2.1Nguyên tắc vận dụng PPDHHT theo nhóm nhỏ
a. Nguyên tắc thứ nhất: Đảm bảo mối quan hệ biện chứng, hữu cơ giữa vai trò chủ đạo trong tổ chức, điều khiển hoạt động nhóm của giáo viên với tính chủ động, tích cực và tự giác của học sinh:
Sự thống nhất giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò là một quy luật tất yếu và cơ bản của quá trình dạy học, hai hoạt động này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
Theo định hướng dạy học tích cực nói chung và phương pháp dạy học hợp tác nói riêng, giáo viên là ngưòi tổ chức và điều khiển hoạt động của học sinh, còn học sinh chủ động, tích cực tham gia hoạt động thông qua nhóm học tập để thu nhận và chiếm lĩnh kiến thức.
59 9
b. Nguyên tắc thứ hai’. Đảm bảo sự hài hoà giữa hình thức học cá nhân, học nhóm và học tập thể:
Căn cứ vào tính chất mối quan hệ của cá nhân trong quá trình học tập, ngưòi ta phân chia hình thức hoạt động dạy học thành ba loại cơ bản là: dạy học cá nhân, học nhóm và học tập thể. Một tiết học trên lớp sẽ trở lên đơn điệu và hiệu quả thấp nếu chỉ sử dụng riêng một trong ba hình thức ừên. Điều đó vừa xa rời thực tiễn vừa bất lợi gây khó khăn trong việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực.
PPDHHT là phương pháp dạy học tích cực càn có sự tồn tại và phối hợp của cả ba hình thức này, trong đó hoạt động nhóm là hoạt động chính. Nhưng nếu không có sự hoạt động của cá nhân thì hoạt động nhóm bị trì trệ, nếu chỉ chú trọng vào hoạt động nhóm mà không quan tâm đến hoạt động cá nhân thì sẽ xuất hiện thành phàn ỷ lại, ăn theo..., nếu không có hoạt động tập thể cả lớp sẽ không thể đánh giá, rút kinh nghiệm và trao đổi ý kiến giữa các nhóm với nhau được. Vì vậy, khi áp dụng phương pháp dạy
60 0
học hợp tác cần phải đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa ba hình thức học tập này với nhau.
c.Nguyên tắc thứ ba: Đảm bảo tính hệ thống cấu trúc:
Bất cứ một PPDH nào cũng cần có hệ thống cấu trúc nhất định. PPDHHT theo nhóm nhỏ trong quá trình dạy học phản ánh hoạt động tổ chức điều khiển nhóm của giáo viên và cách thức tiến hành hoạt động học tập của nhóm học sinh. Như ở nguyên tắc thứ nhất đó nêu, hai hoạt động này có mối quan hệ biện chứng với nhau, để đảm bảo mối quan hệ biện chứng đó thì đồng thời cũng phải đảm bảo tính hệ thống cấu trúc.
đ. Nguyên tắc thứ tư\ phải đảm bảo tính thực tiễn:
Thực tiễn là cơ sở, mục đích, động cơ và là nơi kiểm nghiệm Tính sát thực, khoa học, hợp lí của lí thuyết. Bởi vậy,PPDHHT theo nhóm nhỏ phải được vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với đặc điểm thực tiễn như:
- Những điều kiện cơ sở vật chất ở trường phổ thông.
- Trình độ, đặc điểm của đội ngò giáo viên và năng lực học sinh.
61 1
e. Nguyên tắc thứ năm', phải đảm bảo tính toàn diện trong quy trình tổ chức hoạt động nhóm. Tính toàn diện thể hiện:
- Phải tác động tới tất cả các thành tố của quá trình dạy học, làm cho các thành tố ấy vận động và phát triển nhằm tạo ra hiệu quả dạy học cao trên nhiều phương diện.
- Hiệu quả về giáo dục: Giúp ngưòi học chủ động lĩnh hội tri thức, kĩ năng vói hiệu suất cao nhất, sâu sắc nhất, đồng thòi phát triển ở họ những phẩm chất trí tuệ, những kĩ năng xã hội cần thiết.
- Hiệu quả kinh tế: Sử dụng phương pháp này không đòi hỏi nhiều thời gian, công sức của thày và trò cũng như sự đầu tư tốn kém của nhà nước nhưng lại góp phần đào tạo con người mới với những kĩ năng đáp ứng đòi hỏi phục vụ sự phát triển của nền kinh tế.