CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến CÔNG tác THANH TRA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 29)

2.2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới

Với việc tìm ra các mối liên hệ giữa công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thuế tại Negeria, tác giả Adediran S. A. và các cộng sự đã chỉ ra rằng, công tác thanh kiểm tra thuế có mối quan hệ với chính sách, doanh nghiệp với các hệ số tương quan riêng cho từng nhân tố doanh nghiệp và chính sách với kết quả như sau:

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến công tác thanh, kiểm tra thuế tại Negeria

Thanh kiểm tra thuế

Với kết quả chỉ ra rằng mối quan hệ giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp có tác động tới công tác thanh, kiểm tra thuế tại Negeria. Do hệ thống luật pháp tương đối chặt chẽ, do vậy mà các doanh nghiệp và nhân viên thanh kiểm tra thuế luôn có ý thức cao trong công việc nộp và thanh tra thuế. Vì thế mà việc kết hợp giữa cơ quan thuế và Doanh nghiệp là hai yếu tố tác động tới công tác thanh kiểm tra thuế tại Negeria.

2.2.2. Một số nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Hồ Hoàng Trường “Hoàn thiện công tác thanh tra thuế tại Chi cục tỉnh Đồng Nai” đã đưa ra mô hình đánh giá như sau:

Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến công tác thanh, kiểm tra thuế

Y = 0,14  Mối liên hệ giữa CQT và DN + 0,054  CQT + 0,62  DN.

Công tác thanh, kiểm tra thuế có quan hệ tuyến tính với các nhân tố về Mối liên hệ giữa CQT và DN (0,14), CQT (0,054), DN (0,62).

Mô hình cho thấy yếu tố Doanh nghiệp đóng góp vai trò quan trọng nhất tới công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNDN (0,62) tiếp đến là Mối liên hệ giữa CQT và doanh nghiệp (0,14) và tác động cuối cùng nhỏ nhất là yếu tố CQT.

Mô hình này cho thấy việc Doanh nghiệp hiểu rõ về thuế TNDN và có tinh thần hợp tác với công tác thanh tra, kiểm tra thuế thì việc thực hiện công việc này trở nên dễ dàng hơn, và ngược lại.

Để nghiên cứu cho đề tài, tác giả sẽ tiến hành phân tích, nghiên cứu tham khảo nghiên cứu của tác giả Hồ Hoàng Trường để xem xét lại mô hình nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có giống mô hình trên hay không.

Tóm tắt chương 2

Trong chương này, luận văn đã trình bày những lý luận cơ bản về thanh tra thuế; thanh tra thuế TNDN; vấn đề về thất thu thuế; các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động thanh tra thuế TNDN; các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra thuế TNDN; Các mô hình nghiên cứu trước đây, đưa ra nhận xét về các mô hình để lựa chọn mô hình nghiên cứu sử dụng trong luận văn.

Việc lựa chọn mô hình và phát triển các biến quan sát được tác giả trình bày trong mô hình nghiên cứu ở Chương 4.

CHƯƠNG3: THỰC TRẠNGCÔNG THANHTRA THUẾ TNDNTẠI CỤC THUẾ QUẢNGTRỊ

3.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN: 3.1.1. Khái quát về tỉnh Quảng Trị 3.1.1. Khái quát về tỉnh Quảng Trị

Quảng Trị là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ, có diện tích tự nhiên 4.688 km2, trong đó trên 75 % diện tích là miền núi-trung du, với dân số gần 650.000 người, GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 11 triệu đồng, tốc độ tăng GDP hàng năm 8,5 %/năm. Tỉnh có 2 thị xã và 8 huyện.

Sau giải phóng, đặc biệt là sau 20 năm được tái lập lại tỉnh, Quảng Trị đã có nhiều cố gắng trong xây dựng và phát triển kinh tế, trở thành một địa bàn quan trọng trên trục hành lang kinh tế Đông- Tây. Tuy nhiên là một tỉnh chịu nhiều hậu quả chiến tranh, thời tiết khắc nghiệt, lại dành nhiều thời gian và công sức cho chính sách hậu phương, hàn gắn vết thương chiến tranh nên tốc độ phát triển còn chậm; GDP bình quân hàng năm xếp vào các tỉnh thấp trong nước; cơ sở hạ tầng còn thiếu; tỉnh đã có chính sách thu hút nhưng các nhà đầu tư vẫn đang e dè, nghe ngóng, mức độ đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng.

