Qua bảng 4.1 ta thấy tổng sản lượng gạo tiêu thụ tăng liên tục từ năm 2010 đến năm 2012, đạt mức trên 210.000 tấn gạo. Sản lượng tiêu thụ tại nội địa tăng liên tục từ 115.688 tấn năm 2010 lên 180.875 tấn năm 2012 (tăng trung bình trên 20% trên năm). Công ty luôn duy mức sản lượng gạo tiêu thụ tại nội địa ở mức cao, và không ngừng tăng để đảm bảo an ninh lương thực của tỉnh Đồng Tháp, và của vùng ĐBSCL, duy trì sản xuất kinh doanh cho công ty. Sản lượng gạo xuất khẩu đạt mức cao nhất năm 2010 (đạt 95.496 tấn), thấp nhất năm 2011 (đạt 83.750 tấn, giảm 12,3% so với năm 2010), đạt 88.300 tấn năm 2012. Cho thấy hoạt của Công ty vẫn bình ổn và chưa có đột phá nào. Đây cũng là vấn đề mà công ty nên chú ý để tìm biện pháp khắc phục nhằm đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu nhiều hơn vào thời gian tới. Tiếp tục củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống, mở rộng thị trường mới, khách hàng mới, đầu tư nhiều hơn nữa vào loại gạo có thế mạnh, loại
31
gạo chất lượng cao để thâm nhập vào một số thị trường khó tính như châu Âu, châu Mỹ...
Bảng 4.1: Sản lượng gạo tiêu thụ từ năm 2010 đến năm 2012
Đơn vị: tấn Hình thức tiêu thụ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 11/10 (%) Chênh lệch 12/11 (%) Tiêu thụ tại nội địa 115.668 146.446 180.875 126,61 123,51 Xuất khẩu 95.496 83.750 88.300 87,70 105,43 Tổng cộng 211.164 230.196 268.975 109,01 116,84
Nguồn: Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh
Nguyên nhân khác, Chính phủ đã đề ra quyết định yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu phải có cánh đồng liên kết (hợp đồng bao tiêu giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, hộ gia đình) mới được cấp xuất khẩu. Sản lượng xuất khẩu của doanh nghiệp phải tương đương diện tích ký kết hợp đồng với nông dân. Công ty hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân còn thấp, đây cũng là một trong những nguyên nhân về sản lượng xuất khẩu gạo thấp của công ty. Vì thế công ty cần có những chiến lược phù hợp khả thi nhất để tăng cường hợp tác liên kết với nông dân, tăng cường hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
Công ty thu mua gạo nguyên liệu phần lớn từ thương lái, gạo mang chất lượng trung bình thấp, là hỗn hợp nhiều giống lúa gạo khác nhau, nên khi chế biến thành gạo thành phẩm đáp ứng chủ yếu ở thị nội địa và một số thị trường nước ngoài nhập khẩu loại gạo chất lượng thấp. Công ty thu mua từ hợp đồng bao tiêu với nông dân còn thấp, đây là hình thức thu mua về nguồn nguyên liệu chất lượng cao nhưng chưa được doanh nghiệp quan tâm nhiều, còn lo ngại về chi phí đầu từ. Điều kiện thu mua gạo nguyên chất lượng cao vẫn còn khó khăn. Mặt dù sản lượng mua về không cao, nhưng chất lượng cao đáp ứng tốt nhu cầu xuất khẩu. Công ty rất thường mua gạo nguyên liệu hay thành phẩm từ công ty khác, số lượng mỗi lần mua không lớn lắm. Điều này là do nguồn nguyên liệu công ty chưa thực sự chủ động mà lệ thuộc nhiều từ thương lái, công ty cần có những biện pháp để giảm tình trạng thiếu hàng này của công ty.
Qua biểu đồ hình 4.3 về cơ cấu sản lượng gạo tiêu thụ trong 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012: cơ cấu sản lượng tiêu thụ gạo thay đổi, tỷ trọng sản lượng tiêu thụ tại nội địa tăng từ 54,78% năm 2010 lên 67,20% năm 2012, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sản lượng gạo sản lượng gạo tiêu thụ được. Về tỷ trọng gạo xuất khẩu thì giảm liên tục từ năm 2010 (chiếm 45,22%) xuống còn 32,80% năm 2012. Nguyên nhân, do thị trường trong nước được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ duy trì sản xuất, nên lượng gạo tiêu thụ tăng lên liên tục. Thị trường nước ngoài bị bất ổn, đối tác xuất khẩu, thị trường nhà nhập khẩu của công ty gặp rủi rỏ, chi phí xuất khẩu tăng lên, do vậy công ty chỉ duy trì sản lượng gạo xuất khẩu, chưa mở rộng thêm. Công ty cần có các chiến lược thúc đẩy sản lượng gạo xuất khẩu bằng các tìm kiếm
32
thị trường mới, gia tăng số hợp đồng, các chiến lược về giá hợp lý, hạn chế chi phí xuất khẩu.
