a.Cơ cấu tỏ chức:
- Một nhóm thường gồm có:
+ Nhóm trưởng: Thường là người có kiến thức vững vàng, có năng lực lãnh đạo, làm nhiệm yụ phân công công việc, điều khiển hoạt động của nhóm, chỉ đạo việc thảo luận, rút ra kết luận cuối cùng và có thể sẽ báo cáo kết quả hoạt động của nhóm.
+ Thư kí: Tổng hợp và ghi chép kết quả thảo luận của các thành viên, ghi lại các hoạt động và kết quả hoạt động của nhóm, có thể nộp cho GV nếu GV yêu cầu.
+ Các thành viên: Tuỳ vào mục đích và yêu cầu của nhiệm vụ học tập được giao, các nhóm có thể có các cách phân công khác nhau: các thành viên có thể thực hiện cùng một nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ khác nhau.
40 0
- Trong phương pháp nhóm chuyên gia còn có thêm các chuyên gia: các chuyên gia được chuyên môn hoá từng nhiệm vụ riêng tuỳ thuộc vào sở
trường, năng lực riêng, có thể đóng vai trò tham mưu, cố vấn trong nhóm.
b.Cách tổ chức hoạt động nhóm:
Có nhiều cách tổ chức hoạt động nhóm, ừong đó thường sử dụng các kiểu nhóm như: Nhóm rì rầm, nhóm gánh xiếc, nhóm bể cá, nhóm kim tự tháp, nhóm chuyên gia,....
+ Nhóm rì rầm\ Trao đổi nhỏ trong cặp 2-3 ngưòi ngồi cạnh nhau trước khi chia sẻ ý kiến trong lớp.
+ Nhóm bể cá: Một nhóm đang hoạt động được quan sát im lặng bỏi một nhóm học sinh khác để học cách lập luận. Sau đó đổi vai ttò cho nhau, trao đổi kinh nghiệm về cách thảo luận, về cách hoạt động nhổm.
+ Nhóm kim tự tháp: Là hình thúc mở rộng nhóm “rì rầm”, vấn đề được đưa ra ừong nhóm nhỏ để tạo ra tư tưởng ban đầu sau đó được trao đổi sâu hơn bằng cách gộp hai nhóm nhỏ thành nhóm lớn, rồi lại gộp hai nhóm lớn
41 1
thành nhóm lớn hơn. Càng về sau ý kiến càng được chọn lọc, sâu sắc, chính xác hơn. + Nhóm gánh xiếc: Các nhóm tiến hành giải quyết cùng một nhiệm vụ lớn có chứa các nhiệm vụ nhỏ theo thứ tự khác nhau. Như vậy, vào một thời điểm bất kì mỗi nhóm sẽ có các hoạt động khác nhau, nhưng cuối giờ các nhóm các nhóm đều thực hiện xong tất cả các nhiệm vụ nhỏ.
+ Nhóm chuyên gia: Trong nhóm có một số thành viên có kiến thức tốt về một số lĩnh vực được xem là chuyên gia, có vai trò tham mưu, cố vấn cho cả nhóm về lĩnh vực ấy.
1.2.2.5 Quy trình tổ chức cho HS làm việc theo nhóm nhỏ
Trong tài liệu lí luận cơ bản về dạy và học tích cực của giáo sư Trần Bá Hoành và một số tác giả khác đã đưa ra và cụ thể hoá cấu tạo một tiết học (hoặc một buổi làm việc) theo nhóm như sau:
1. Làm việc chung của cả lớp + Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
+ Tổ chức các nhóm làm việc, thông báo thời gian.
42 2
+ Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm để việc thảo luận đạt hiệu quả. GV càn xác định mục đích chỉ dẫn nhiệm yụ cần thực hiện ấn định thòi gian, nghĩa là học sinh phải hiểu ý nghĩa, mục đích việc sắp làm, nắm vững các bước thực hiện và biết trước thòi gian cần thực hiện nhiệm vụ bao lâu.
2. Làm việc theo nhóm + Phân công trong nhóm.
+ Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhổm.
+ Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhổm.
