I. Mục tiêu 1 Kiến thức:
A. Các nguyên tố nhóm nitơ thể hiện tính oxi hoá và tính khử.
3.3. Phương pháp và nội dung thực nghiệm.
a) Phương pháp thực nghiệm:
- Tiến hành trao đổi về việc sử dụng PPDHHT trong Hoá học ở trường THPT với các giáo viên có nhiều kinh nghiệm.
- Trực tiếp tham gia giảng dạy ở lớp TN và lớp ĐC:
+ Lớp đối chứng: chúng tôi tiến hành dạy học bằng các phương pháp dạy
học truyền thống, ít sử dụng các phương tiên dạy học như máy tính, máy chiếu, phiếu học tập..
+ Lớp thực nghiệm: chúng tôi tiến hành dạy học theo PPDHHT theo nhóm nhỏ có kết hợp với các phương pháp dạy học khác, khai thác các phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.
- Trao đổi trực tiếp với HS và phát phiếu điều tra để thu thập ý kiến phản hồi về hai phương pháp dạy học khác nhau.
- Kiểm tra: Chúng tôi cho HS ở lớp TN và ĐC cùng làm một bài trắc nghiệm khách quan 15phút và một bài kiểm tta 1 tiết vào cuối chương. - Chấm bài kiểm tra theo thang điểm 10, sắp xếp kết quả kiểm tra theo thứ
tự từ thấp đến cao, phân thành 4 nhóm: + Nhóm giỏi đạt các điểm: 9, 10.
+ Nhóm khá đạt các điểm: 7, 8.
+ Nhóm trung bình đạt các điểm: 5, 6. + Nhóm yếu, kém đạt các điểm: < 5.
- Xử lý, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm.
11 1 8
b) Nội dung thực nghiệm.
Trên cơ sở phân phối chương trình nội dung SGK. Mỗi tiết thực nghiệm được soạn thảo theo quy định kế hoạch dạy học, đảm bảo các yêu cầu của bộ giáo dục và đào tạo cả về các kiến thức và kĩ năng cơ bản cần thiết cho HS. Chúng tôi trực tiếp giảng dạy các dạng, kiểu bài và được tạo điều kiện đối chiếu, so sánh giữa 2 lớp vói nội dung sau các bài như sau:
+ Bài 13: Luyện tập tính chất của nitơ và các hợp chất của chúng. + Bài 14: Photpho.
+Bài 16: Phân bón hóa học.