- Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá thực trạng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa của Tổng công ty.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ tại các hệ thống kênh phân phối của Tổng công ty
thành, luôn đem lại cho Tổng công ty doanh thu lớn nhất, doanh thu ở khu vực TP.HCM chiếm tỷ trọng cao tới 34% trong tổng doanh thu của khu vực phía Nam, năm 2007 doanh thu ở TP.HCM tăng 18,491,249,000 VNĐ so với năm 2006.
TP.HCM là một thị trường tiềm năng, đặc biệt là khi đất nước đang trên đà phát triển, hội nhập cùng với nền kinh tế của thế giới, thu nhập của người dân cũng tăng cao. Nhu cầu về làm đẹp, xài hàng hiệu, những sản phẩm có tên tuổi nổi tiếng ngày một gia tăng. Việt Tiến là một công ty có tên tuổi trong ngành may mặc, nếu biết khai thác tốt thị trường này thì không những gia tăng được doanh số bán mà có thể tăng trưởng thị phần, cạnh tranh được với các đối thủ trong cùng ngành.
Nhìn chung, doanh thu tiêu thụ trong năm 2007 ở các khu vực khác ngoài TP.HCM cũng đều tăng. Đặc biệt là khu vực phía Bắc có tốc độ tăng nhanh nhất, năm 2007 tăng 115.26% so với năm 2006 (tăng 41,976,450,000 VNĐ). Hà Nội cũng là một thị trường đầy tiềm năng không kém TP.HCM, năm 2007 có tốc độ tăng doanh thu là 282.69% chiếm 16% trong tổng doanh thu ở khu vực phía Bắc, năm 2007 doanh thu đạt 12,543,144,000 VNĐ tăng 9,265,506,000 VNĐ so với năm 2006. Tổng công ty cần khai thác tốt hơn nữa ở thị trường này vì Hà Nội là trung tâm văn hoá lớn thứ 2 của cả nước sau TP.HCM, đời sống của người dân ở đây cũng khá cao, nhu cầu về làm đẹp cũng được chú trọng, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập hàng ngoại tràn vào thị trường Việt Nam càng nhiều, trong có có không ít những hãng thời trang nổi tiếng trên thế giới. Vì vậy, Việt Tiến phải tận dụng tốt lợi thế “sân nhà” để mở rộng việc tiêu thụ ở thị trường nội địa đầy tiềm năng này.
4.2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ tại các hệ thống kênh phân phối của Tổng côngty ty
Hệ thống phân phối của Việt Tiến rất chặt chẽ và rộng khắp cả nước, là lợi thế rất mạnh để Tổng công ty đưa sản phẩm của mình đến tay người dùng.
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN (PHỤ LỤC 2)
Sản phẩm của Tổng công ty vừa phân phối trực tiếp, vừa phân phối gián tiếp. Tổng công ty phân phối trực tiếp qua các cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm như: cửa hàng số 7 Lê Minh Xuân, Quận Tân Bình; cửa hàng số 5 Quang Trung, Quận Gò Vấp; cửa hàng 90 Lê Lợi, Quận 1, TP.HCM…Và phân phối gián tiếp thông qua các đại lý với hình thức ký gởi và mua đứt bán đoạn, phân phối gián tiếp qua các hệ thống siêu thị…Với cách thức phân phối này, sản phẩm của Tổng công ty có mặt khắp cả nước từ Bắc đến Nam với hơn 300 đại lý. Điều này, giúp khách hàng thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí mua sắm cũng như Tổng công ty dễ dàng nắm bắt được thông tin, xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Tuy nhiên, hệ thống phân phối này cũng làm phát sinh chi phí thuê mướn mặt bằng, thuê nhân viên, chi phí vận chuyển, dụng cụ trưng bày…
Hình 4.2. Sơ Đồ Tổ Chức Kênh Phân Phối của Tổng Công Ty Cổ Phần May Việt Tiến Tổng công ty Tổng công ty Người tiêu dùng Người tiêu dùng Cửa hàng Tổng đại lý, Đại lý cấp 1 Đại lý cấp 2 Tổng công ty Người tiêu dùng Đại lý Tổng công ty Người tiêu dùng Siêu thị/ HĐKT 32
Trong hệ thống phân phối trên thì kênh phân phối chủ yếu mà Tổng công ty quan tâm là kênh phân phối qua hệ thống đại lý và cửa hàng, bởi vì đây là nguồn mang lại doanh thu cao nhất cho Tổng công ty (Doanh thu từ phía cửa hàng chiếm 16%, doanh thu từ phía đại lý chiếm 75%) cụ thể thông qua bảng sau:
Bảng 4.5. Kết Quả Doanh Thu Từ Các Hệ Thống Kênh Phân Phối của Tổng Công Ty Năm 2007 Đơn vị: 1000 VNĐ Tên Số tiền Tỷ trọng (%) 1/ Cửa hàng 41,810,480 16 2/ Đại lý 195,986,626 75 3/ Kênh khác 23,518,395 9 Siêu thị 18,814,716 7.2 Cán bộ công nhân viên 1,646,288 0.63 Trường học, bệnh viện 3,057,391 1.17 Tổng 261,315,501 100 Nguồn: Phòng Kinh Doanh Nội Địa