Sau khi xác định nhiệm vụ cần thực hiện học sinh thực hiện theo nhiệm vụ cá nhân, sau đó trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm để rút ra vấn đề chung cuối cùng đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
3. Thảo luận tổng kết trước lớp + Các nhóm báo cáo kết quả. + Thảo luận chung.
43 3
+ Giáo viên nhận xét, bổ sung, tổng kết khi thời gian thảo luận kết thúc GV tổ chức để đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Nếu kết quả thảo luận của giữa các nhóm chưa thống nhất, GV đưa vấn đề ra thảo luận chung cả lớp rồi mới đưa ra đáp án đúng, hoàn chỉnh kiến thức cho HS đồng thời đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm.
1.2.2.6. Ưu và nhược điểm của PPDHHT 1.2.2.6.1 Ưu điểm của PPDHHT
- DHHT mang lại hiệu quả học tập cao
+về nhận thức: PPDHHT giúp việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn, các thành viên trong nhóm có cơ hội chia sẻ những băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, những lỗi sai sẽ được các thành viên trong nhóm sửa chữa. Tạo cho HS cơ hội trao đổi, khám phá thu nhận tri thức một cách chủ động, sáng tạo.
44 4
+ về phương pháp: Trong học tập hợp tác, HS phải tham gia các hoạt động: Đặt câu hỏi, giải thích, thể hiện quan điểm, bộc lộ những điểm chưa rõ, những điểm còn thiếu sót, đồng thời phải lắng nghe bạn học, trình bày, trả lời câu hỏi họ, chia sẻ thông tin giúp nhau hiêu rõ về phương pháp học tập kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo và khả năng phân tích tổng họp giải quyết vấn đề...
Như vậy học tập họp tác đã chuyển ttách nhiệm phải hiểu được nội dung bài học sang cho người học một cách tự nhiên và tạo ra động cơ thúc đẩy học sinh học tập vì hoạt động trong nhóm có tính thi đua.
-Dạy học hợp tác giúp hình thành,phát triển kỹ năng hợp tác, làm việc và năng lực xã hội cho HS.
+ Trong thời đại ngày nay thì việc hình thành và rèn luyện cho HS kĩ năng làm việc hợp tác rất quan trọng. Hoạt động tập thể nhóm sẽ làm cho từng HS quen dần với sự phân công tác trong lao động, học tập phát triển tình bạn, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức cộng đồng...Khi thực hiện các nhiệm đó các kỹ năng tập họp ghi chép, kỹ năng giao tiếp như: báo cáo, trình bày
45 5
một vấn đề, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng lãnh đạo sẽ được hình thành và rèn luyện.
+ Học tập hợp tác tạo môi trường cho HS nhút nhát có điều kiện tham gia xây dựng bài học, cải thiện quan hệ giữa các HS với nhau, tạo cho lớp bầu không khí tin cậy và gắn bó hơn.
- Học tập hợp tác tạo không khí học tập sổi, bình đẳng và gắn bó giữa các thành viên trong lớp.
Trong PPDHHT nổi lên mối quan hệ giao tiếp giữa HS với HS. Thông qua thảo luận, tranh luận ý kiến mà mỗi cá nhân được điều chinh qua đó mà người học nâng mình lên cả về kiến thức và ý thức học tập trong bầu không khí sôi nổi và bình đẳng. Qua đó, giúp HS có thái độ, trách nhiệm cao trong việc giúp đỡ bạn học, hình thành nhóm học tập đoàn kết.
-Học tập hợp tác giúp cho GV có cơ hội tận dụng ý kiến và kinh nghiệm của HS.
PPDHHT giúp GV giảm thuyết trình, tăng cường hoạt động một cách chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức. Thông qua việc tranh luận
46 6
những ý kiến hay đều được thu nhận, góp phần phát huy tính tích cực sáng tạo của HS, đáp ứng yêu càu đổi mới PPDH.
Như vậy, PPDHHT là một chiến lược dạy học mạnh mẽ và linh hoạt, có ưu điểm nổi bật là làm cho phương pháp này trở thành một nét đặc trưng cơ bản trong dạy học hiện đại.
I.2.2.6.2. Nhược điểm của PPDHHT.
PPDHHT được nhiều nước áp dụng và thể hiện nhiều yếu tố của PPDH tích cực song vẫn có những mặt hạn chế sau:
- Một số thành viên trong nhóm có tính ỷ lại, không làm việc, để mặc các thành viên khác dẫn dắt hoặc thậm chí cả lớp nếu giáo viên không giám sát và yêu cầu mọi thành viên phải làm việc (hiện tượng ăn theo).
