PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến CÔNG tác THANH TRA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 55)

5.4.1. Phân tích tương quan

Bảng 5.7: Ma trận tương quan các biến độc lập và biến phụ thuộc

HT CS CQT DN CQT_DN HT 1 CS 0,354 1 CQT 0,267 0,223 1 DN 0,429 0,326 0,320 1 CQT_DN 0,280 0,322 0,357 0,428 1 (Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS)

Kết quả cho thấy các biến độc lập đều có quan hệ với biến phụ thuộc Trong đó biến CQT là có tương qua thấp nhất (0,267) trong các mối tương quan tổng thể. Sau đó

là biến CQT_DN có tương quan 0,280 và biến CS có tương quan 0,354. Biến có tương quan mạnh nhất là biến DN (0,429). Các hệ số tương quan đều dương (+) cho thấy các yếu tố đều có quan hệ đồng biến với nhau (yếu tố này tăng thì kéo theo yếu tố kia cũng tăng theo và ngược lại nếu yếu tố này giảm thì yếu tố kia cũng giảm theo).

Ma trận tương quan đã cho chúng ta bức tranh tổng thể về quan hệ của các biến độc lập và biến phụ thuộc. Để tìm ra mối quan hệ thực sự của các biến độc lập lên biến phụ thuộc chúng ta sẽ đi vào kĩ thuật phân thích hồi quy để tìm ra tác động của các yếu tố lên việc hoàn thiện công tác thanh tra thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

5.4.2. Phân tích hồi quy

Dựa vào việc phân tích EFA chọn lọc ra các biến quan sát, nhân tố có thể sử dụng được để phân tích hồi quy.

Việc phân tích hồi quy sẽ giúp rút trích ra các nhân tố nào thực sự ảnh hưởng tới công tác thanh tra thuế TNDN ở Quảng Trị dựa trên mô hình hồi quy, đồng thời sẽ cho chúng ta đánh giá được nhân tố nào ảnh hưởng lớn nhất thông qua hệ số chuẩn hóa của mô hình hồi quy.

Thực hiện chạy hồi quy với biến phụ thuộc là HT và biến độc lập là CS, CQT, DN, CQT_DN với phương pháp Enter thu được kết quả như sau:

Bảng 5.8: Kết quả hồi quy ban đầu

Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error

Beta Tolerance VIF

1 (Constant) 1,163 0,358 3,246 0,001 CS 0,222 0,078 0,187 2,847 0,005 0,855 1,170 CQT 0,096 0,071 0,088 1,355 0,177 0,873 1,146 DN 0,241 0,062 0,274 3,908 0,000 0,748 1,337 DN_CQT 0,136 0,051 0,179 2,643 0,009 0,800 1,250 a. Dependent Variable: HT (Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS)

Kết quả cho thấy với P_Value của CQT >0,05 ( mức ý nghĩa 5%) nên ta thực hiện bỏ biến này ra khỏi mô hình. Mô hình sau khi bỏ biến:

Bảng 5.9: Kết quả hồi quy cuối cùng

Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error

Beta Tolerance VIF

1 (Constant) 1,414 0,307 4,604 0,000 CS 0,234 0,078 0,197 3,014 0,003 0,866 1,154 DN 0,260 0,060 0,295 4,306 0,000 0,786 1,272 DN_CQT 0,143 0,051 0,188 2,790 0,006 0,809 1,237 a. Dependent Variable: HT (Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS)

Với P_value đều nhỏ hơn 0,05 (mức ý nghĩa 5%) cho thấy các biến CS, DN, DN_CQT đều có ảnh hưởng tới biến phụ thuộc HT.

Với hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 2 (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) cho thấy mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Việc không còn đa cộng tuyến sẽ giúp cho việc phân tích mô hình hồi quy chính xác hơn.

Kết quả phương trình hồi quy sẽ dựa trên hệ số beta chưa chuẩn hóa. Đánh giá mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc (xếp hạng mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc) dựa vào hệ số beta chuẩn hóa.

Kết quả hồi quy cuối cùng đã chỉ ra rằng trong việc hoàn thành được công tác thanh tra thuế TNDN thì 3 yếu tố ảnh hưởng thực sự tới là

1. Chính sách; 2. Doanh nghiệp;

3. Mối quan hệ giữa Doanh Nghiệp và Cơ quan thuế.

Từ đó có thể chỉ ra rằng cơ quan thuế dường như không quyết định tới việc hoàn thiện công tác này.

