4.2.1 Hình thức xuất khẩu gạo của Công ty
Công ty chủ yếu xuất khẩu dưới hình thức xuất khẩu trực tiếp và ủy thác xuất khẩu.
Qua bảng 4.3 ta thấy xuất khẩu trực tiếp đang dần rút ngắn khoảng cách chênh lệch với ủy thác xuất khẩu, nhưng sản lượng xuất khẩu trực tiếp vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với ủy thác xuất khẩu. Mặt khác, Công ty đang có xu hướng đẩy mạnh tỷ trọng và sản lượng xuất khẩu trực tiếp, và giảm nhẹ tỷ trọng và sản lượng ủy thác xuất khẩu. Vì nếu vận dụng tốt, có những chiến lược phù hợp nhất, hiệu quả nhất thì lợi nhuận thu về từ hình thức xuất khẩu trực tiếp sẽ cao hơn ủy thác xuất khẩu.
Sản lượng xuất khẩu trực tiếp tăng liên tục qua 3 năm, từ năm 2010 đến năm 2012 (đạt 17.769 tấn). Do Công ty thấy được tầm quan trọng của xuất khẩu trực tiếp, nguồn lợi nhuận mang về cao hơn, không phải chịu chia sẽ lợi
36
nhuận cho công ty trung gian, xây dựng được thương hiệu, nắm bắt được nhu cầu nhà nhập khẩu ở các quốc gia hướng tới, mở rộng thị trường, chủ động được đầu ra tiêu thụ sản phẩm gạo. Nắm bắt được tình hình giá gạo tăng trưởng ở mức cao, do vậy nguồn thu về khi xuất khẩu trực tiếp sẽ cao. Công ty cần đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu trực tiếp hơn nữa, mặc dù sản lượng xuất khẩu trực tiếp tăng liên tục nhưng vẫn ở mức thấp còn dưới 20.000 tấn. Bảng 4.3: Sản lượng xuất khẩu trực tiếp và ủy thác từ năm 2010
đến năm 2012 Đơn vị: tấn Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 SL % SL % Trực tiếp 2.848 9.482 17.769 6.634 332,94 8.287 187,40 Ủy thác 92.648 74.268 70.531 (18.380) 80,16 (3.737) 94,97 Tổng 95.496 83.750 88.300 (11.746) 87,70 4.550 105,43
Nguồn: Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh
Về ủy thác xuất khẩu giảm nhẹ qua các năm, từ 92.648 tấn (năm 2010) xuống còn 70.531 (năm 2012). Do Công ty đang thay thế hợp đồng ủy thác xuất khẩu sang hợp đồng xuất khẩu trực tiếp. Vì trong khoảng thời gian ba năm này, tình kinh tế giới gặp rất nhiều bất ổn, nếu quá phụ vào công ty trong gian (công ty nhận ủy thác) có thể mất đi thị trường tiêu thụ; nếu không nắm bắt kịp thời thị trường thế giới, nhu cầu của khách hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của công ty và lợi nhuận thu về. Do vậy, Công ty đã giảm nhẹ sản lượng gạo ủy thác xuất khẩu xuống, để giảm sự phụ thuộc vào công ty trung gian.
Bảng 4.4: Bảng sản lượng xuất khẩu trực tiếp và ủy thác từ 6 tháng năm 2010 đến 6 tháng năm 2012 Đơn vị: tấn Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 SL % SL % Trực tiếp 585 2.316 11.819 1.731 395,90 9.503 510,32 Ủy thác 5.946 40.954 38.796 35.008 688,77 (2.158) 94,73 Tổng 6.531 43.270 50.615 36.739 662,53 7.345 116,97
Nguồn: Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh
Còn xét về 6 tháng đầu năm: sản lượng gạo xuất khẩu trực tăng liên tục trong các 6 tháng đầu năm 2010, 2011, 2012 (đạt 11.819 tấn). Nhưng sản lượng xuất khẩu trực tiếp vẫn rất thấp, Công ty cần đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu trực tiếp. Để làm được điều đó, Công ty cần có các chiến lược về thị trường, tìm kiếm thị trường mới, tăng cường marketing quốc tế, các chiến
37
lược thâm nhập, tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh, và các rủi ro tìm ẩn. Bởi xuất khẩu trực tiếp giúp Công ty chủ động hơn trong việc tìm kiếm thị trường, khách hàng giao dịc, lợi nhuận cao. Do đó cần phải đẩy mạnh công tác dự báo, nghiên cứu thâm nhập thị trường kịp thời để đối phó với những bất lợi cho công ty.
Về ủy thác xuất khẩu ở 6 sáu tháng đầu năm cũng có tăng: 6 tháng đầu năm 2010 ủy thác xuất khẩu gạo đạt 5.946 tấn, đạt cao nhất 6 tháng đầu năm 2011 là 40.954 tấn, và 6 tháng đầu năm 2012 đạt 38.796. Do đầu năm 2011, công ty nhận thấy giá gạo thế giới đang tăng mạnh, có thể tăng đến cuối năm. Thấy được lợi nhuận tiềm năng lớn khi đẩy mạnh xuất khẩu gạo trong. Nhưng vì khách hàng xuất khẩu trực tiếp của Công ty rất ít, mà việc ủy thác xuất khẩu công ty trước nay vẫn phát triển tốt, do việc chiến lược tức thời là chọn đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu ủy thác nhằm thu nguồn về lợi nhuận. Về sau nhận định chiến lược lâu dài, thấy được tầm quan trọng của xuất khẩu trực tiếp, nên đã đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp. Nhưng mặt khác, ủy thác xuất khẩu cũng thu lợi nhuận từ ngoại tệ với lượng xuất khẩu lớn nên chỉ giảm nhẹ từ từ đến khi nào xuất khẩu trực tiếp trở thành nguồn thu ngoại tệ chủ đạo của công ty trong hoạt động xuất nhập khẩu.
