Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả thực hiện nghiên cứu theo quy trình như sau:
Sau khi xây dựng mục tiêu nghiên cứu, tác giả đề xuất mô hình các nhân tố hoàn thiện công tác thanh tra thuế tại Tỉnh Quảng Trị.
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc tham khảo các tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng thang đo, và sau đó, thảo luận với chuyên gia, cán
-Loại biến có tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0,3
-Kiểm tra hệ số Cronbach alpha Loại những biến có trọng số EFA
nhỏ
Xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoàn thiện công tác thanh tra thuế TNDN trên địa bàn T.QTrị Mô hình và
thang đo sơ bộ Cơ sở lý
thuyết
Thảo luận nhóm tập trung
Hồi quy đa biến
Mô hình và thang đo hiệu chỉnh EFA Cronbach alpha Thang đo hoàn chỉnh Nghiên cứu định lượng
bộ thuế, để điều chỉnh thang đo. Qui trình xây dựng thang đo trong nghiên cứu này dựa vào qui trình do Churchill (1979) đưa ra. Thang đo được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất. Trên cơ sở này một tập biến quan sát (thang đo nháp 1) được xây dựng để đo lường các biến tiềm ẩn (khái niệm nghiên cứu). Do sự khác nhau về văn hóa và mức độ phát triển kinh tế, các thang đo đã được thiết lập tại các nước phát triển có thể chưa thật sự phù hợp với Việt Nam, cho nên tập các thang đo được điều chỉnh và bổ sung. Thông qua việc thảo luận với các chuyên gia, cán bộ thuế, thang đo nháp được điều chỉnh. Sau khi điều chỉnh, thang đo này được dùng cho nghiên cứu chính thức.
Sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia, cán bộ thuế trực tiếp làm công tác thanh tra trong ngành thuế, tác giả nhận thấy công tác thanh tra thuế phụ thuộc vào các nhân tố sau:
- Cơ quan thuế
- Chính sách pháp luật - Doanh nghiệp
Cơ quan thuế thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ thì công tác thanh tra thuế tốt và ngược lại.
Chính sách, pháp luật của Nhà nước rõ ràng, chặt chẽ thì công tác thanh tra thuế tốt và ngược lại.
Doanh nghiệp hiểu rõ về các quy định, nghiêm túc thực hiện và tuân thủ đúng các quy định thì công tác thanh thuế tốt và ngược lại.