Phương trình hồi quy các yếu tố hoàn thiện công tác thanh tra thuế TNDN ở Quảng Trị thông qua hệ số beta chưa chuẩn hóa như sau:

HT = 1,414 + 0,234*CS +0,260*DN + 0,144*DN_CQT

Với hệ số beta chuẩn hoá chúng ta có thể thấy rằng Doanh nghiệp có vai trò tác động mạnh nhất trong việc hoàn thiện công tác thanh tra thuế TNDN ở Quảng Trị. Doanh nghiệp tác động mạnh nhất (0,295) còn lại Chính sách và pháp luật Nhà nước có ảnh hưởng là 0,197. Thấp nhất là nhân tố quan hệ giữa Doanh nghiệp và Cơ quan thuế (0,188).

Bảng 5.10: Kết quả kiểm định các giả thuyết Giả

thuyết Phát biểu giả thuyết

Kết quả kiểm định H1 Chính sách, pháp luật của Nhà nước có ảnh hưởng tích cực tới

công tác thanh tra thuế TNDN. Chấp nhận

H2 Cơ quan thuế có những tác động giúp hoàn thiện công tác thanh

tra thuế TNDN. Bác bỏ

H3 Doanh nghiệp có đầy đủ thông tin sẽ giúp ích cho việc hoàn

thiện công tác thanh tra thuế TNDN. Chấp nhận

H4 Mối quan hệ qua lại giữa Cơ quan thuế và Doanh nghiệp làm

cho việc hoàn thành công tác thanh tra thuế trở nên dễ dàng hơn. Chấp nhận Chính sách, Pháp luật NN Doanh nghiệp HT công tác thanh tra thuế TNDN 0,197 0,295

DN & Cơ quan thuế 0,188

Bảng 5.11: Kết quả xếp hạng mức độ ảnh hưởng

Giả thuyết Hệ số beta chuẩn hóa Xếp hạng ảnh hưởng Doanh nghiệp 0,295 Lớn nhất

Chính sách 0,197 Lớn thứ 2

DN_CQT 0,188 Lớn thứ 3 (nhỏ nhất)

5.5 ĐÁNH GIÁ VIỆC HOÀN THÀNH CÔNG TÁC THANH TRA THUẾ TNDN THEOGIỚITÍNH,KINHNGHIỆMLÀMVIỆC THEOGIỚITÍNH,KINHNGHIỆMLÀMVIỆC

Việc thực hiện kiểm định phí tham số sẽ đưa ra các kết luận xem có sự khác nhau về việc hoàn thiện công tác thanh tra thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hay không theo 2 biến định danh là giới tính và kinh nghiệm làm việc.

Rà soát xem việc giới tính nam hay nữ; kinh nghiệm làm việc có làm thay đổi việc hoàn thành công tác thanh tra thuế TNDN tỉnh Quảng Trị hay không.

Bảng 5.12 Kiểm định phi tham số giới tính Group Statistics

Gioi tinh N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

HT Nam 53 3,6698 0,54547 0,07493

Nu 150 3,8000 0,53721 0,04386

Levene's Test for Equality of Variances

F Sig.

HT Equal variances assumed 0,394 0,531

Equal variances not assumed

(Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS)

Kết quả cho thấy với P_value = 0,531 > 0,05 (mức ý nghĩa 5%) cho chúng ta thấy không có sự khác nhau về việc hoàn thiện công tác thanh tra thuế TNDN ở tỉnh

Quảng Trị đối với giới tính. Từ đó có thể thấy giới tính Nam hay Nữ không quyết định tới công tác này; điều này cũng chỉ ra rằng không có sự phân biệt giới tính trong lĩnh vực thanh tra thuế TNDN ở tỉnh Quảng Trị.

Bảng 5.13 Kiểm định phi tham số kinh nghiệm làm việc Test of Homogeneity of Variances

HT

Levene Statistic df1 df2 Sig.

0,141 2 200 0,868

ANOVA

HT

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 0,156 2 0,078 0,265 0,768

Within Groups 58,979 200 0,295

Total 59,135 202

Kết quả cho thấy với P_value =0,768 > 0,05 (mức ý nghĩa 5%) cho chúng ta thấy không có sự khác nhau về việc hoàn thiện công tác thanh tra thuế TNDN ở tỉnh Quảng Trị đối với các cán bộ có kinh nghiệm làm việc khác nhau. Từ đó có thể thấy công tác thanh tra thuế TNDN của tỉnh Quảng Trị thực hiện khá nghiêm túc.

5.6. THẢO LUẬN

Với việc tiến hành thu thập số liệu từ 203 phiếu điều tra hợp lệ, tác giả đã đi vào các thủ tục phân tích nhân tố khám phá để từ đó rút ra được các yếu tố chính tác động trong việc hoàn thành công tác thanh tra thuế TNDN ở Tỉnh Quảng Trị. Kết quả cuối cùng cho thấy có 3 yếu tố ảnh hưởng lên việc hoàn thành công tác thanh tra thuế TNDN là (1) Yếu tố chính sách và pháp luật của Nhà nước; (2) Yếu tố Doanh nghiệp; (3) Mối quan hệ giữa Doanh nghiệp và Cơ quan thuế.

