Về kiến thức'.

Một phần của tài liệu Vận dụng một số kỹ thuật dạy học hợp tác trong dạy học chương 2 nhóm nitơ SGK hóa học 11 nâng cao (Trang 75)

*Học sinh biết:

- Khái quát về nhóm II: Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu tạo nguyên tử, tính chất chung của các nguyên tố nhóm n, sự biến đổi mang tính quy luật các tính chất của các đơn chất và các hợp chất trong nhổm.

- Cấu tạo phân tử, tính chất yật lí, tính chất hoá học, ứng dụng, điều chế các đơn chất như: Nitơ, photpho, các hợp chất như: Amoniac, và muối amoni, axit nitric, muối nitrat, axit photphoric, muối photphat.

*Học sinh hiểu:

75 5

- Vì sao lại có sự biến đổi có tính quy luật trong nhóm.

- Vì sao nitơ và photpho lại có tính oxi hóa và tính khử, axit nitric lại có tính oxi hóa mạnh và amoniac lại có tính bazơ yếu.

- Vì sao photpho lại khó hoạt động hóa học hơn so vói nitơ.

Để hiểu được những điều này, HS cần xuất phát từ các kiến thức cơ sở đó đã được học ở những chương trước về cấu tạo nguyên tử, về bảng tuần hoàn, định luật tuần hoàn, liên kết hoá học và phản ứng hoá học...

- Học sinh còn cần hiểu được cơ sở của cách điều chế, ứng dụng của các đơn chất, hợp chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng, chính là xuất phát từ tính chất.

*Học sinh vận dụng:

- Giải thích các hiện tượng hóa học và tính toán các bài tập có liên quan.

- Vận dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng để giải thích các điều kiện của phản ứng tổng hợp amoniac từ nitơ và hiđro.

- Phân biệt, nhận biết các chất bằng phương pháp hóa học.

Một phần của tài liệu Vận dụng một số kỹ thuật dạy học hợp tác trong dạy học chương 2 nhóm nitơ SGK hóa học 11 nâng cao (Trang 75)