợ biên giới.Quy chế quản lý chợ biên giới cần được chỉnh lý bổ sung cho phù hợp tình hình thực tế. Đồng thời đề nghị với Nhà nước ở những chợ chưa có hải quan cho phép các tỉnh có đường biên giới được phép quy định thuế xuất nhập khẩu ở đây, đồng thời tăng thêm nguồn thu, phát triển cớ sử hạ tầng, cải thiện đời sống dân cưở khu biên giới.
- Đơn giản hóa các thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại và du lịch.
Các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại như cơ sở thương mại, hải quan, Bộ đội biên phòng, kiểm dịch động thực vật, kiểm dịch y tế, cư quan thuế vụ. quản lý thị trường... Cần cải cách thủ tục theo hướng tính đợ giản gọn