GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ XUẤT KHẨU GẠO

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao kết quả xuất khẩu gạo của công ty lương thực đồng tháp (Trang 56)

5.2.1 Giải pháp về nguồn nguyên liệu

Công ty cần quan tâm nhiều hơn về nguồn nguyên liệu đầu vào. Tập trung tăng cường các hợp đồng bao tiêu sản phẩm để giảm bớt các chi phí trung gian. Giảm giá thành xuống sẽ làm giảm chi phí giá vốn hàng bán. Điều này sẽ làm giảm chi phí xuất khẩu. Làm tăng lợi nhuận xuất khẩu của công ty.

-Gạo nguyên liệu sản xuất từ hình thức bao tiêu sản phẩm, mang tiêu chuẩn phù hợp, không lẫn tạp chất, hóa chất độc hại. Khi sản xuất chế biến gạo nguyên liệu này thành gạo thành phẩm xuất khẩu, mang chất lượng cao, chất lượng tốt sẽ có thế xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ - thị trường khó tính, gạo thành phẩm này sẽ có giá cao, mang nguồn lợi rất lớn cho công ty.

-Sản lượng tạo ra cũng ổn định, duy trì ở mức cao, đảm bảo sản lượng xuất khẩu.

 Gạo chất lượng cao, bán được giá cao với sản lượng lớn, ở thị trường khó tính, mang lợi nhuận khổng lồ cho công ty, và đặc biệt là ghi rõ nguồn gốc xuất xứ điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc khách hàng có tin tưởng nhập hàng hóa của công ty.

47

Công ty duy trì mua từ thương lái và mua từ các công ty doanh nghiệp khác ở mức vừa đủ nhu cầu kinh doanh xuất khẩu.

- Gạo nguyên liệu mua từ các hình thức này mang phẩm chất trung bình, do vậy gạo thành phẩm chất lượng đạt mức trung bình (mức đánh giá của thế giới về gạo Việt Nam). Gạo xuất khẩu sẽ đáp ứng ở các thị trưởng dể tính, như Trung Quốc, Philippines. Doanh thu xuất khẩu mang về không cao.

- Gạo nguyên liệu mua từ hình thức này mang giá đầu vào ở mức cao, giá thành phẩm làm ra cao, giá vốn hàng bán cao. Điều này làm tổng chi phí ở mức cao.

 Công ty duy trì hình thức này để duy trì lợi nhuận, lợi nhuận mang lại thấp; gạo rất khó xác định nguồn góc.

5.2.2 Giải pháp về gạo xuất khẩu

Tập trung và duy trì xuất khẩu gạo mang phẩm chất lượng gạo Thơm Jasmines TP 2% và 5% tấm, vì đây là sản phẩm gạo mang phẩm chất chất lượng tốt với giá xuất khẩu cao nhất. Duy trì sản xuất khẩu gạo Thơm Nút và gạo Thành Phẩm 5%.

Công ty cũng nên lưu ý về giá gạo tại kho. Gạo lưu trữ tại kho một thời gian ngắn sau mới xuất ra, nên việc xem xét giá là rất quan trọng. Đến thời điểm bán ra giá có thể tăng cao hay xuống thấp. Đặc biệt là giá gạo thu mua ở cuối năm. Gạo sẽ lưu trữ để bán ra cho năm sau, giá thay đổi rất nhiều khi bước vào đầu năm mới. Công ty cần xem xét, dự báo giá thật chính xác để giúp tăng trưởng lợi nhuận.

Công ty có trữ lượng gạo thành phẩm lớn, luôn tăng qua các năm, công ty nên duy trì sản lượng gạo tiêu thụ nội địa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, thay vào đó là đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp để thu nguồn lợi nhuận ngoại tế lớn về; lượng gạo ủy thác hạn chế giảm chậm, vì khi giảm sản lượng gạo ủy thác xuống sẽ làm giảm lợi nhuận xuất. Theo hướng khác, công ty có thể giảm lượng tiêu thụ ở nội địa để duy trì và tăng mức ủy thác và xuất khẩu lên.

