3.4.1 Ngành nghề kinh doanh
Xuất khẩu gạo, hàng nông sản, sản xuất chế biến, kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm chế biến.
Dịch vụ thương mại và hệ thống siêu thị VINAFOOD Mart.
Sản xuất kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng, nuôi trồng thủy sản, chế biến, bảo quản, thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, kinh doanh thủy sản.
3.4.1 Lĩnh vực kinh doanh
Từ lâu nay, Công ty lương Thực Đồng Tháp định hướng mặt hàng chủ lực của công ty là xuất khẩu gạo. Công ty Lương Thực Đồng Tháp có năng lực sản xuất mỗi năm với khoảng 200.000 tấn gạo, với hệ thống nhà máy chế biến lương thực được phân bố tại các vùng nguyên liệu trọng điểm, giao thông thuận lợi, sức chứa kho là 180.000 tấn và hệ thống máy xay xát, lau bóng gạo hiện đại, chất lượng sản phẩm được quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008.
Mỗi năm công ty xuất khẩu từ 150.000 – 200.000 tấn gạo các loại sang các thị trường: Maylaysia, Philippines, Indonesia,… Sản phẩm của công ty
24
gồm gạo 5% tấm, 10% tấm, 15% tấm, 25% tấm, các loại gạo Jasmine, nếp, tấm nếp, tấm Jasmine, các loại gạo đặc sản, … Hiện nay lĩnh vực kinh doanh của Công ty Lương Thực Đồng Tháp, gồm có: Kinh doanh gạo, thức ăn thủy sản, nuôi trồng thủy sản, thương mại dịch vụ (siêu thị Vinafood mart).
3.5 TỔNG QUÁT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Trong giai đoạn 3 năm từ năm 2010 – 2012, kết quả kinh doanh của Công ty như sau:
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động của công ty từ năm 2010 đến năm 2012
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 11/10 (%) Chênh lệch 12/11 (%) Tổng doanh thu 1.762.809 2.431.511 2.618.437 137,93 107,69 Tổng chi phí 1.716.539 2.388.938 2.594.424 139,17 108,60 Lợi nhuận 46.270 42.573 24.015 92,01 56,04
Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán
Doanh thu của công ty bao gồm hoạt động trong các lĩnh vực lương thực (cung cấp gạo xuất khẩu và gạo nội địa), kinh doanh thức ăn cá ba sa và cá ba sa, và thương mại dịch vụ, trong đó lương thực là lĩnh vực kinh doanh chính của công ty. Qua đó, tác giả thấy được tổng doanh thu và tổng chi phí luôn tăng qua các năm 2010 đến năm 2012:
Từ năm 2010 đến năm 2011, tổng doanh thu tăng 668,702 tỷ (tăng 37,93%), tổng chi phí tăng 489,144 tỷ (tăng 39,17%) tăng nhanh hơn tổng doanh thu là 1,24%, biểu hiện là tổng lợi nhuận giảm xuống, tổng lợi nhuận giảm 3,697 tỷ tương đương giảm 7,91%. Nguyên nhân chủ yếu là do giá gạo tăng liên tục qua từng tháng từ tháng 2 đến tháng 11 năm 2011, năm 2011 là năm có mức giá gạo xuất khẩu gạo nhất trong 3 năm. Công ty đã sử dụng sự tăng giá này nên tăng cường xuất khẩu gạo trong những tháng cuối năm. Ngoài ra, để duy trì hoạt động kinh doanh xuất khẩu, thì gạo phải dự trữ ở cuối năm 2010 và sang đầu năm 2012 xuất khẩu.
- Năm 2011: là vô cùng khó khăn, tình trạng cao ảnh hưởng cho thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chính phủ Nhà nước đã ra các quyết định làm ngăn chặn lạm phát. Doanh nghiệp Vinafood II cùng các các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cố gắng liên kết hỗ trợ nhau duy trì ổn định sản xuất và lương thực cho quốc gia, và duy trì kim ngạch, sản lượng gạo xuất khẩu gạo. Công ty Lương Thực Đồng Tháp cũng đề ra các chiến lược để duy trì sản xuất kinh doanh thể hiện là doanh thu tăng mạnh. Tuy vậy, năm 2011 vẫn là năm hoạt động hoạt động khó khăn của công ty Lương Thực Đồng Tháp, công ty đã vượt qua nhiều biến động của thị trường, khó khăn của những rào cản thương mại, tác động của lạm phát cao, khủng hoảng toàn cầu, sức mua của các đối tác của công ty. Ngoài ra, tỷ giá biến động liên tục cũng ảnh hưởng đến kinh doanh của công ty, gây xáo trộn kế hoạch kinh doanh,
25
dịch vụ. Do đó việc quan tâm đến việc điều tiết, mở rộng kinh doanh và duy trì mức lợi nhuận của công ty là rất cần thiết.
