Bán hàng thông qua hệ thống cửa hàng của Tổng công ty

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN (Trang 39)

- Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá thực trạng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa của Tổng công ty.

a) Bán hàng thông qua hệ thống cửa hàng của Tổng công ty

Năm 2007, Việt Tiến có khoảng 15 cửa hàng: 11 cửa hàng ở TP. HCM, 4 cửa hàng ở Hà Nội, 1 cửa hàng ở Bình Dương và 1 cửa hàng ở Nha Trang. Các cửa hàng này chịu sự điều phối trực tiếp của Tổng công ty. Doanh thu của hệ thống cửa hàng đạt 41,810,480,000 VNĐ, trong đó doanh thu cửa hàng phía Nam đạt 36,584,170,000 VNĐ ( tương đương 87.5%), cửa hàng phía Bắc là 5,221,084,000 VNĐ ( tương đương 12.49%).

Các cửa hàng của Tổng công ty được sự quản lý trực tiếp bởi nhóm tiêu thụ và kiểm soát thị trường của phòng kinh doanh nội địa. Tổng công ty tự thuê mặt bằng và tổ chức buôn bán cho nên hình thức trang trí, mặt bằng cơ sở có lợi thế hơn so với các đại lý. Vì là cửa hàng của Tổng công ty nên hàng hoá ở đây đa dạng và đầy đủ hơn, cách trình bày kệ quầy… đều do nhóm thiết kế riêng của Tổng công ty bố trí, tạo nên một hình ảnh rất riêng, ấn tượng đối với người tiêu dùng. Thông qua cửa hàng Tổng công ty còn có thể thực hiện các hình thức khuyến mãi, quảng cáo…

ty có thể thu thập thông tin từ khách hàng thông qua việc phát phiếu thăm dò ý kiến khách hàng, và giới thiệu sản phẩm mới đến người tiêu dùng. Ngoài ra, còn có thể thiết lập một mối quan hệ tốt với khách hàng nhằm tạo sự an tâm, tin tưởng của họ đối với nhãn hiệu Việt Tiến, dần dần họ trở thành khách hàng quen thuộc của Tổng công ty.

Đội ngũ nhân viên bán hàng đều do Tổng công ty tuyển dụng và đào tạo, ngoài ra cửa hàng trưởng còn có thể thuê thêm nhân viên nhưng với hình thức thời vụ khi có nhu cầu.

Với hình thức trả lương khoán đối với một số cửa hàng (như cửa hàng số 7 Lê Minh Xuân, Quận Tân Bình) là một trong những động lực thúc đẩy nhân viên làm việc và phối hợp cùng với Tổng công ty để tìm hiểu về tình hình thị trường, giá cả, thị hiếu, chất lượng, mẫu mã, kích cỡ,… và các vấn đề khác liên quan đến việc sản xuất kinh doanh sản phẩm của Việt Tiến.

Nhằm đưa các sản phẩm của mình đến người tiêu dùng trên cả nước, từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2 năm 2007, Việt Tiến đã khai trương một loạt cửa hàng thời trang mang thương hiệu Vee Sendy tại TP.HCM, Nha Trang, Đà Nẵng, Bình Dương. Các cửa hàng này đều thiết kế theo mô hình hiện đại, mang tính chuyên biệt trong hệ thống Vee Sendy, phục vụ người tiêu dùng là các bạn trẻ nam, nữ yêu thích thời trang như: áo sơ mi thời trang, sơ mi body, quần khaki, quần jeans, quần sort, áo thun, nón, dây nịt, túi xách, bóp da…

Tuy nhiên, ngoài những cửa hàng có diện tích tương đối rộng và được trang trí, thiết kế đẹp mắt như: cửa hàng 231 Lê Văn Sỹ - Quận Phú Nhuận, 05 Quang Trung - Quận Gò Vấp…thì vẫn còn một số cửa hàng chưa chú trọng đến việc trưng bày hàng hoá: quần áo treo còn lộn xộn, quá dày và trong cửa hàng còn để quá nhiều thùng hàng... gây cảm giác không thoải mái cho khách hàng khi xem hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w