Để gia tăng lợi nhuận, công ty càng đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu trực tiếp của công ty, vì hình thức này công ty sẽ chủ động hơn về khác hàng tiêu thụ, dể bắt kịp nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng nước ngoài.

Sản phẩm gạo xuất khẩu với bao bì mang nhãn hiệu, thương hiệu, chất lượng, nguồn gốc sản phẩm sẽ làm khách hàng nước ngoài tin tưởng, ưa chuộng, đánh giá cao hơn.

5.2.3 Giải pháp về nguồn nhân lực

5.2.3.1 Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ ngoại thương

Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra sôi động, nền kinh tế Việt Nam đã trở thành bộ phận của nền kinh tế thế giới. Vì vậy các công ty muốn hoạt động kinh doanh của mình diễn ra tốt đẹp thì cần phải có chuyên gia nghiệp vụ ngoại thương giỏi.

48

Để có được những chuyên nghiệp vụ ngoại thương giỏi thì cần phải trang bị và bổ sung kiến thức kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương cho các cán bộ công nhân viên của công ty sao cho họ sử dụng hợp đồng ngoại thương một cách nhuẫn nhuyễn như có những khóa học nghiệp vụ để nhân viên có thể biểu hiện rõ hơn về nghiệp vụ. Từ đó sẽ nâng cao trình độ tay nghề và năng suất làm việc sẽ nhanh hơn.

5.2.3.2 Nâng cao khả năng dự đoán thị trường

Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, việc nắm vững thị trường nước ngoài có ý nghĩa rất quan trọng.nó giúp cho doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường nước ngoài một cách dể dàng và giảm bớt rủi ro. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu phải quan tâm các vấn đề:

Dung lượng thị trường nước ngoài, tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng về mặt hàng mà mình đang kinh doanh.

Các kênh phân phối và tiêu thụ mặt hàng như thế nào, tình hình cung cầu về hàng hóa mình đang kinh doanh.

Chiều hướng giá cả hàng hóa đang lên hay đang xuống, có những biến động gì lớn về giá cả hay không và nguyên nhân sự biến đổi do đâu.

Đặc biệt khi xuất khẩu lô hàng lớn, cũng cần chú ý đến tình hình thu mua hàng trong nước có gặp khó khăn hay cạnh tranh, gia thu mua như thế nào, cần tối đa hàng xuất khẩu và tối thiểu như thế nào.

5.2.4 Giải pháp về Marketing và Thương hiệu

Cần quan nhiều hơn về hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu, tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng gạo của các muốn muốn xuất khẩu đến. Công ty đầu tư hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm hiểu về văn hóa, tập quán, địa lý xã hội.. tạo mối quan hệ thân thiện hợp tác lâu dài với các công ty nước ngoài.

Công ty cần có những hoạt động quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín thương trong hoạt động xuất khẩu. Công ty cần có những chiến lược tiếp xúc khác hàng nước ngoài, tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường.

Công ty cần có phòng marketing, nhân viên phục vụ công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu, phát triển thương hiệu vì thương hiệu công ty trên thị trường nước ngoài gần chưa có.

Công ty nên thiết kế một trang webside riêng, liên kết với những webside uy tín.để quảng bá, giới thiệu công ty, sản phẩm lúa gạo công ty, để khách hàng thế giới biết đến nhiều hơn.

49

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Từ khi thành lập đến nay, Công ty Dargimex đã không ngừng phát triển, và gặt hái nhiều thành quả. Công ty đã không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu trong nước và quốc tế, mở rộng quy mô kinh doanh xuất khẩu gạo qua việc đầ tư hàng loạt các nhà máy xí nghiệp sản xuất chế biến gạo. Tư tưởng chủ đạo trong kinh doanh “ Lấy chất lượng làm đầu” đã phần nào làm nên thành công của công ty cho đến ngày nay.