Từ năm 2011 đến năm 2012, tổng doanh thu tăng 186,925 tỷ tương đương tăng 7,69%, tổng chi phí tăng 205,407 tương đương tăng 8,60%, tăng nhanh hơn tổng doanh thu là 0,91%; lợi nhuận giảm 18,558 tỷ tương ứng giảm 45,96%. Nguyên nhân là do năm 2012 giá gạo thị trường ổn định lại, giảm rất nhiều so với giá năm 2011. Giá gạo thu mua cuối năm 2011 ở giá cao, giá bán ra ở đầu năm 2012 thấp hơn.
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động của của công ty Lương Thực Đồng Tháp từ sáu tháng năm 2010 đến sáu tháng năm 2012
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 11/10 (%) Chênh lệch 12/11 (%) Tổng doanh thu 728.306 1.195.759 1.090.756 164,18 91,21 Tổng chi phí 684.496 1.173.640 1.086.733 171,46 92,60 Lợi nhuận 43.809 22.118 4.022 50,48 18,18
Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán
Nếu so sánh 6 tháng đầu năm của năm 2010, năm 2011 và năm 2012 thì năm 2011 là năm đứng đầu về doanh thu và chi phí. Cụ thể, tổng doanh thu sáu tháng đầu năm 2011 tăng 467,453 tỷ đồng tương đương tăng 64,18%; tổng chi phí sáu tháng đầu năm 2011 tăng 489,144 tỷ (tăng 71,46%); lợi nhuận giảm 21,691 tỷ (giảm 50,48) so với năm 2010. Đây là do sự biến động giá trong những tháng đầu năm 2011 và giá gạo dự trữ tại kho thu mua ở cuối năm 2010 ở mức cao.
Năm 2012: tổng doanh thu giảm 105,003 tỷ đồng tương đương với giảm xuống 8,79% so với năm 2011, tổng doanh thu sáu tháng đầu năm chiếm khoảng 41% so với tổng doanh thu cả năm. Tổng chi phí giảm 86,907 tỷ đồng tương đương giảm 7,4% so với năm 2011. Lợi nhuận giảm 18,096 tỷ (giảm 81,82%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2011 là năm lạm phát cao, vào những tháng cuối năm, giá gạo dữ trữ ở kho với giá thành cao. Năm 2012, lạm phát đã bình ổn, giá gạo bán trên thị trường thấp. Công ty cần xem xét kỷ về giá gạo dữ trữ tại kho ở cuối năm để duy trì hoạt động cho đầu năm sau. Ngoài ra, nhu cầu của khách ngày càng đòi, khách hàng càng khó tính, chú trọng hơn về chất lượng sản phẩm, nhu cầu sản phẩm chất lượng cao càng ngày càng tăng thêm. Vì vậy khi Công ty bán ra những mặt hàng chất lượng thấp sẽ bị ép giá.
Kết luận: giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn mang lại lợi nhuận, nhưng luôn giảm. Công ty cần xem kỷ lại kế hoạch hoạt động của công ty, dự đoán giá ở tương lại để có mức giá dữ trữ tại kho hợp lý để tăng trưởng lợi nhuận. Tăng cường sản xuất chế biến ra sản phẩm chất lượng cao để bắt nhịp với nhu cầu của khách hàng.
26 Gạo nguyên liệu Thương lái
Công ty khác Kho, xí nghiệp chế biến
Gạo thành phẩm
Thức ăn gia súc
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY LƯƠNG THỰC ĐỒNG THÁP
4.1 PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GẠO CỦA CÔNG TY CÔNG TY
4.1.1 Sơ lược về quá trình sản xuất và xuất khẩu gạo của công ty
Nguồn: Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh
Hình 4.1: Quá trình thu mua, sơ chế và xuất khẩu gạo của công ty
4.1.1.1 Quá trình thu mua lúa gạo và gạo nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu vủa công ty là lúa gạo, gạo nguyên liệu (chỉ qua bốc vỏ trấu) chủ yếu từ thu mua từ thương nhân (thương lái), hợp đồng bao tiêu san phẩm và thu mua từ các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Thu mua gạo nguyên liệu thông qua trung gian là thương lái:
Nông dân (hộ gia đình) tỉnh Đồng Tháp thường có số đất trồng lúa ít vài công đất (1 công = 1000 m2), sản xuất nhỏ lẻ, canh tác chủ yếu từ kinh nghiệm rút kết, điều kiện tài chính gia đình, nên lúa gạo sản xuất ra với sản lượng thấp mang nhiều tạp chất.
- Bán ngay sau khi sản xuất: thường bán lúa cho thương lái tại ruộng vì sợ rủi ro về giá cả lúa gạo trên thị trường giảm.
