Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN (Trang 54)

- Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá thực trạng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa của Tổng công ty.

a) Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố như: thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng…đều có ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm may mặc. Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh cùng với tốc độ hội nhập quốc tế của Việt Nam sẽ tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, cùng với thu nhập của người dân tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp tới thị hiếu của người dân trong việc lựa chọn trang phục.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Bảng 4.12. Chỉ Tiêu GDP Việt Nam Qua Các Năm Chỉ tiêu năm Tốc độ tăng GDP

(%)2002 7.1 2002 7.1 2003 7.34 2004 7.69 2005 8.4 2006 8.17 2007 8.48 2008 (dự báo) 9.1 Nguồn: Tổng Cục Thống Kê 48

Hình 4.5. Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm 2002-2007

Theo ước tính sơ bộ, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 8.48% so với năm 2006, đạt kế hoạch đề ra (8.2-8.5%), gồm có khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3.41% (kế hoạch 3.5-3.8%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10.6% đạt kế hoạch đề ra (10.5-10.7%); khu vực dịch vụ tăng 8.68% vượt kế hoạch đề ra (8.0-8.5%). Tăng trưởng kinh tế năm 2007 của nước ta đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực. Theo đánh giá của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc 11.2%, Singapore 7.5%, Philippin 6.6%, Indonesia 6.2%, Malaysia 5.6%, Thái Lan 4.0%. Nền kinh tế nước ta năm 2007 vẫn duy trì và đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao, hầu hết các chỉ tiêu do Quốc Hội đề ra đều đạt và vượt kế hoạch. Với xu thế phát triển trong vài năm gần đây thì khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng cao của toàn nền kinh tế và các ngành năm 2008 là tương đối khả thi. Bên cạnh đó, các yếu tố tác động hết sức thuận lợi nhờ quá trình gia nhập WTO như: tăng trưởng của kinh tế thế giới tương đối lạc quan, xu hướng tăng mạnh của dòng vốn FDI sẽ còn tiếp tục, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, thuế suất của các đối tác thương mại giảm xuống,…sẽ tạo điều kiện để tăng trưởng đạt cao hơn các năm trước. Theo dự báo cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 đạt 9.1%.

Chỉ số giá tiêu dùng

Bảng 4.13. Chỉ Số Giá Tiêu Dùng 4 Tháng Đầu Năm 2008 Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4

Chỉ số giá

(%) 102.38 106.02 109.19 111.39

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê

Hình 4.6. Chỉ Số Giá Tiêu Dùng 4 Tháng Đầu Năm 2008

Trong quí I năm nay, giá tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ tăng cao, đặc biệt là giá lương thực, thực phẩm và giá các mặt hàng thiết yếu đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của toàn bộ dân cư. Trong khu vực người làm công ăn lương, mặc dù mức lương tối thiểu đã tăng thêm 20% từ tháng 01/2008, nhưng do giá tiêu dùng tăng mạnh nên tiền lương thực tế của người lao động gần như không được cải thiện, sức mua giảm. Đời sống của người nông dân ở các tỉnh phía Bắc còn chịu ảnh hưởng thêm tác động của rét đậm, rét hại kéo dài trong những tháng đầu năm gây thiệt hại lớn đến trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN (Trang 54)