Bên cạnh những mặt tích cực như có thế mạnh về vốn, cơ câu tổ chức quản lý nhân sự, máy móc hiện đại hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2008 thì công ty vẫn còn một số mặt hạn chế như bộ phận marketing chưa mạnh đặc biệt là vấn đề marketing quốc tế cho xuất khẩu gạo, công tác quảng cáo, quản bá thương hiệu chưa được thực hiện trường xuyên. Hiện nay, công ty vẫn chưa website riêng để phục vụ cho việc xây dựng, quản bá thương hiệu và tìm kiếm thêm thị trường. Tuy nhiên, với thực lực hiện có, chỉ cần vạch ra hướng đi đúng, những hạn chế này hoàn hoàn được khắc phục và sẽ phát triển nhanh chóng và vững mạnh.

Với các giải pháp đề xuất ở trên nhằm hy vọng giúp cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty ngày càng phát triển đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho công ty, nâng cao kết quả xuất khẩu, góp phần xây dựng và quảng bá thương hiệu của công ty trong nước và trên trường quốc tế, làm cho sản phẩm gạo của công ty nói riêng và gạo. Việt Nam nói chúng đến với nhiều nước trên thế giới.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với công ty

Công ty cần nhanh chóng xây dựng website riêng, thành lập bộ phận marketing và bộ phận nghiên cứu phát triển chuyên biệt, bởi vì hai bộ phận này đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình phát triển của công ty và đặc biệt hơn là giúp công ty nâng cao khả năng xuất khẩu gạo. Từ đó, giúp công ty nâng cao thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh, quảng bá thương hiệu và sản phẩm của công ty đến với người tiêu trong nước và quốc tế. Như vậy nâng cao khả năng cạnh tranh và lợi nhuận cho công ty.

Công ty có thể tuyển chuyên viên marketing giỏi, có kinh nghiệm trong xuất khẩu gạo hoặc có thể đưa cán bộ, nhân viên trong công ty đi tập huấn các lớp ngắn hạn về marketing quốc tế nhằm trang bị kiến thức để thực hiện chiến lược marketing phục vụ cho chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu gia tăng doanh thu và thị phần.

Đối với các đơn vị chế biến lương thực trực thuộc, sắp xếp lại kho tàng và máy móc thiết bị để sẵn sàng đẩy mạnh mua vào khi bắt đầu thời điểm thu

50

hoạch rộ, đặc biệt là vụ Đông Xuân, vì đây là thời điểm lúa gạo có nhiều, chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Do đó, ngoài việc triển khai thu mua gạo nguyên liệu để chế biến, có thể tăng cường thu mua thêm gạo nguyên liệu trắng, gạo và lúa để dự trữ chế biến sau.

Hình thức thu mua: ngoài việc thu mua tại chỗ, công ty cần mở trạm thu mua lưu động để kéo hàng về, tăng cường liên kết với lực lượng hàng xáo, nhà máy xay xát để thu gom lúa gạo về cho đơn vị. Riêng văn phòng công ty sẽ kí hợp đồng bao tiêu lúa chất lượng cao với các Hợp tác xã và tổ chức theo tinh thần chỉ đạo của Tổng công ty Lương Thực Miền Nam và giao cho các đơn vị chế biến lương thực trực thuộc thu mua vào nhập kho khi đến thời điểm thu hoạch, việc hợp tác này cần sự chủ động và đẩy mạnh.

Đối với các đơn vị chế biến lương thực trực thuộc có hệ thống máy tách màu và dây chuyền đóng bao nhỏ tự động cần tăng cường thu mua thêm lúa gạo chất lượng cao như lúa thơm Jasmine, KDM, thơm VD920… để dự trữ nhằm phục vụ cho xuất khẩu.

Về chỉ tiêu xuất khẩu: Ngoài chỉ tiêu Tổng công ty giao, Công ty cần tăng cường công tác tiếp thị để tìm khách hàng xuất khẩu, cử nhân viên thâm nhập thực tế thị trường nước ngoài, thâm nhập các thị trường mới trong đó cần quan tâm đến thị trường gạo thơm và gạo chất lượng cao nhằm tận dụng đối đa công suất dây chuyền của phân xưởng gạo cấp cao mà đơn vị đang đầu tư để đạt được lợi nhuận tối đa.

