Thực trạng phát triển dịch vụ ăn nhanh tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố rủi ro gây chậm tiến độ trong quá trình thực hiện dự án chuỗi thức ăn nhanh (Trang 34)

- Thương hiệu Domino: Trong 2 năm 2014, 2015 Domino đầu tư 18 cửa hàng trong đó 16 cửa hàng chậm trễ tiến độ trong đó có 4 cửa hàng nguyên nhân do thi công 6 cửa hàng do thiết kế chậm trễ và 2 cửa hàng do tìm kím và pháp lý mặt bằng

- Thương hiệu Berger King: Trong 2 năm 2014, 2015 đầu tư 12 cửa hàng trong đó 9 cửa hàng chậm trễ tiến độ trong đó có 3 cửa hàng nguyên nhân do thi công 5 cửa hàng do thiết kế chậm trễ và 1 cửa hàng do tìm kím và pháp lý mặt bằng

- Thương hiệu Popeyes: Trong 2 năm 2014, 2015 đầu tư 7 cửa hàng trong đó 5 cửa hàng chậm trễ tiến độ trong đó có 2 cửa hàng nguyên nhân do thi công 2 cửa hàng do thiết kế chậm trễ và 1 cửa hàng do tìm kím và pháp lý mặt bằng

- Thương hiệu Donut dunking: Trong 2 năm 2014, 2015 đầu tư 7 cửa hàng trong đó 4 cửa hàng chậm trễ tiến độ trong đó có 1 cửa hàng nguyên nhân do thi công 2 cửa hàng do thiết kế chậm trễ và 1 cửa hàng do tìm kím và pháp lý mặt bằng

Hình 2.7: Một số thương hiệu thức ăn nhanh tại Việt Nam 2.5. Tình hình nghiên cứu hiện tại

Như đã nói ở trên để một dự án thành công thì phải đáp ứng 6 tiêu chí. Vì vậy, việc nâng cao công tác trong quản lý đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công hay thất bại của dự án, trong đó chậm tiến độ thường hay xảy ra và gây nhiều tổn thất.

Như trong tạp chí Quản lý Xây dựng và Kinh tế bài báo của Faridi và El-Sayegh (2006) nói rằng “Trì hoãn xây dựng được coi là một trong những vấn đề thường xảy ra nhất trong ngành công nghiệp xây dựng”. Hoàn thành đúng tiến độ trong phạm vi ngân sách là một giấc mơ của người quản lý dự án. Để đáp ứng được hai yêu cầu trên điều quan trọng là phải hiểu những yếu tố nào gây ra một dự án có thể chậm trễ tiến độ và vượt chi phí.

2.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Theo Luận văn nghiên cứu tiến sỹ của Nguyễn Kim Trọng “Cause delay in contruction project summary & category”,Michigan State University, (2010). Khoảng 15% dự án xây dựng ở Việt Nam bị trì hoãn tiến độ như bảng sau:

Bảng 2.1: Số lượng và tỉ lệ phần trăm của sự chậm trễ tiến độ các dự án ở Việt

Nam

Nguồn:http://www.moc.gov.vn/site/moc/cms?cmd=4&portionId=82&articleId=34800&p ortalSiteId=6&language=vi_VN

http://atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/49326/index.aspx

Sau khi khảo sát thực tế tác giả kết luận rằng thời gian là yếu tố quyết định sự thành công của một dự án.

Theo Aibinu và Jagora (2002) thì trễ tiến độ được mô tả như một khoảng thời gian khi nhà thầu và chủ đầu tư dự án không được thực hiện đúng như quy định hoặc đúng như thỏa thuận trong hợp đồng. Còn theo Bramble và Callahan (1987) thì trễ tiến độ là khoảng thời gian mà các hạng mục của dự án thi công kéo dài hoặc hoàn thành không đúng hạn. Vì vậy, chậm tiến độ là các tình huống xảy ra làm cho công việc chậm lại và các công việc hoàn thành không đúng hạn.

