Theo các bước trong dạy học họp tác nhúm đó trình bày ừong phàn 1.3.6, ta có thể cụ thể hoỏ cỏch tổ chức dạy học của phương pháp này như sau:
- Bước 1: Chia nhóm:
Có thể chia nhóm ngẫu nhiên hay chia nhóm chủ định, phụ thuộc vào mục đích của việc hoạt động nhóm:
Khi chia nhóm cần chú ý số lượng thành viên trong nhóm phụ thuộc vào:
+ Nhiệm vụ bài học, các thiết bị phục vụ cho bài học.
+ Thời gian hoạt động nhóm nhỏ: Trong khoảng thời gian ngắn thì các nhóm nhỏ sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhóm lớn vì trong nhóm nhỏ trách nhiệm cá nhân cao hơn, mất ít thòi gian khi di chuyển, thường thì nhóm nhỏ khoảng từ 2- 6 ngưòi sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
67 7
điều khiển cuộc thảo luận, thư kí ghi chép, một thành viên có thể đảm nhận 1-3 nhiệm vụ, cũng có khi chia nhóm “rì rầm”, ghép hai người ngồi cạnh nhau thành một nhóm...
-Bước 2: Giao nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng, cần xác định rõ mục tiêu về kiến thức và kĩ năng mà các nhúm cần đạt được. Giáo viên nên giao nhiệm vụ bằng phiếu học tập hoặc dùng máy chiếu, ghi rõ nhiệm vụ lên màn hình, nếu không thì ghi lên bảng.
+ Phải quy định thòi gian làm việc cho nhóm: cần dự tính thời gian thích hợp, đủ để học sinh di chuyển và thảo luận.
+ Phải yêu cầu về cách thức làm việc trong nhóm. + Phải yêu cầu về cách thể hiện kết quả.
-Bước 3: Làm việc trong nhóm:
Giáo viên nên để các thành viên trong nhóm tự bàu ra nhóm trưởng, thư kí, chuyên gia,., và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
68 8
Sau khi nhận nhiệm vụ, các nhóm cần tích cực chủ động nghiên cứu, tìm tòi để lập dàn ý trả lời, phải đảm bảo thống nhất được số đông ý kiến của các thành viên.
-Bước 4: Báo cáo kết quả:
Đại diện các nhóm trình bày kết quả (có thể cử đại diện là trưởng nhóm hoặc một thành viên bất kì hoặc luân phiên nhau để phát huy hiệu quả đối với nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm).
Cách trình bày phổ biến nhất là học sinh thuyết trình, giáo viên hay chính học sinh đó viết lên bảng hoặc các nhóm viết, minh hoạ bằng hình vẽ kết quả của nhóm trên giấy và dùng máy chiếu hắt. Ngoài ra, có thể chọn cách trình bày sau đây thay cho thuyết trình:
+ Phương pháp thị trường:
Các nhóm trình bày trên giấy khổ rộng, bảng ghim và trưng bày trong phòng học. Lớp học giống như một thị trường thông tin, các HS xem xét kết quả của từng nhóm, nghe họ giải thích, và có thể đặt câu hỏi. Giáo viên đóng góp ý kiến.
69 9
+ Phương pháp hội chợ:
Các nhóm không lần lượt trình bày mà chỉ trưng bày kết quả tại một vị trí đó lựa chọn ttong phòng. Một đến hai người ở lại nơi trưng bày kết quả của nhóm, những người trong cùng nhóm đi lại giới thiệu về nhóm mình hoặc có thể trao đổi với bất cứ ai, bất cứ nhóm nào giống như một hội chợ.
+ Phương pháp triển lãm:
Các nhóm vẫn lần lượt trình bày kết quả nhưng tiếp sau đó, các HS tự do đi lại quan sát kết quả của các nhóm khác và có thể thảo luận với các thành viên của nhóm giống như các nghệ sĩ trong buổi triển lãm.
Các cách trình bày trên có tác dụng làm cho buổi học sôi nổi, tạo không khí tự do hơn, và hiệu quả hợp tác cao hơn, nhưng với điều kiện ở các trường phổ thông nước ta hiện nay và giới hạn về thời gian nên việc áp dụng chúng cũng còn bị hạn chế nên chủ yếu việc báo cáo kết quả của HS vẫn thường dùng phương pháp thuyết trình.
-Bước 5: Tổng kết:
70 0
Sau khi học sinh báo cáo kết quả và đó có sự nhận xét, bổ sung ý kiến giữa các nhóm thì giáo viên nên là người tổng kết lại toàn bộ nội dung chính xác, đầy đủ nhất, giải đáp những vấn đề gây tranh cãi, bổ sung những điểm cần thiết, nhấn mạnh nội dung chính... Giáo viên phải làm sao để kết thúc tiết học, tất cả học sinh trong lớp đều phải biết được trọng tâm kiến thức cần nắm, biết được quan điểm nào đúng, quan điểm nào sai...