- Trữ lại: nông dân sẽ dữ lúa lại khi nghe giá lúa thị trường thấp, chờ giá lúa tăng lên rồi bán ra. Trong quá trình trữ lại, thường lúa gạo giảm chất lượng và số lượng, thường vì bảo quản theo kinh nghiệm tập quán.
Thương lái làm nhiệm vụ trung gian giữa nông dân với công ty, doanh nghiệp xuất khẩu. Sau khi, mua lúa từ nông dân về, nếu thấy giá gạo - gạo nguyên liệu đầu vào của công ty, bán ra có lợi nhuận thì thương lái lập tức mang số lúa đó đi xay xát rồi bán cho công ty. Nếu thấy giảm thấp, thương lái lại trữ lại, chờ giá tăng, rồi đem xay xát thành gạo, rồi bán cho công ty xuất khẩu gạo.
Tiêu thụ trong nước Xuất khẩu trức tiếp Ủy thác xuất khẩu
27
Nhận xét: gạo nguyên liệu thu mua xuất phát từ hộ nông dân sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, với nhiều loại giống lúa khác nhau đưa đến chất lượng gạo hỗn hợp giữa gạo chất lượng cao, trung bình và chất lượng thấp, do vậy nguồn gạo nguyên liệu thu mua vào chất lượng chưa cao. Thời gian công ty thu mua nguyên liệu về đến phân xưởng, xí nghiệp sản xuất kéo dài, chất lượng gạo nguyên liệu không cao lại còn giảm, sẽ làm trì hoãn quá trình sản xuất khẩu. Sản lượng gạo nguyên liệu mua về không đáp ứng đủ, kịp thời cho hợp đồng mua bán, hợp đồng xuất khẩu sắp diễn ra. Điều này sẽ làm doanh nghiệp lo ngại, không đưa ra quyết định thời có ký hợp đồng mua bán gạo thành phẩm hay không? Doanh nghiệp lo ngại có nên mở rộng quy mô hợp đồng, từ hợp đồng với sản lượng vừa và nhỏ lên hợp đồng với sản lượng lớn. Nếu doanh nghiệp ký hợp đồng mà đáp ứng không đủ sản lượng gạo bán ra theo hợp đồng, doanh nghiệp sẽ chịu tổn thất và có thể mất uy tín với đối tác. Nếu doanh nghiệp không ký hợp đồng, thì đã bỏ mất một cơ hội, cũng có khả năng mất đối tác trung thành, quan hệ lâu dài với công ty. Mặt khác, khi doanh nghiệp thu mua thông qua trung gian, đã làm cho giá thành gạo tăng lên, điều này sẽ làm công ty cân nhắc giá gạo bán ra, giá gạo xuất khẩu, ảnh hưởng lớn đến kết quả, lợi nhuận đạt được của công ty.
Mua từ các công ty, doanh nghiệp khác:
Khi Công ty ký hợp đồng có số lượng gạo quá lớn, hay gạo nguyên liệu mua về không đáp ứng đủ để sản xuất thì Công ty sẽ liên hệ với các doanh nghiệp, công ty khác để mua.. Mối quan hệ giữa công ty với các đơn vị mà công ty hợp đồng thu mua đang rất tốt và được hình thành từ lâu nên công ty hạn chế khó khăn trong việc chuẩn bị hàng để xuất khẩu. Điều này sẽ giúp Công ty cung cấp đúng và đủ số lượng gạo theo hợp đồng đã ký, giữ uy tín cho Công ty. Tuy nhiên, hình thức này ngoài trung gian là công ty khác còn có khả năng có thêm trung gian là thương lái.
Mua từ hộp đồng bao tiêu sản phẩm:
Ở các xã, các huyện hình thành các hợp tác xã, hỗ trợ phát triển về kinh tế, tài chính, xã hội. Tạo thành tổ chức liên kết chung, cùng nhau sản xuất.
Doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm lúa gạo với các hợp tác xã. Doanh hợp đồng về giá, giá ấn định trước hoặc giá lúa gạo thị trường ngay sau khi sản xuất ra. Doanh nghiệp, công ty cung cấp giống kỹ thuật, phân bón...cho hợp tác xã. Hợp tác xã sẽ sản xuất theo những kỹ thuật tiến bộ được cung cấp, giống lúa tốt... sẽ tạo ra sản phẩm lúa có năng suất cao. Gạo nguyên liệu sản xuất ra sẽ có phẩm chất, chất lượng tốt. Đảm bảo số lượng sản xuất ra. Đến thời hạn hợp đồng, công ty doanh nghiệp thu mua gạo nguyên liệu về.