3.1.2. Tổng quan về tình hình doanh nghiệp ở Quảng Trị

Những đặc điểm này đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phát triển của cộng đồng doanh nghiệp. Các DN đa số đều có quy mô nhỏ, số ít có quy mô vừa, năng lực tài chính thuộc loại yếu so với DN trong nước. Hiệu quả hoạt động sản xuất- kinh doanh cũng như ý thức chấp hành pháp luật thuế của phần lớn các DN còn hạn chế. Thống kê các DN đang hoạt động đến 31/12/2013

STT Loại hình DN Cục Thuế quản lý 10 Chi cục Thuế quản lý Tổng cộng 1 DN Nhà nước 50 0 50 2 Công ty TNHH 1 thành viên 157 130 287 3 DN Nhà nước cổ phần hoá 86 0 86

4 DN có vốn đầu tư nước ngoài 20 0 20

6 Công ty cổ phần 187 85 272 7 DN tư nhân 107 128 235 8 Quỹ tín dụng 0 11 11 9 Hợp tác xã 0 87 87 Tổng cộng 1.015 1.081 2.096 ( Nguồn: Cục Thuế tỉnh Quảng Trị )

3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA THUẾ TNDN TẠI TỈNHQUẢNG TRỊ: QUẢNG TRỊ:

Công tác thanh tra thuế TNDN tại Quảng Trị trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2007 thời điểm mà Luật Quản lý thuế có hiệu lực, đã đạt được nhưng kết quả khả quan, góp phần tăng thu cho NSNN và tạo tiền đề để nâng cao ý thức, trách nhiệm của NNT trong việc thực hiện pháp luật thuế, phát huy được chức năng và quyền hạn của cơ quan Thuế trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNDN.

Qua công tác thanh tra thuế TNDN, các Đoàn thanh tra đã phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm kê khai sai, trốn thuế, lách luật lợi dụng chính sách khuyến khích đầu tư, ưu đãi ( thành lập chi nhánh, Công ty con tại các huyện thị có trong danh mục địa bàn đủ điều kiện để hưởng chính sách ưu đãi về thuế suất, thời gian miễn giảm thuế TNDN). Những kết luận thanh tra, tổng kết rút kinh nghiệm sau một kỳ thanh tra đã giúp các cơ quan quản lý nhà nước nói chung, cơ quan thuế nói riêng nhận diện một cách đầy đủ các thủ đoạn trốn thuế TNDN, từ đó đề ra những biện pháp thích hợp để phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật về thuế TNDN cũng như các sắc thuế khác.

Số liệu cụ thể về Tổng số thuế truy thu (trong đó tỷ trọng thuế TNDN) của các loại hình DN trong các kỳ thanh tra từ năm 2011 - 2013 và các kiến nghị của các Đoàn thanh tra không những có tác dụng cảnh báo, răn đe tình trạng vi phạm pháp luật về thuế mà còn mang ý nghĩa tăng thu ngân sách, góp phần hoàn thành Dự toán ngân sách của tỉnh nhà.

Về tổng thể: số thuế phát hiện qua thanh tra thu hồi vào NSNN ngày càng tăng: năm 2011 là 4.460 triệu đồng; năm 2012 là 5.694 triệu đồng, năm 2013 là 8.046 triệu đồng.

Trong đó số thuế TNDN truy thu đều tăng cả số về mặt tỷ trọng và số tuyệt đối: năm 2011 là 2.414 triệu đồng chiếm 54,12 %; năm 2012 là 3.312 triệu đồng chiếm 58,17 %, năm 2013 là 4.750 triệu đồng chiếm 59,04 %.

Điều này cho thấy, song song với sự gia tăng về số lượng và quy mô của DN trên địa bàn tỉnh, các hành vi trốn thuế, gian lận thuế TNDN ngày càng tăng với tính phức tạp và tinh vi ngày càng cao.

Từ những kết quả của hoạt động thanh tra, trên cơ sở phân tích nguyên nhân, động cơ, mục đích của các hành vi sai phạm, Cục Thuế Quảng Trị đã xây dựng các đề án chống thất thu NSNN trên các lĩnh vực kinh doanh như: Ăn uống-giải khát, vận tải tư nhân, KD ô tô-xe máy, xây dựng cơ bản, khai thác cát sạn ...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được như đã phân tích ở trên hoạt động thanh tra thuế TNDN ở Quảng Trị vẫn còn một số hạn chế và bất cập.

