PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI HÀNG

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG hóa SONG PHƯƠNG lào VIỆT từ NAY đến 2020 (Trang 34)

6. Bốc ục của luận văn

2.1PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI HÀNG

HÓA GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Đánh giá chung: Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, mức thu nhập cũng như tiêu dùng của người dân ngày càng tăng, Lào được đánh giá là một trong những thị trường ổn định cho phát triển thương mại và đầu tư.

Những năm gần đây, Lào luôn có mức tăng trưởng cao. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lào cao nhất trong khu vực, đạt 7,8%. Năm 2012, kinh tế Lào tăng trưởng đầy ấn tượng đạt 8,3% đã giúp nước này giữ vững vị trí đứng đầu khu vực Đông Nam Á.

Ngày 2/2/2013 vừa qua Lào đã chính thức trở thành thành viên thứ 158 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Các nhà phân tích cho rằng việc gia nhập WTO sẽ khiến Lào trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Các dòng vốn nước ngoài đổ vào đây sẽ giúp đổi mới cơ cấu của nền kinh tế vốn phụ thuộc nhiều vào ngành nông nghiệp và khai khoáng, đồng thời giúp hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kém phát triển của nước này. Trở thành thành viên của WTO cũng sẽ giúp Lào mở rộng quan hệ thương mại, tạo ra các động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.

Nền kinh tế Lào đang phát triển nhanh với sức tiêu dùng của người dân ngày càng cao, nhưng sản xuất hàng tiêu dùng của Lào đang còn ở mức khiêm tốn. Hầu hết các sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng hàng ngày đều phải nhập khẩu, với 60% là hàng Thái Lan.

Qua khảo sát tại Thủ đô Viêng Chăn có tất cả 82 chợ cùng nhiều trung tâm thương mại lớn, nhưng hàng hóa Việt Nam tại đây chỉ chiếm khoảng từ

10 -15% còn lại hầu hết là hàng tiêu dùng của Thái Lan và Trung Quốc. Riêng thị trường Thái Lan chiếm 30 - 35% kim ngạch xuất khẩu và khoảng 60% kim ngạch nhập khẩu của Lào. Hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt là hàng tiêu dùng còn rất khiêm tốn do thiếu khả năng cạnh tranh về giá cả. Các chuyến vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Lào còn nhỏ lẻ nên chi phí vận chuyển cao hơn so với hàng nhập khẩu từ Thái Lan, do vậy, hàng Việt Nam tiêu thụ tại Lào giá cả thất thường, chưa ổn định.

Để khắc phục tồn tại trên, giữa hai chính phủ đã có những thoả thuận, như “Chương trình ưu đãi thuế quan Việt Nam – Lào”. Theo đó, khoảng 95% hàng hóa xuất xứ Việt Nam và Lào xuất khẩu sang nhau được miễn giảm thuế nhập khẩu. Đây là tiềm năng to lớn để doanh nghiệp mở ra những cơ hội về thương mại và liên kết sản xuất. Đồng thời là điều kiện hết sức thuận lợi cho doanh nghiệp Việt.

Một thuận lợi lớn cho hợp tác kinh tế giữa hai nước là Việt Nam - Lào là đường biên giới dài và thân thiện với các địa phương biên giới hai nước tạo thành một khu vực rộng lớn gồm 10 tỉnh của Việt Nam và 10 tỉnh của Lào. Tuy nhiên lợi thế này chưa được các doanh nghiệp khai thác tốt. Năm 2012, Việt Nam và Lào đã hoàn thành Quy hoạch mạng lưới chợ biên giới Việt – Lào đến năm 2020. Dự án nâng cấp chợ Đăm Đin (tỉnh Xiêng Khoảng), giáp với tỉnh Nghệ An của Việt Nam, là sự kiện đầu tiên sắp được khởi công.

Hy vọng sau khi hoàn tất xây dựng và đi vào hoạt động, hệ thống chợ biên giới sẽ phát huy được những ưu thế sẵn có, tạo sự kết nối thương mại và sản xuất giữa các địa phương biên giới của hai nước Việt Nam và Lào, mở ra cơ hội hợp tác và khai thác thế mạnh của mỗi bên. Theo định hướng đến năm 2015, trao đổi biên mậu hai nước sẽđạt 80 triệu USD/năm.

Dự kiến tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa hai nước đến năm 2015 sẽ

tốc độ tăng bình quân 14,6%/năm cho cả giai đoạn 2011-2015; hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Lào là 1,1 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 21,5%/năm cho cả giai đoạn 2011-2015

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG hóa SONG PHƯƠNG lào VIỆT từ NAY đến 2020 (Trang 34)