Trong tương lai, công ty nên có kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu bằng cách hợp tác với Hợp tác xã sản xuất gạo thơm hay các loại gạo cao cấp khác ở các địa phương trong tỉnh và các tỉnh lân cận khác nhằm tạo nguồn nguyên liệu gạo dồi dào để đáp ứng nhu cầu của những thị trường khó tính.

6.2.2 Đối với nhà nước

Để góp phần cùng với doanh nghiệp xuất khẩu gạo gia tăng sản lượng xuất khẩu thì Nhà nước cần có những giải pháp như:

- Hoàn thiện khẩu tổ chức trồng lúa cung cấp cho xuất khẩu:

+ Cần có những chính sách hợp lý thực hiện tốt về công tác quy hoạch trồng lúa theo những thâm canh trồng lúa cho xuất khẩu: trọng điểm là các tỉnh đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long.

+ Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi về tín dụng, bảo trợ sản xuất cho nông dân.

+ Thực hiện đồng bộ các giải pháp về khoa học – công nghệ trong sản xuất xuất khẩu gạo: giải pháp về giống lúa, về phân bón, phòng trừ sâu bệnh. - Hoàn thiện khâu tổ chức nguồn hàng cho xuất khẩu: Sử dụng và lắp đặt hệ thống phơi sấy hợp lý, cần hoàn thiện kỹ thuật và nhân ra diện rộng một số thiết bị sấy có quy mô phù hợp, sử dụng các nguyên liệu rẻ tiền sẵn có tại địa phương (như rơm, trấu củi, than…) do các cơ sở trong nước nghiên

51

cứu và chế tạo. Tăng cường công nghệ hiện đại để bảo quản thóc gạo, nâng cấp hệ thống kho chứa, bến bãi tại các đầu mối thu mua thóc gạo ờ đồng bằng sông Cửu Long. Nâng cao hệ thống xay xát, trong tương lai gần, cần trang bị hơn nữa các công nghệ xay xát tiên tiến của thế giới. Thực hiện các biện pháp tín dụng hỗ trợ xuất khẩu cho doanh nghiệp và địa phương mua tạm trữ lúa gạo.

Đẩy mạnh hoạt động marketing cho xuất khẩu gạo: thực hiện các biện pháp thích ứng với thị trường, chống hiện tượng tranh mua, giành bán tại thị trường nội địa, nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu. Cần có những chính sách tăng cường quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam ra thế giới. Có như vậy, hạt gạo Việt Nam mới có thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và tăng khả năng xuất khẩu.

Đổi mới một số chính sách vĩ mô như nhất quán khuyến khích nhiều thành phần kinh tế trong sản xuất và xuất khẩu gạo, hoàn thiện chính sách ruộng đất, hoàn thiện chính sách chuyển giao khoa học – công nghệ đến hộ nông dân.

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ hợp lý cho nông dân hình thành các Hợp tác xã, hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp trong việc bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm.

Chính phủ cần nâng cao năng lực điều phối điều hành giữa Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố vùng Ðồng bằng sông Cửu Long cũng như Hiệp hội Lương thực Việt Nam trong công tác chỉ đạo, điều phối hoạt động xuất khẩu.

52

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thế Giới (chủ biên)- nguyễn Xuân Lãng, Quản Trị Marketing, nhà xuất bản thống kê.

2. Nguyễn Thị Liên Diệp, Quản Trị Học, Nhà xuất bản thống kê.

3. Phạm Văn Dược – Đặng Thị Kim Cương (2005), “Phân tích hoạt động kinh doanh”, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

4. Trần Quốc Dũng (2009). Nguyên lí kế toán, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, thành phố Cần Thơ.

5. Hệ thống các Báo cáo tài chính của Công ty Lương Thực Đồng Tháp qua 3 năm 2010, 2011, 2012.

6. Hải quan Việt Nam, http://www.customs.gov.vn

7. Ngân hàng Vietcombank, “Tỷ giá”, www.vietcombank.com.vn 8. Tổng công ty Lương Thực Miền Nam, http://www.vinafood2.com.vn 9. VFA, “Kết quả xuất khẩu gạo qua các năm”, www.vietfood.org.vn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao kết quả xuất khẩu gạo của công ty lương thực đồng tháp (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)