3.3. MỘT SỐ HẠN CHẾ, BẤT CẬP TRONG CÔNGTÁC THANH TRA THUẾ TNDN:

Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra thuế TNDN, nhất là ở cấp Chi cục thuế chưa được coi trọng nên chưa tập hợp đầy đủ thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp, kỹ năng phân tích, đánh giá mức độ rủi ro còn yếu, phần lớn chỉ dựa vào kinh nghiệm quản lý để lựa chọn đối tượng thanh tra từ đó lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra không đúng đối tượng, thậm chí có nơi kế hoạch bị dàn trải nên khi tiến hành thanh tra gặp nhiều lúng túng, hiệu quả thấp.

Một số cán bộ làm công tác thanh tra chưa thực sự chịu khó nghiên cứu, cập nhật, rèn luyện kỹ năng tác nghiệp, phương pháp đọc và hiểu, vận dụng văn bản pháp luật nên việc xử lý còn nặng về suy đoán, áp đặt; viện dẫn, áp dụng sai văn bản. Dẫn đến khi xác lập hồ sơ chứng lý hoặc dự thảo, giải thích phần hành được phân công thiếu căn cứ, không đủ sức thuyết phục ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng của các cuộc thanh tra thuế TNDN.

Việc xử lý kết quả kiểm tra thường thiên về quan điểm xử lý vi phạm, lấy số thuế truy thu, mức xử phạt sau thanh tra làm thước đo hiệu quả. Điều này xét về ý nghĩa tăng thu NSNN, góp phần thực hiện tốt dự toán trên giao đối với một tỉnh còn

nghèo về nguồn thu như Quảng Trị là cần thiết nhưng chưa đủ. Do áp lực đó mà quá trình nghiên cứu, phân tích kết quả kiểm tra để đề xuất bổ sung, hoàn thiện chính sách chưa được chú trọng, một số kiến nghị đưa ra còn chung chung, thiếu tính khả thi và các luận cứ khoa học, thực tiễn.

Một số nội dung trong các văn bản dưới Luật thuế TNDN thiếu nhất quán, trong khi các công văn hướng dẫn, trả lời của Tổng cục thuế chưa được kịp thời nên việc áp dụng, xử lý khi tiến hành thanh tra gặp nhiều bất cập, vướng mắc.

Công tác đôn đốc, theo dõi quá trình thực hiện các quyết định xử lý vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả về thuế TNDN còn thiếu quyết liệt, dẫn đến một số DN sau khi thanh tra còn xảy ra tình trạng dây dưa thực hiện kết luận thanh tra. Thông thường sau 1 kỳ thanh tra, công tác tổng hợp, đánh giá hoạt động thanh tra chỉ tập trung vào những con số định lượng: Số thuế TNDN phát hiện thêm sau thanh tra, số tiền phạt vi phạm hành chính, các hành vi vi phạm thường gặp, số thuế truy thu và số tiền phạt đã nộp vào NSNN...mà ít chú trọng các nhân tố định tính như: tình hình chấp hành các quy định của Luật thuế TNDN của các DN đã chuyển biến đến mức độ nào, những kiến nghị bổ sung, hoàn thiện chính sách thuế TNDN của các đoàn thanh tra đã được hồi âm và ghi nhận như thế nào, mức độ đáp ứng được đòi hòi của thực tiễn.

3.4. NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THANHTRA: THANHTRA:

3.4.1. Nguyên nhân khách quan

- Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự cạnh tranh thuế trong quá trình thu hút vốn là một thử thách không nhỏ. Chính sách thuế của chúng ta đang mở rộng phạm vi khuyến khích đặc biệt là thuế TNDN để cạnh tranh và thu hút đầu tư. Chính điều này sẽ làm cho chính sách thuế trở nên phức tạp sẽ tạo ra nhiều kẻ hở và đó là mảnh đất màu mở cho những hoạt động trốn thuế. Hơn nữa, những khuyến khích về thuế TNDN mà thiếu đi những nền tảng hỗ trợ cần thiết thì hiệu lực của nó sẽ không cao.

còn nhiều điều kiện ưu đãi, mức và thời gian miễn, giảm thuế; còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội.