Các nghiên cứu của Nguyễn Duy Long, Stephen Ogunlana, Trường Quang, Ka Chi Lam (2004) về các vấn đề thường gặp trong các dự án ở Việt Nam thì vấn đề: “Dự án bị trì hoãn” xếp hạng 1 trong bảng xếp hạng các vấn đề thường gặp trong ngành xây dựng.

Ngoài ra, theo Nguyễn Duy Long và đồng sự (2013) còn có rất nhiều nghiên cứu khác liên quan tới vấn đề chậm tiến độ của dự án được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới.

Về các dự án xây dựng lớn ở Việt Nam, Nguyễn Duy Long và các đồng sự đã đưa ra 5 vấn đề vướng mắc được xác định là rất thường gặp : Dự án trì hoãn; Vượt chi phí; Xảy ra tai nạn lao động; Chất lượng kém; Tranh chấp giữa các bên tham

gia. Trong đó Dự án trì hoãn và Vượt chi phí được xác nhận là thường xuất hiện nhất.

Bảng 2.2: Xếp hạng các vấn đề thường gặp trong ngành xây dựng

Xếp hạng Vấn đề Trung bình Độ lệch chuẩn

1 Dự án bị trì hoãn 3.73 1.11

2 Vượt chi phí 2.98 1.17

3 Tai nạn lao đông 2.46 1.36

4 Chất lượng kém 2.34 1.17

5 Tranh chấp 2.21 1.17

Nguồn: Nguyễn Duy Long và các đồng sự (2004).

Từ kết quả trên cho thấy, vấn đề Dự án bị trì hoãnVượt chi phí là hai vấn đề vướng mắc hàng đầu trong ngành xây dựng hiện nay.

2.5.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Trên thế giới hiện nay, việc thực hiện khảo sát để tìm ra các yếu tố làm chậm trễ và vượt chi phí cho dự án được thực hiện rất nhiều như:

Nghiên cứu được thực hiện ở Nigeria do Mansfield và Ugwu (1992), thực hiện để tìm ra các nguyên nhân việc trì hoãn và vượt chi phí trong các dự án đường cao tốc đã và đang được thực hiện tại Nigeria. Bảng câu hỏi được xây dựng với 23 yếu tố làm trì hoãn và vượt chi phí đã được gởi đến các chuyên gia trong ngành xây dựng ở Logos-Nigeria gồm đơn vị thiết kế nhà thầu và chủ đầu tư.

Từ kết quả khảo sát thì có 4 nhân tố chính gây nên ảnh hưởng lớn đến vượt chi phí và chậm tiến độ được công bố:

- Chậm trễ nghiệm thu các công việc đã hoàn thành - Trao đổi thông tin kém

- Thay đổi môi trường, hoàn cảnh - Thiết bị vật tư.

Nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp cho tình trạng vượt chi phí và chậm tiến độ:

- Lựa chọn nhà thầu: khả năng và tình trạng nhà thầu, những công trình đã thực hiện, tình trạng tài chính của nhà thầu.

- Vấn đề tài chính: cần tính dự toán chính xác. - Lựa chọn đơn vị quản lý chuyên nghiệp.

Nghiên cứu của Ogunlana và các cộng sự (1996) về các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ các công trình cao ốc ở Thái Lan cũng đưa ra hai tiêu chí:

- Vấn đề do nhà thầu - Vấn đề tài chính

Nghiên cứu của Shen et al, (2001) thì các dự án thường không hoàn thành đúng hạn như trong hợp đồng đã ký kết. Vấn đề chậm tiến độ xảy ra hầu hết các dự án xây dựng. Nghiên cứu của Bromolow (1974), ở Úc chỉ có 1/8 các dự án thực hiện sớm tiến độ và có 40% chậm tiến độ cho phép. Nghiên cứu của Sambasivan anh Yau (2007), ở Malaysia trong năm 2005 chỉ có 17,3% dự án đúng tiến độ trong số 417 dự án.