Nhằm hoàn thành tốt hơn công tác thanh tra thuế TNDN ở tỉnh cần tập trung vào các vấn đề liên quan tới chính sách Nhà nước, Nâng cao trách nhiệm của Doanh nghiệp và đồng thời có sự liên lạc tốt giữa Doanh nghiệp và Cơ quan thuế sẽ giúp cho công tác thanh tra thuế TNDN trên điạ bàn tỉnh Quảng Trị hoàn thiện tốt hơn.

tác này nên có thể thấy các Doanh nghiệp trên điạ bàn tỉnh có sự tự giác tương đối cao trong việc chấp hành, hợp tác trong công tác thanh tra thuế TNDN.

Tóm tắt chương 5

Sau khi thực hiện các kĩ thuật thống kê, phân tích nhân tố khám phá, tương quan, hồi quy đa biến tác giả đã rút trích ra được việc khảo sát đưa ra 4 nhân tố thực sau khi đã đưa ra giả thuyết gồm 3 nhân tố tác động lên việc hoàn thiện công tác thanh tra thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Bốn nhân tố được hội tụ lại bao gồm:

1. Nhân tố Doanh nghiệp; 2. Nhân tố Cơ quan thuế;

3. Nhân tố chính sách và pháp luật nhà nước;

4. Nhân tố mối quan hệ giữa Doanh nghiệp và cơ quan thuế;

Sau khi đưa ra 4 nhân tố tác giả thực hiện phân tích tương quan và chạy mô hình hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là Hoàn thiện công tác thanh tra thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Kết quả hồi quy đã chỉ ra rằng có 3 nhân tố thực sự ảnh hưởng tới công tác này đó là:

1. Yếu tố chính sách và pháp luật của Nhà nước; 2. Yếu tố Doanh nghiệp;

3. Mối quan hệ giữa Doanh nghiệp và Cơ quan thuế;

Trên cơ sở phương hướng của Cục thuế tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới và điểm hạn chế còn tồn tại trong hoạt động thanh tra, kiểm tra của Cục thuế, chương 4 của luận văn đã chỉ ra các nhóm giải pháp từ (1) Yếu tố chính sách và pháp luật của Nhà nước; (2) Yếu tố Doanh nghiệp; (3) Mối quan hệ giữa Doanh nghiệp và Cơ quan thuế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra thuế thu nhập doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị.

hiện các kiểm định mô hình, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bao gồm chính sách và pháp luật nhà nước, Vấn đề bên phía doanh nghiệp và mối quan hệ giữa Cơ quan thuế và Doanh nghiệp, từ đó cơ sở để đề xuất kiến nghị để hoàn thiện tốt công tác thanh tra thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

CHƯƠNG6: KẾTLUẬN KIẾNNGHỊ

Chương 6 trình bày tóm tắt kết luận và ý nghĩa của nghiên cứu, bao gồm 3 nội dung chính: (1) tóm tắt kết quả nghiên cứu, (2) các đóng góp của nghiên cứu, (3) các hạn chế và gợi ý nghiên cứu tiếp theo.

6.1.TÓMTẮTKẾTQUẢNGHIÊNCỨU

Nghiên cứu được phân tích trên mẫu có kích thước N = 203, với 17 biến quan sát. Qua phân tích nhân tố cho ra 4 biến độc lập. Phương pháp phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính được tiến hành để khảo sát sự thay đổi của biến Hoàn thiện công tác thanh tra thuế TNDN theo sự thay đổi của các biến độc lập. Kết quả hồi quy cho thấy chỉ có 3 biến: Chính sách và pháp luật nhà nước, Vấn đề bên phía doanh nghiệp và mối quan hệ giữa Cơ quan thuế và Doanh nghiệp.; biến còn lại: Về phía cơ quan thuế không có ảnh hưởng đáng tin cậy đối với biến hoàn thiện công tác thanh tra thuế TNDN.

Kết quả khảo sát phát hiện ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bao gồm chính sách và pháp luật nhà nước, Vấn đề bên phía doanh nghiệp và mối quan hệ giữa Cơ quan thuế và Doanh nghiệp.