Nguồn: Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh
Hình 4.3: Cơ cấu sản lượng gạo tiêu thụ từ năm 2010 đến năm 2012 Bảng 4.2: Sản lượng gạo tiêu thụ các sáu tháng năm 2010, 2011, 2012
Đơn vị: tấn Hình thức tiêu thụ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 11/12 (%) Chênh lệch 12/11 (%) Tiêu thụ tại nội địa 6.521 77.978 68.409 1196,80 87,73 Xuất khẩu 6.531 43.270 50.615 662,53 116,97 Tổng cộng 13.052 120.152 109.024 928,96 98,17
Nguồn: Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh
Qua bảng số liệu trên, ta thấy sản lượng tiêu thụ gạo thấp nhất là 6.521 tấn vào 6 đầu tháng năm 2010, đạt cao nhất là 77.978 tấn vào 6 tháng đầu năm 2011, 6 tháng đầu năm 2012 đạt 68.409 tấn. Công ty đang duy trì mức sản lượng gạo tiêu thụ tại nội địa ở mức cao để đáp ứng lượng thực cần thiết cho thị trường nội địa, duy trì sản xuất kinh doanh cho công ty. Sản lượng gạo xuất khẩu đạt thấp nhất là 6.531 tấn vào 6 tháng năm 2010, và tăng liên tục sau 2 năm tiếp theo, đạt 50.615 tấn vào 6 tháng đầu năm 2012. Điều này cho thấy Công ty đang gia tăng lượng gạo xuất khẩu ở 6 tháng đầu năm. Nhưng sản lượng gạo xuất khẩu vẫn còn thấp vào khoảng 50.000 tấn trở lại, Công ty cần đẩy mạnh lượng xuất khẩu hơn nữa, gia tăng số hợp đồng xuất khẩu gạo, tăng sản lượng gạo xuất khẩu trên mỗi hợp đồng, đẩy mạnh tối đa lượng gạo xuất khẩu có thể của Công ty.
33
Nguồn: Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh
Hình 4.4: Cơ cấu sản lượng gạo tiêu thụ từ sáu tháng năm 2010 đến sáu tháng năm 2012
Về tỷ trọng sản lượng gạo tiêu thụ các 6 tháng đầu năm 2010, 2011, 2012 ở mức cao chiếm hơn phân nữa tổng lượng gạo tiêu thụ, đạt cao nhất là 64,31% năm 2011. Do năm 2011 là năm bất ổn, kinh tế thế giới khủng hoảng, thị trường trong nước lo sợ khủng hoảng lương thực nên lượng gạo 6 tháng đầu năm 2011 tăng vọt nhằm duy trì ổn định lương thực và lòng tin của nhân dân. Về tỷ trọng gạo xuất khẩu các 6 tháng đầu năm 2010, 2011, 2012 không ổn định và giảm hơn 7% về tỷ trọng trong tổng cơ cấu lượng tiêu thụ gạo (6 tháng đầu năm năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2010), điều này là do lượng gạo xuất khẩu vẫn còn thấp, chưa vượt qua sản lượng gạo tiêu thụ ở nội địa. Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa sản lượng xuất khẩu trong những năm sắp tới.
Nhìn chung sản lượng gạo tiêu thụ đạt ở mức cao, Công ty nên duy trì ở mức cố định nào đó vừa đủ cung ứng thị trường nội địa, do trong nước có rất nhiều công ty kinh doanh về gạo tạo nên thị trường cạnh tranh cao, lợi nhuận sẽ không cao nếu quá tập trung vào thị trường nội địa. Công ty tập trung vào thị trường nước ngoài, tức đẩy mạnh xuất khẩu. Sản lượng xuất khẩu của Công ty còn thấp cần được đẩy mạnh. Công ty có thể tìm thêm thị trường mới, tăng khối lượng giao dịch hợp đồng, tăng số hợp đồng giao dịch... để tăng lợi nhuận cho Công ty.