2.6. Kết luận chương

Chương 2 đã trình bày tóm lược một số định nghĩa quan trọng được sử dụng trong Luận văn. Ngoài ra, liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ của chuỗi thức ăn, tác giả đã tìm hiểu một số nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố. Từ những nghiên cứu đó, chính là cơ sở hình thành định hướng để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ của dự án chuỗi thức ăn nhanh tại TP. Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Nội dung Chương 3 sẽ trình bày về quy trình nghiên cứu, quy trình thiết kế bảng câu hỏi, nội dung bảng câu hỏi, thu thập dữ liệu, các phương pháp và công cụ nghiên cứu. Tóm tắt nội dung Chương 3 được trình bày ở Hình 3.1.

Hình 3.1: Lược đồ tóm tắt Chương 3 3.1 Quy trình nghiên cứu bảng câu hỏi

Quy trình nghiên cứu

CH ƯƠ N G 3 : C Ơ SỞ L Ý TH U Y T VÀ QTN C Các phương pháp và công cụ nghiên cứu

Đánh giá thang đo

Lý thuyết về phương pháp PCA Quy trình thiết kế bảng câu hỏi

Nội dung bảng câu hỏi

Thu thập dữ liệu

Kết luận chương

Kiểm định khác biệt trung bình tổng thể

Khi thực hiện một nghiên cứu phải lập một quy trình gồm các bước thực hiện cụ thể và các bước này được thiết lập theo từng giai đoạn của cuộc nghiên cứu với các mục tiêu tương ứng. Quy trình nghiên cứu được trình bày ở Hình 3.2.

Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu bảng câu hỏi Xác định vấn đề nghiên cứu

Xác định sơ bộ các yếu tố ảnh đến tiến độ của dự án chuỗi thức ăn

nhanh tại Tp. HCM

Thiết kế sơ bộ bảng câu hỏi (BCH)

Khảo sát thử nghiệm (Pilot Test)

Sửa chửa, hoàn chỉnh bảng câu hỏi chính thức

Khảo sát chính thức

Phân tích nhân tố chính (PCA)

Đề xuất một số biện pháp Tham khảo các tạp chí,

bài báo, các nghiên cứu trước đây, ý kiến những người có kinh nghiệm, các quy định hiện hành về tiến độ của dự án chuỗi thức ăn nhanh

Không đạt Đạt Kết luận và kiến nghị Nhóm chuyên gia thứ 1: (gồm 5 chuyên gia) Nhóm chuyên gia thứ 2: (gồm 15 chuyên gia)

3.2 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi

Hình 3.3: Quy trình thiết kế bảng câu hỏi

Thiết lập thành phần và nội dung bảng câu hỏi

Tham khảo các nghiên cứu trước, tài liệu, tạp chí chuyên ngành Thảo luận, bổ sung Xây dựng BCH thử nghiệm BCH đạt yêu cầu Bảng câu hỏi chính thức Điều chỉnh Thống nhất quan điểm Không Có Không đạt Đạt

Khảo sát nhóm chuyên gia thứ 1

Khảo sát thử nghiệm Hướng nghiên

cứu đã xác định

Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án chuỗi thức ăn nhanh

Khảo sát nhóm chuyên gia thứ 2

3.3 Nội dung bảng câu hỏi

3.3.1 Thang đo

Trong nghiên cứu tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ được xem xét để thu thập dữ liệu và ưu điểm của thang đo này chính là sự đơn giản và dễ trả lời. Người trả lời được hỏi về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ của dự án chuỗi thức ăn nhanh tại Tp. HCM trong bảng câu hỏi.

Các mức độ ảnh hưởng được quy ước theo mức độ tăng dần như sau: (1): Hoàn toàn không ảnh hưởng.

(2): Không ảnh hưởng.

