Quy trình thiết kế

Một phần của tài liệu Vận dụng một số kỹ thuật dạy học hợp tác trong dạy học chương 2 nhóm nitơ SGK hóa học 11 nâng cao (Trang 64)

Thiết kế kế hoạch dạy học theo phương pháp dạy học họp tác được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học

- Nghiên cứu chương trình và kế hoạch chương, xem xét lại mục đích nội dung của chương, vị trí tiết học của chương.

- Phân tích tình trạng học lực của học sinh, cần đánh giá khác quan, nghiêm túc về tình trạng kiến thức, kĩ năng kĩ xảo và tư tưởng hành vi của học sinh trong lớp rồi đối chiếu với mục đích của chương để xác định mục tiêu bài học.

64 4

- Xác định khối lượng kiến thức kĩ năng cần truyền đạt. cần nêu cụ thể chi tiết các mục tiêu của bài học về ba mặt: kiến thức, kĩ năng kĩ xảo, phẩm chất tư tưởng.

Bước 2: Xác định nội dung trí dục (kiến thức) — lựa chọn cách tổ chức và PPDH

- Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên xác định nội dung cơ bản trọng tâm cần đạt được và những nội dung có thể mở rộng, phân chia bài học thành những đoạn kiến thức.

- Lựa chọn cách tổ chức và phương pháp dạy học họp lí với từng nội dung.

- Dự kiến các phương tiện dạy học càn sử dụng.

Bước 3: Xây dựng sơ đồ cẩu trúc của bài học

- Xác định logic trình bày nội dung bài học, phác thảo sơ đồ đại cương của nội dung bài học (chỉ ra các bước, vị trí của thí nghiệm bài tập, các điểm nút quan trọng, PPDH cần sử dụng).

65 5

Bước 4: Lập kể hoạch chi tiết: các hoạt động của giáo viên, học sinh, phân chia thời gian cho các hoạt động

* Đối với các nội dung được dạy theo phương pháp dạy học hợp tác:

- Việc lựa chọn nội dung theo phương pháp dạy học họp tác (phải dựa vào mục tiêu bài học, kiến thức đã có của học sinh và một số đặc điểm riêng như đã nêu trong mục 2 ở ttên).

- Phải xác định mục tiêu của nội dung được lựa chọn và chắc chắn là có thể đạt được những mục tiêu này thông qua hoạt động nhóm. Lựa chọn một hoạt động mà học sinh có thể tự hoàn thành được ít càn đến sự giúp đỡ của giáo viên nhất. Hoạt động lựa chọn nên ngắn gọn, không mất thời gian, chú ý không nên đánh giá HS quá cao.

- Hãy nghĩ xem liệu có hoạt động chuẩn bị nào giúp cho việc làm bài tập nhóm được dễ dàng và hiệu quả hơn (ví dụ làm trước một số bài tập nào đó, sách báo, tạp chí tham khảo,...).

- Hoạt động đề ra cho học sinh làm việc nhóm phải cụ thể, rõ ràng, bố cục chặt chẽ.

66 6

Một phần của tài liệu Vận dụng một số kỹ thuật dạy học hợp tác trong dạy học chương 2 nhóm nitơ SGK hóa học 11 nâng cao (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w