- Các nhóm có thể đi lệch hướng thảo luận do một số thành viên nào đó cố tình đưa ra ý kiến để điều khiển nhóm(sự chi phối nhóm, tách nhóm).
47 7
- Việc tổ chức dạy học gặp khó khăn như: Không gian lớp học chật hep, số học sinh ừong nhóm quá đông, hoạt động nhóm mất nhiều thòi gian trong khi thời gian cho một tiết học chỉ 45 phút...
- Việc quản lý, giám sát từng thành viên trong nhóm cũng gặp nhiều khó khăn do giáo viên cùng một lúc phải quan sát nhiều nhóm ở trong lớp.
- Đôi khi sự thi đua giữa các nhóm bị trở thành ganh đua, tranh cãi...
- Kết quả kiểm tra cho cả nhóm chưa thực sự thấy rõ được sự nỗ lực của mỗi cá nhân hoặc chưa có sự công bằng về điểm số cho mỗi thành viên. 1.2.2.6.3 Cách khắc phục nhược điểm.
Nhược điểm lớn nhất của PPDHHT là ở khâu tổ chức hoạt động và kiểm ừa, đánh giá. Để phát huy những ưu điểm đồng thời khắc phục những nhược điểm của phương pháp này, các nhà nghiên cứu đó phân thành hai trường phái chính: Trường phái cấu trúc và trường phái nguyên tắc.
* Trường phái cấu trúc:
48 8
-Trong trường phái cấu trúc có nhiều cấu trúc sau: Jigsaw (gắn liền với tên tuổi của Aronson), STAD (Student Teams Achievement Division), TGT (Team Game Tournament), Jigsaw II (ba cấu trúc này gắn liền với Robert Slavin) ...
+ Cấu trúc Jigsaw: mỗi thảnh viên được giao nhiệm vụ tìm hiểu và nắm vững một phàn của bài học, các thành viên cùng chủ đề thảo luận vói nhau và trở thành chuyên gia trong khoảng thời gian nhất định. Sau đó các thành viên này trở về nhóm mới của mình và giảng lại cho cả nhóm nghe, đảm bảo cho mọi người đều nắm vững được toàn bộ nội dung của bài học. Bài kiểm tta cá nhân sẽ xác định điểm của cả nhóm dựa trên tất cả các phần bài học sau khi đã ghép vào nhau.
+ Cẩu trúc STAD: mỗi nhóm HS giúp đỡ nhau hiểu thực sự kỹ lưỡng về bài học được giao, tuy nhiên phàn kiểm tra sẽ là kiểm ừa cá nhân. Tính ưu việt của cấu trúc này thể hiện ở cơ chế đánh giá: dựa trên sự nỗ lực của bản thân chứ không phải sự hơn kém nhau về khả năng:
Cơ chế đánh giá theo cấu trúc STA.
49 9
Thành viên Điểm lần 1 Điểm lần 2 Chỉ số cố gắng
1 8 8 0
2 4 5 1
3 8 7 0
4 6 9 3
Sau đó tính tổng chỉ số cố gắng của cả nhóm để đánh giá giữa các nhóm với nhau. Như vậy, một HS kém có thể mang điểm về cho cả nhóm bằng sự cố gắng của bản thân. Cơ chế chấm điểm này có những ưu điểm:
Loại bỏ được phần lớn các hiện tượng ăn theo, chi phối và tách nhóm.
Đề cao sự đóng góp của các học sinh yếu kém và nâng cao sự đóng góp này thành nhân tố quyết định.
Lấy sự cố gắng, nỗ lực để đánh giá thay vì khả năng.
50 0
+ Cẩu trúc TGT: hoạt động nhóm cũng tương tự như STAD nhưng cơ chế đánh giá đổi khác. GV chia nhóm dựa vào khả năng, trong đó thảnh viên số một của từng nhóm có sức học tương đương nhau, tương tự với các thành viên còn lại. Qúa trình kiểm tra đánh giá được biến thành những cuộc so tài của những thành viên cùng số ở các nhóm, sự chênh lệch giữa hai lần kiểm tra được sử dụng để tính điểm.