(3): Có thể ảnh hưởng hoặc không (trung lập). (4): Có ảnh hưởng.

(5): Hoàn toàn ảnh hưởng.

3.3.2 Thành phần bảng câu hỏi và mã hóa dữ liệu bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi được chia gồm 2 phần:

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ của dự án chuỗi thức ăn nhanh. Kết quả một bảng tổng hợp bao gồm 35 yếu tố ảnh hưởng tiến độ của dự án chuỗi thức ăn nhanh tại Tp.HCM và được chia thành 5 nhóm đã được xác định để xây dựng bảng câu hỏi thử nghiệm và để thuận tiện trong quá trình nhập dữ liệu và phân tích dữ liệu cần phải được mã hóa 35 yếu tố trên được trình bày ở

Bảng 3.1: Mã hóa 35 yếu tố

STT MÃ HÓA CÁC YẾU TỐ THAM KHẢO(*)

Nhóm yếu tố liên quan đến chủ đầu tư

1 CDT1 Khả năng đáp ứng tài chính của chủ đầu

tư cho dự án chuỗi thức ăn nhanh (*)(**)

2 CDT2 Kế hoạch tài chính của chư đầu tư (*)(**)

3 CDT3 Thanh toán khối lượng chậm trễ không

đúng hợp đồng (*)(**)

4 CDT4 Tìm kiếm và thuê mướn mặt bằng cho

phù hợp với cửa hàng thức ăn nhanh (*)(**)

5 CDT5 Bàn giao mặt bằng chậm trễ (*)(**)

6 CDT 6 Pháp lý của mặt bằng công trình chuỗi

thức ăn nhanh (*)(**)

7 CDT 7 Hiện trạng kết cấu và kiến trúc của công

trình (*)(**)

8 CDT 8 Năng lực quản lý của chủ đầu tư (*)(**)

Nhóm yếu tố liên quan đến nhà thầu thi công

9 NTTC1 Khả năng tài chính của nhà thầu (*)(**)

10 NTTC 2 Năng lực kinh nghiệm của nhà thầu thi

công (*)(**)

11 NTTC 3 Trách nhiệm, sự hợp tác của nhà thầu

chính với BQL Dự án và nhà thầu phụ (*)(**)

12 NTTC 4 Khả năng đáp ứng của nhà cung cấp (*)(**)

13 NTTC 6 Năng lực và sự am hiểu của chỉ huy

trưởng công trình thức ăn nhanh (*)(**)

14 NTTC 7 Kế hoạch thi công cụ thể (*)(**)

15 NTTC 8 Thi công nhiều công tác thực hiện đồng

thời (*)(**)

16 NTTC 9 Nhiều chủng loại vật tư mới đặc thù của

dự án chuỗi thức ăn nhanh (*)(**)

17 NTTC 10 Kế hoạch cung ứng vật tư (*)(**)

18 NTTC 11 Sự am hiểu về đặc thù thương hiệu (*)(**)

Nhóm yếu tố liên quan đến nhà quản lý dự án

19 QLDA1 Năng lực, uy tín và sự quyết đoán của

Trưởng Ban quản lý dự án (*)(**)

21 QLDA3 Chậm trễ nghiệm thu các công việc đã hoàn thành

(*)(**)

22 QLDA4 Thay đổi yêu cầu kỹ thuật về dự án thức

ăn nhanh

(*)(**)

23 QLDA5 Hình thức hợp đồng (*)(**)

24 QLDA6 Sự phối hợp giữa thầu chính và các thầu

phụ do BQLDA chỉ định

(*)(**)

25 QLDA7 Vai trò của quản lý dự án về chọn mặt

bằng

(*)(**)

Nhóm yếu tố liên quan đến tư vấn thiết kế

26 TVTK1 Sự khác biệt giữa các điều kiện thực tế so

với khi khảo sát thiết kế (*)(**)

27 TVTK2 Năng lực thiết kế cho dự án thức ăn

nhanh (*)(**)

