Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao kết quả xuất khẩu gạo của công ty lương thực đồng tháp (Trang 52)

4.3.1.1 Phương thức thanh toán

Công ty dùng phương thức chào hàng bằng phương tiện điện tử, sau khi có khách hàng thì sẽ tiến hành thương lượng, thảo thuận giá cả và các yêu cầu giữa hai bên khách hàng. Sau khi đồng ý thì sẽ tiến hành ký hợp đồng, có thể gặp trực tiếp hay ký hợp đồng qua mạng điện tử. Nếu như có mâu thuẫn thì hướng giải quyết đầu tiên của công ty là thương lượng. Bởi công ty đặt uy tín lên hàng đầu và muốn tạo mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài với khách hàng.

Tùy theo phương thức thanh toán mà Công ty và khách hàng chọn ký kết hợp đồng, thông thường với những lô hàng nhỏ dưới 1.500 tấn, công ty thường chọn phương thức TTR, việc thanh toán bằng phương thức này có đặc điểm dể thực hiện, chi phí thấp, hàng hóa được vận chuyển bằng tàu chợ.

Nếu hợp đồng có giá trị lớn thì vận chuyển bằng tàu chuyến, với số lượng gạo khoảng 2.500 tấn trở lên thì thường sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C.

Nhìn chung phương thức TTR và L/C mà công ty chọn để thanh toán vẫn hoạt động ổn định. Đôi khi hàng hóa bị trì hoãn và kéo dài thời gian gây tổn thất cho công ty, mất khách hàng, công ty cần có biện pháp khắc phục.

4.3.1.2 Công tác Marketing của công ty trong thời gian qua

Công ty đã đăng ký thương hiệu cho sản phẩm gạo ở thị trường trong nước. Tuy nhiên thương hiệu gạo của công ty tại thị trường trong nước chưa được biết đến nhiều, và thị trường nước ngoài cũng vậy. Do công tác nghiên cứu thị trường và quảng bá thương hiệu vẫn chưa được thực hiện. Việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng mới còn rất nhiều hạn chế, phần lớn các quan hệ giao dịch diễn ra do khách hàng tìm đến trước, đặc biệt công ty xuất khẩu qua trung gian chiếm tỷ trọng cao nhất. Công việc tìm kiếm khách hàng chỉ thực hiện qua Internet, báo đài, thu thập thông tin từ Sở Thương mại, rất khi công ty bố trí cán bộ đi nghiên cứu thị trường ở nước ngoài. Do đó, cho đến nay chúng ta vẫn chưa có nhiều hợp đồng xuất khẩu trực tiếp, chưa có những hợp đồng quy mô lớn với giá cao, chịu phụ thuộc rất nhiều của quan hệ cung cầu tự phát trên thị trường, xác suất rủi ro khá cao.

43

4.3.1.3 Cơ sơ vật chất của công ty

Công ty có hệ thống cơ sở kỹ thuật, công nghệ chế biến phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất của Tổng công ty Lương Thực Miền Nam, cho ra những sản phẩm gạo có chất lượng tốt để xuất khẩu.

Công ty có hệ thống các xí nghiệp chế biến, các kho chứa gạo năm phân bố ra các huyện tỉnh Đông Tháp để nằm gần nguồn nguyên, thuận tiện cho việc thu mua nguyên liệu nhanh chống. Sau khi thu nguyên liệu, chế biến sơ chế thành phẩm, sau đó gạo thành phẩm chuyển từ các kho, xí nghiệp chế biến đến cảng Sài Gòn. Văn phòng đại diện của công ty nằm ở thành phố Hồ Chí Minh sẽ làm thủ tục, hồ sơ, chứng từ xuất khẩu cho lô hàng theo hợp đồng đã lập trước đó. Điều này đã gây ra khó khăn trong công tác quản lý, phân công và điều hành hoạt động xuất khẩu gạo.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao kết quả xuất khẩu gạo của công ty lương thực đồng tháp (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)