+ Cẩu trúc Jigsaw II: dựa trên cơ sở cấu trúc Jigsaw của Aronson nhưng lược bớt phần thảo luận cùng chủ đề và có tính đến chỉ số cố gắng của từng thành viên trong phàn kiểm tra đánh giá.
* Trường phái nguyên tắc:
- Trường phái nguyên tắc: đại biểu tiêu biểu là hai anh em Johnson, theo họ bất kì một hoạt động, một cấu trúc dạy học hợp tác nào cũng phải đảm bảo năm nguyên tắc, chỉ cần thiếu một trong năm nguyên tắc thì sẽ thất bại, đó là:
+ Phụ thuộc tích cực. + Trách nhiệm cá nhân.
51 1
+ Tương tác tích cực trực tiếp. + Kỹ năng xã hội.
+ Đánh giá rút kinh nghiệm.
Hai trường phái trên với những ưu điểm và nhược điểm riêng, song song cùng phát triển nhưng không hề mâu thuẫn mà chúng bổ sung cho nhau, có mối quan hệ mật thiết giúp phương pháp dạy học họp tác đạt hiệu quả cao.
Người GV trong quá trình DHHT phải đặt ra vấn đề sử dụng cấu trúc nào cho phù hợp vói từng nội dung kiến thức, vói mục đích truyền đạt? Phải luôn tuân theo những nguyên tắc nào khi dạy học? Trả lời được những câu hỏi đó và vận dụng một cách linh hoạt đồng nghĩa vói việc bạn đã khắc phục được những nhược điểm và phát huy được các ưu điểm của phương pháp dạy học hợp tác.
1.2.2.7. Nghiên cứu một số kĩ thuật dạy học hợp tác trong nhà trường.
Khác với kĩ thuật hoạt động nhóm thông thường, kĩ thuật khăn trải bàn và kĩ thuật dạy học mảnh ghép phát huy được những ưu điểm và khắc phục
52 2
những nhược điểm về khâu tổ chức, quản lí, giám sát hoạt động nhóm của HS.
1.2.2.7.1 Kĩ thuật khăn trải bàn. Thể nào là ìa thuật khăn trải bàn?
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết họp giữa hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm nhằm:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực.
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS - Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS.
Cách tiến hành ìa thuật “ khăn trải bàn
- Hoạt động theo nhóm (4 người/ nhóm) (có thể nhiều người hơn). - Mỗi người ngồi vào các vị trí khác nhau trong một nhóm.
- Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề...)
- Viết vào ô mang số của bạn câu trả lòi hoặc ý kiến của bạn(về chủ đề.. .)• Mỗi cá nhân làm trong khoảng vài phút.
53 3
- Ket thúc thời gian làm việc, cá nhân, các thành viên sẽ thảo luận và thống nhất ý kiến.
- Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn( giấy AO).
54 4
1.2,2,7.2 Kĩ thuật dạy học mảnh ghép. Thế nào ỉà kĩ thuật “Các mảnh ghép” . Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá
nhân, nhóm và Hen kết giữa các nhóm nhằm:
- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề). - Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh.
- Nâng cao vai trò của cá nhân ừong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 2).
55 5
Cách tiến hành kĩ thuật “Các mảnh ghép " VÒNG 1: Nhóm chuyên gia
- Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 người [(số nhóm được chia=số chủ đề *n
(n=l,2,3,4...)].
- Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ [Ví dụ: nhóm 1: nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B; nhóm 3: nhiệm vụ C;.. .(có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)].
- Mỗi cá nhân làm việc độc lập tong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi chủ đề và ghi lại ỷ kiến của mình.
56 6
- Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất câu hỏi ữong nhiệm vụ được giao và ữở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và cố khả năng ừả lời được câu hỏi của nhóm ở vòng
VÒNG 2: Nhóm cấc mảnh ghép.
- Hình thành nhóm từ 3-6 người mới (1-2 người từ nhóm 1,1-2 người từ nhóm 2,1-2 người từ nhóm 3...)
- Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ.
- Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ vòng 2 giao cho nhóm mới giải quyết.
- Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả.
Vỏng 1 (chuyên gia) 5 7 BI Ị B2i Bn A2 (B2i C2 C1 C2 Cn
Vòng 2 (mảnh ghép)