28 TVTK3 Thiết kế thay đổi (*)(**)

29 TVTK4 Các sai sót trong thiết kế (*)(**)

30 TVTK5 Sự am hiểu đặc thù thương hiệu (*)(**)

Nhóm yếu tố liên quan đến sự phối hợp giữa các bên

31 SPHGCB1 Sự phối hợp giữa các bên liên quan (*)(**)

32 SPHGCB2 Thái độ tiêu cực giữa các bên tham gia

dự án chuỗi thức ăn nhanh (*)(**)

33 SPHGCB3 Cam kết giữa các bên liên quan (*)(**)

34 SPHGCB4 Nhận dạng thương hiệu (*)(**)

35 SPHGCB5 Đáp ứng qui trình sản xuất (*)(**)

Ghi chú:

(*): Các tác giả trong mục THAM KHẢO được trích dẫn từ tạp chí, bài báo nghiên cứu đã công bố trên thế giới

3.3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng

Phần 1: Các nhóm yếu tố

3.3.3.1 Nhóm yếu tố liên quan đến chủ đầu tư

1) Khả năng đáp ứng tài chính của chủ đầu tư

Qũy tài chính của chủ đầu tư không đáp ứng được trong các giai đoạn liên quan đến dự án dẫn đến các đợt thanh toán không được thực hiện đúng theo hợp đồng quy định gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công của nhà thầu, bị gián đoạn kế hoạch cung ứng vật tư thiết bị dẫn đến trì trệ.

2) Kế hoạch tài chính của chủ đầu tư

Yếu tố này ảnh hưởng chung đến kế hoạch thi công của nhà thầu khi mà kế hoạch thanh toán theo hợp đồng cho nhà thầu không được đảm bảo

3) Thanh toán khối lượng trễ không đúng hợp đồng

Việc thanh toán khối lượng không đúng theo hợp đồng quy định là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự chậm trễ tiến độ của các dự án nói chung và dự án chuỗi thức ăn nhanh nói riêng.

4) Tìm kiếm mặt bằng phù hợp

Đặc thù của dự án chuỗi thức ăn nhanh thì mặt bằng là một trong những tiêu chí hàng đầu vì không những chọn mặt bằng đẹp mà còn phải đáp ứng yêu cầu phân bố của cửa hàng. Để tìm kiếm một mặt bằng phù hợp thì cần phải có thời gian dài vì vậy nó chiếm rất nhiều thời gian trong quá trình thực hiện dự án.

5) Bàn giao mặt bằng chậm trễ

Bàn giao mặt bằng chậm không đúng theo hợp đồng quy định sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch thi công của nhà thầu.

Pháp lý của hiện trạng mặt bằng thuê mướn không phù hợp với quy hoạch của nhà nước, điều này ảnh hưởng đến vấn đề xin phép cải tạo sửa chữa cho phù hợp với công năng sử dụng của chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh.

7) Hiện trạng kết cấu và kiến trúc công trình

Tùy thuộc vào từng hiện trạng công trình mà khả năng đáp ứng về công năng sử dụng quyết định một phần nào đến sự chậm trễ tiến độ của dự án. Nếu hiện trang kết cấu không phù hợp với thiết kế, cần sữa chữa nhiều. Khối lượng không khớp với dự toán ban đầu dẫn đến sự chậm trễ của dự án.

8) Năng lực quản lý của chủ đầu tư

Việc ra quyết định đúng đắn của chủ đầu tư cho một công việc cụ thể là rất quan trọng vì nó quyết định sự thành công của dự án. Chủ đầu tư có năng lực luôn đưa ra quyết định kịp thời thì dự án không bị trì hoãn.

3.3.3.2 Nhóm yếu tố liên quan đến nhà thầu thi công

1) Khả năng tài chính của nhà thầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố rủi ro gây chậm tiến độ trong quá trình thực hiện dự án chuỗi thức ăn nhanh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)