- Môi trường pháp lý chưa đồng bộ và nhất quán: nội dung Luật thuế TNDN còn phức tạp, chưa đồng bộ cách hạch toán kế toán với các văn bản khác như Luật Kế toán, Chuẩn mực kế toán, đã gây khó khăn không nhỏ cho công tác thanh tra thuế TNDN của cơ quan Thuế.

- Các giải pháp quản lý kinh tế xã hội chưa được cải cách đồng bộ để hỗ trợ cho công tác quản lý thuế như: quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý cấp giấy chứng nhận đăng ký KD... đã làm hạn chế rất nhiều đến việc thanh tra thuế TNDN.

- Ở một số địa phương chính quyền chưa quan tâm đúng mức và chưa thực sự coi công tác quản lý thuế là nhiệm vụ của địa phương mình. Các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân có liên quan (như Địa chính, Kế hoạch-Đầu tư, Giao thông, Công an, Ngân hàng ...) thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với cơ quan Thuế trong việc cung cấp thông tin và các biện pháp hỗ trợ để thu đầy đủ, kịp thời tiền thuế vào NSNN.

- Về ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT: Trong những năm gần đây, ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT đã được nâng cao, tuy nhiên vẫn có nhiều NNT coi việc trốn thuế sự tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Các hành vi trốn thuế, lách thuế TNDN thông qua hạch toán kế toán xảy ra ngày càng phổ biến. Khoa học ngày càng phát triển thì các thủ đoạn trốn thuế ngày càng tinh vi hơn, gây khó khăn cho công tác quản lý và kiểm soát thuế.

3.4.2. Nguyên nhân chủ quan

Quy trình quản lý thuế TNDN hiện nay vẫn còn chưa hợp lý dẫn đến nhiều chức năng còn chồng chéo; một số chức năng lại chưa có bộ phận chuyên trách đảm nhiệm như: chức năng cưỡng chế thuế, chức năng pháp chế... từ đó dẫn đến chưa bao quát hết toàn bộ công việc. Dẫn đến hoạt động thanh tra thuế TNDN chưa được đồng bộ và chuyên môn hóa, do vậy hiệu quả không cao.

Công tác ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý thuế còn ở mức thấp, mới chỉ tập trung chủ yếu vào việc đăng ký mã số thuế, xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế,

quản lý ấn chỉ. Đại bộ phận công việc trong quy trình quản lý thuế vẫn là thủ công, năng suất thấp dẫn đến hạn chế quỹ thời gian dành cho thanh tra thuế TNDN của cơ quan Thuế.

Việc tuyên truyền, hướng dẫn chính sách thuế chưa thường xuyên, liên tục. Hình thức còn đơn điệu, nội dung mới chỉ bó hẹp ở thông tin về đăng ký, kê khai nộp thuế, thuế suất, chưa thực sự phát huy vai trò hỗ trợ DN từ khâu lập sổ sách kế toán đến tính toán thuế TNDN phải nộp, giúp lành mạnh quan hệ tài chính của DN, vì vậy chưa nâng cao tính tuân thủ, tự kê khai và tự chịu trách nhiệm pháp luật của NNT.

Chế độ đãi ngộ cho công chức trong ngành Thuế hiện nay chưa thực sự động viên để cán bộ thuế yên tâm làm việc; việc khen thưởng vẫn còn mang tính hình thức, không xây dựng tiêu chí xét thi đua theo nhiệm vụ và kết quả đạt được của từng cá nhân, bộ phận, từng vị trí. Dẫn đến tư tưởng bình quân chủ nghĩa; chưa thực sự động viên cán bộ có năng lực, có phẩm chất, tâm huyết với ngành Thuế, phát huy hết năng lực sở trường trong công tác kiểm soát thuế.

Một bộ phận cán bộ quản lý thuế trình độ hiểu biết và thực thi về Luật thuế TNDN, hạch toán kế toán, phân tích tài chính DN còn hạn chế. Kỹ năng tác nghiệp, phương pháp đọc và hiểu, vận dụng văn bản pháp luật của một số cán bộ thanh tra còn yếu và thiếu tính chuyên nghiệp; cách thức xử lý còn thiên về chủ nghĩa kinh nghiệm, nặng về suy đoán; tra cứu văn bản đưa vào áp dụng không đúng. Dẫn đến khi xác lập hồ sơ, báo cáo phần hành được giao thiếu căn cứ, không đủ sức thuyết phục ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng của các cuộc thanh tra thuế TNDN.

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến CÔNG tác THANH TRA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)