Hình thức này, Công ty biết rõ khách hàng cần gì, thị trường mua bán ra ưa chuộn mặt hàng gạo nào. Từ đó doanh nghiệp sẽ cung cấp giống, kỷ thuật, quy trình sản xuất, phân bón... cho hợp tác xã, nông dân. Tạo ra sự thống nhất, liên kết chặt chẽ từ nguồn nguyên liệu tới đầu ra tiêu thụ, xuất khẩu gạo sang các thị trường trong và ngoài nước. Gạo nguyên liệu tạo ra đạt
28
chuẩn, chất lượng cao, số lượng gạo đáp ứng kịp thời cho sản xuất xuất khẩu. Gạo chất lượng cao đáp ứng được các thị trường khó tính, như vậy sẽ mang lại lợi nhuận khổng lồ cho công ty khi xuất tới các thị trường đó.
Ưu điểm: gạo nguyên liệu mua về mang phẩm chất chất lượng tốt, sản lượng cao, giá thành thấp, không tốn chi phí trung gian.
Nhược điểm: để có được hợp đồng bao tiêu, khu vực xã huyện phải thành lập hợp tác xã. Nếu không có hợp tác xã mà công ty hợp đồng bao tiêu sản phẩm, công ty phải đầu tư cơ sở vật chất hoàn toàn với nông dân, chi phí tốn sẽ rất cao.
4.1.1.2 Quá trình chế biến và sơ chế gạo thành phẩm
Khi gạo nguyên liệu được thu mua về, sẽ mua về các xí nghiệp chế biến của công ty: Xí nghiệp CBLT 1, CBLT 2, CBLT Cao Lãnh, Xí nghiệp CBLT Tam Nông, Chợ TTNS Thanh Bình. Các xí nghiệp này chủ yếu xây dựng gần nơi tập trung trồng lúa, hay thị trường đầu mối. Các xí nghiệp nằm xa nhau, nằm xa trụ sở, điều này làm tăng chi phí ở khâu đi lại, vận chuyển. Điều kiện vật chất sẽ gây ra khó khăn, và tăng nhiều chi phí.
Lúa gạo, gạo nguyên liệu khi được đưa về phân xương, kho, xí nghiệp chế biến, sẽ đem đi xay xát, lau bóng đạt tiêu theo yêu cầu của khách hàng, chế biến thành gạo thành phẩm và đóng gói bao bì theo yêu cầu của khách hàng.
Dưới đây là sơ đồ về quy trình, công nghệ sơ chế gạo:
Nguồn: Định mức kinh tế - kĩ thuật xay xát chế biến lúa gạo, Vinafood II Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ xay xát chuẩn của Việt Nam
Công nghệ chế biến, bảo quản gạo thành phẩm hợp với tiêu chuẩn, quy định của Vinafood II quy đinh. Do vậy gạo thành phẩm sẽ mang phẩm, số lượng đạt mức tối đa so với gạo nguyên liệu có thể hướng tới.
Về cách đóng gói: công ty thường đóng gói thành những bao lớn nặng 25 kg hoặc 50 kg hoặc túi nhỏ nặng 5 kg tùy theo yêu cầu của khách hàng. Về phần bao bì, nếu khách hàng không yêu cầu về nhãn hiệu thì công ty đóng gói theo loại bao, kích cỡ, kí mã hiệu theo quy định của công ty phù hợp với phương thức chuyên chở. Bao bì đảm bảo giữ được phẩm chất, chất lượng, số lượng gạo trong suốt quá trình vận chuyển. Chi phí phí bao bì sẽ theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng.
Sàng tạp chất
Máy xay Sàng gạo bả Máy tách trấu Gằn tách thóc Đóng gói Trống chọn hạt Sàng đảo Máy đánh bóng Máy xát trắng
29
Về khâu giám định hàng hóa xuất khẩu: bên mua sẽ yêu cầu bộ phận giám định uy tín, về phía công ty sẽ làm đúng theo yêu cầu.
4.1.1.3 Quá trình xuất khẩu gạo
Tùy theo phương thức thanh toán mà Công ty và khách hàng chọn khi ký kết hợp đồng, khi công ty chọn xuất khẩu ủy thác việc thanh toán thường do công ty nhận ủy thác thực hiện. Khi công ty chọn hình thức xuất khẩu trực tiếp, công ty và khách hàng chọn phương thức thanh toán bằng L/C là chủ yếu với những hợp đồng có giá trị lớn (sản lượng gạo xuất khẩu trên 2.500 tấn), vận chuyển hàng hóa bằng tàu chuyến; hay phương thức TTR với hợp đồng giá trị nhỏ (sản lượng gạo xuất khẩu dưới 1.500 tấn) vì chi phí thấp, vận chuyển bằng tàu chợ. Vì vậy, công việc đầu tiên của công ty:
- Nhắc nhỏ khách hàng mở L/C: khách hàng mở L/C phải đúng hạn, đúng quy định trong hợp đồng. Trên cơ sở đó, công ty biết được những quy định cần thiết trong việc thanh toán mà người nhập khẩu yêu cầu trong L/C