4.3.2.1 Nguồn nguyên liệu
Với là một dựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Tuy nguồn nguyên liệu có trữ lượng lớn, nhưng để thu mua, công ty cần thông qua thương lái. Công ty cũng đã tạo lập được mối quan hệ tốt với thương lái cũng nhờ uy tín của công ty. Ngoài thương lái, công ty còn xây dựng mối quan hệ tốt uy tín với hợp tác xã và hộ nông dân với sô lượng lớn. Khi đến mùa vụ thì Công ty sẽ liên hệ với họ, thu mua lúa, gạo đem về các phẩn xưởng, xí nghiệp xay xát, lau bóng đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của khách hàng. Phòng kế hoạch kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp phân bổ cho các xí nghiệp. Nếu nguồn nguyên liệu không đủ đáp ứng, công ty có mua từ nguyên liệu từ các công ty trong và ngoài tỉnh về sản xuất, hoặc mua gạo thành phẩm đúng chất lượng yêu cầu của công ty.
Nguồn liệu để cung ứng trong và ngoài nước của công ty vẫn ổn định qua nhiều năm, có các phân xưởng đặt tại nhiều nơi thuận tiên để thu mua.
Mặt khác, những năm qua, yêu cầu của khách hàng càng khó khăn, đều hướng đến gạo thơm, chất lượng cao. Công ty cần quan tâm đến sản phẩm gạo chất lượng cao vì chúng mang nguồn lợi cao nhất về cho công ty.
4.3.2.2 Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sản lượng gạo
Đồng Tháp có nhiệt độ cao và ổn định. Nhiệt độ trung bình 25 – 28oC. Nơi đây cũng ít chịu ảnh hưởng của bão, nhưng lũ lụt thì thường xuyên. Hệ thống sông ngòi chằng chịt, thuận lợi để cung câp nước ngọt quanh năm. Điều này rất thuận lợi cho việc giao lưu mua bán bằng đường thủy, trồng cây lương thực.
Đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn, chủ yếu là đất phù sa vì được lũ hằng năm khi đi về sẽ mang theo lượng phù sa màu mỡ. Đây là lợi thế để Đồng Tháp có thể trồng lúa đạt năng suất cao và chất lượng tốt.
44
Nhìn chung đất nông nghiệp của An Giang có lợi thế vừa có điểm yếu. Điền hình như đất nông nghiệp ở đât rất thuận lợi cho việc trồng cây lương thực nhưng cũng có thất mùa vì lũ lụt, thiên tai, dịch bệnh.
4.3.2.3 Khoa học kỹ thuật
Hiện nay, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao sản xuất là điều khôgn thể thiếu đối với người nông dân. Hiên nay việc lao động chân tay của người nông dân ngày càng giảm do sự tiếp xúc của máy móc như, gieo hạt, máy tuốt lúa, máy gặt, máy gặt đập liên hợp, máy bơm thuốc trừ sâu... Việc nhập khẩu các máy móc thiết bị cho nông nghiệp được nhà nước hỗ trợ giúp người dân giảm sứ lực, thời gian, chi phí và mang lại năng suất cao. Ứng dụng các loại thuốc trừ sâu cũng như phương pháp gieo trồng làm tiết kiệm chi phí giúp người dân đạt lợi nhuận cao. Một số giống lúa có năng suất cao, tiêu thụ nhanh như IR50404, OM576. Bên cạnh đó thì cũng chịu tác động của dịch bệnh, nạn sâu rầy đầu năm 2010 (vụ đông xuân). Do đó việc ứng dụng khoa hoạc kỹ thuật mới cũng phải quan tâm đến tác hại mà nó để lại sau này. Từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa.
4.3.2.4 Tình hình chính trị xã hội
Việt Nam theo chế độ chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và quản lý cả Nhà nước. Nước ta chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tử chủ mở rộng, đa dạng hóa, song phương và đa phương về quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế. Một nền chính trị ổn định. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập ngoại giao với 168 quốc gia trên thế giới. Và đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Với thời kỳ hội nhập thì rất thuận lợi cho việc giao thương, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu.
4.3.2.5 Đối thủ cạnh tranh
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang (Angimex)
- ANGIMEX có năng lực sản xuất 350.000 tấn gạo/năm với hệ thống các nhà máy chế biến lương thực được phân bố tại các vùng nguyên liệu trọng điểm, giao thông thuận lợi, có hệ thống máy xay xát, lau bóng gạo hiện đại, chất lượng sản phẩm được quản lý đạt tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 22000.
- Công ty đã hoạt động lâu năm (thành lập năm 1976) trong nghành hàng gạo nên có không ít những kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Ban lãnh đạo công ty là những người có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề nghiệp. Đội ngũ của nhân viên hiện nay của công ty trẻ, năng động, hăng hái trong công việc. Riêng nhân viên marketing đã được công ty đào tạo để tăng tính chuyên nghiệp. Công ty xuất khẩu xuất khẩu trực tiếp và ủy thác xuất khẩu nhưng chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp.
- Điểm yếu của công ty: chỉ tập trung xuất khẩu, nên thị trường nội địa chưa phát triển, không có chiến lược quảng bá sản phẩm.
Về chiến thuật để tồn tại và phát triển khi vào thời kỳ hội nhập là phải hợp tác cùng phát triển cùng có lợi.
45 Ấn độ
Là một nước xuất khẩu gạo lớn, là quốc gia luôn cạnh tranh về số lượng với nước ta. Chất lượng gạo gần ngang nhau do vậy sẽ là đối thủ lớn.
Một số đối thủ mới xuất hiện như: Pakistan, Myanma, Trung Quốc đều tập trung ở phân khúc thị trường với sản phẩm chất lượng trung bình thấp.