6.2GIẢIPHÁP

Chính sách, Pháp luật NN

Doanh nghiệp HT công tác thanh tra thuế TNDN

0,197

0,295

Doanh nghiệp &Cơ quan thuế

6.2.1 Giải pháp tổng thể: Các vấn đề chung: Các vấn đề chung:

Sự chưa thống nhất trong cơ cấu tổ chức (Cơ quan thuế chưa có quy định cụ thể về bộ máy tổ chức) dẫn đến tình trạng mỗi Chi cục có một kiểu bộ máy tổ chức, chồng chéo công việc trong công tác thu thuế, gây mất thời gian cho NNT trong trường hợp họ phải chuyển địa điểm nộp thuế, như vậy sẽ làm cho hoạt động thanh kiểm tra thuế chưa đạt được hiệu quả cao nhất. Vì vậy, cần tổ chức bộ máy thanh tra kiểm tra theo hệ thống từ Cục tới Chi cục thích hợp với việc xây dựng và triển khai các kế hoạch thanh tra, kiểm tra và lưu chuyển thông tin phục vụ điều hành và giám sát việc thực hiện các chương trình kiểm tra.

Hiện nay, công tác kiểm tra thuế được thực hiện qua 02 giai đoạn (tại cơ quan thuế và tại trụ sở người nộp thuế) với nhiều thủ tục và mất thời gian. Thực tế công tác thanh tra, kiểm tra cho thấy có những doanh nghiệp hoạt động với quy mô rất nhỏ, các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, báo sổ, các đơn vị hoạt động vãng lai, hoặc chỉ những vấn đề nghi vấn trên hồ sơ thuế qua phân tích rủi ro thuế: như kê khai sai chỉ tiêu, xác định miễn giảm thuế không đúng quy định, số liệu trên báo cáo quyết toán thuế không khớp với số liệu trên báo cáo tài chính, hoặc kiểm tra việc sử dụng, ghi chép hóa đơn có đúng theo quy định thì chỉ cần thông báo những nội dung nghi vấn để doanh nghiệp giải trình hoặc điều chỉnh sai sót. Nếu người nộp thuế không giải trình, hoặc không điều chỉnh thì mời đến trụ sở cơ quan thuế để kiểm tra và xử lý vi phạm nếu có. Với lực lượng CBCC như hiện nay, nếu tiến hành thanh tra, kiểm tra dưới cả hai hình thức là tại trụ sở cơ quan thuế và tại doanh nghiệp là lãng phí và nhiều khi không cần thiết. Do đó, nhiều khi không nhất thiết phải thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp mà có thể tiến hành ngay tại trụ sở cơ quan thuế.

Nhà nước cần có chính sách, chế độ ưu đãi xứng đáng đối với công chức thuế nói chung và công chức thanh tra nói riêng. Ngoài mức lương cơ bản được quy định chung, cần có các khoản thưởng vật chất cụ thể, công khai gắn với hiệu quả hoạt động đảm bảo cho công chức thanh tra thuế yên tâm công tác, thu hút những người có năng

lực, trình độ, giúp công chức thanh tra thuế vượt qua những cám dỗ vật chất thường gặp trong công tác này.

Về mặt Doanh nghiệp:

Doanh nghiệp có hiểu biết, nắm vững về quy định thuế thực hiện tốt các quy định về thuế.

Doanh nghiệp thường xuyên cập nhật chính sách thuế thực hiện tốt các quy định về thuế.

Doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định về thuế nếu được hướng dẫn cụ thể từ cán bộ quản lý thuế trực tiếp.

Doanh nghiệp có nhân viên chuyên trách công tác thuế sẽ thực hiện tốt hơn doanh nghiệp không có nhân viên chuyên trách.

Về mặt Chính sách:

Chính sách thuế TNDN của chúng ta đang mở rộng phạm vi khuyến khích để cạnh tranh và thu hút đầu tư. Chính điều này sẽ làm cho chính sách thuế trở nên phức tạp sẽ tạo ra nhiều kẻ hở và đó là mảnh đất màu mở cho những hoạt động trốn thuế. Những khuyến khích, ưu đãi về thuế TNDN đang thiếu đi những nền tảng hỗ trợ cần thiết nên hiệu lực của nó sẽ không cao.

Quy định về điều kiện được hưởng ưu đãi và các văn bản hướng dẫn còn phức tạp, các tiêu chí áp dụng còn rườm rà, thậm chí có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau; Quy định về xác định doanh thu, lợi nhuận trong chính sách thuế TNDN và các chuẩn mực kế toán không đồng nhất đã tạo ra nhiều vướng mắc.

Do vậy chính sách thuế TNDN cần sửa đổi theo hướng: Thu hẹp điều kiện ưu đãi; đơn giản hoá các tiêu chí áp dụng khuyến khích đầu tư, chỉ nên khuyến khích đối với những địa bàn đặc biệt khó khăn, cần khảo sát, xem xét lại danh mục địa bàn khó khăn quy định từ năm 2003 mà hiện nay vẫn chưa thay đổi.

quy phạm pháp luật cần phải được sửa đổi nhất quán và phù hợp với các chuẩn mực kế toán liên quan như Chuẩn mực số 14: Doanh thu và thu nhập khác; Chuẩn mực số 17:

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến CÔNG tác THANH TRA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)