4.2.2 Phân tích cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của Công ty
Qua các năm xuất khẩu gạo của Công ty có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường với nhiều mặt hàng như: gạo Thơm Jasmines TP 5% Tấm, gạo Thơm Nút TP 5% Tấm, gạo Thành Phẩm 5% Tấm, gạo Thành Phẩm 15% Tấm, gạo Thành Phẩm 25% Tấm. Tình hình trên cho thấy, sản lượng xuất khẩu không đều giữa các loại gạo, xuất khẩu chủ yếu tập trung vào gạo cao cấp 5% tấm.
Đơn vị: tấn
Nguồn: Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh
38
Gạo Thơm Jasmines 5% tấm với gạo Thơm Nút TP 5% tấm là 2 loại gạo chiếm tỷ trong cao nhất trong 3 năm liền và luôn giữ mức tăng trưởng. Hai loại gạo này là gạo thơm, hạt dài là sản phẩm gạo mang chất lượng tốt nhất của công ty. Gạo Thơm Jasmines 5% tấm xuất khẩu đạt 30.640 tấn (năm 2012), gạo Thơm Nút TP 5% tấm đạt 28.892 tấn (năm 2012). Đây là sản phẩm mà công ty đẩy mạnh xuất khẩu vì xu hướng tiêu dùng hiện nay về việc ưa chuộng gạo thơm ngày càng nhiều, và nguyên nhân chính là xuất khẩu gạo thơm đạt giá trị cao hơn các gạo khác. Năm 2011, gạo Thơm Jasmines 5% tấm giảm 8.493 tấn so với năm 2010, nguyên nhân giảm là do gạo Thơm Jasmines vừa được xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu ủy thác. Nên khi công ty giảm ủy thác xuất khẩu thì những mặt hàng gạo xuất khẩu theo hình thức này sẽ giảm. Năm 2012, công ty đã chuyển gần như hoàn toàn gạo Jasmine từ ủy thác sang trực tiếp, sản lượng xuất khẩu gạo Jasmine tăng thêm 12.299 tấn (so với năm 2011). Các loại gạo thơm này được ưa chuộn trên nhiều thị trường.
Gạo Thành Phẩm 5% tấm là loại gạo cao cấp của công ty, nhưng nó chỉ đạt mức xuất khẩu cao nhất năm 2010 (đạt 31.896), nhưng sau đó giảm sản lượng xuất khẩu dần qua các năm 2011, 2012. Nguyên nhân là do mặc dù là gạo cao cấp nhưng trên thị trường thế giới vẫn xem như gạo chất lượng trung bình của Thái Lan. Do vậy khi chúng ta xuất khẩu gạo này và đồng thời Thái Lan xuất khẩu gạo trung bình với giá cao hơn gạo Thành Phẩm 5% tấm, đối tác sẽ chấp nhận giá cao hơn để chọn gạo trung bình của Thái Lan. Thấy được điều này, công ty đã quyết định giảm sản lượng xuất khẩu xuống. Do công ty trước nay xuất khẩu ủy thác là chủ yếu nên rất khó khăn khi thay đổi thị trường, vì vậy buộc phải giảm sản lượng xuất khẩu gạo Thành Phẩm 5% tấm. Nếu công ty xuất khẩu trực tiếp được đẩy mạnh, công ty chủ động tìm kiếm thị trường mới để tiêu thụ, để hạn chế cạnh tranh với các đối thủ mạnh.
Gạo Thành Phẩm 15% tấm là gạo trung bình, xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc, sản lượng xuất khẩu tuy tăng liên tục nhưng vẫn là loại xuất khẩu với sản lượng, tỷ trọng thấp nhất của công ty, đạt 8.477 tấn (năm 2012). Do chất lượng chỉ mức trung bình nên giá xuất khẩu không cao, lợi nhuận mang về không lớn. Công ty vẫn có thể tiếp tục tăng trưởng gạo Thành Phẩm 15%, vì mặc dù không đem lại lợi nhuận bằng các mặt hàng gạo khác nhưng nó vẫn được ưa chuộn ở thị trường không khó tín.
Gạo Thành Phẩm 25% tấm là gạo có chất lượng thấp xuất khẩu với sản lượng thấp nhất và đang giảm dần vì không được ưa chuộn lắm và là sản phẩm xuất khẩu với tỷ trọng, sản lượng thấp của công ty, thay vào đó Công ty sẽ tập trung xuất khẩu ở những sản phẩm gạo có chất lượng cao hơn để thu về lợi nhuận lớn cho công ty.
Từ hình 4.7, ta thấy các mặt hàng gạo xuất khẩu đều có sự tăng trưởng từ 6 tháng đầu năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2012. Năm 2011, tất cả các mặt hàng gạo xuất khẩu đều tăng, nguyên nhân là do Công ty nhận thấy tình hình bất ổn của thế giới, giá gạo sẽ tăng lên nên gia tăng xuất khẩu các mặt hàng gạo. Nhưng giữa chúng sẽ có mức tăng trưởng khác nhau. Gạo chất lượng cao có mức tiêu thụ chênh lệch lớn hơn gạo có chất lượng thấp hơn.
39
Đơn vị: tấn
Nguồn: Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh
Hình 4.7: Sản lượng từng loại gạo xuất khẩu trong từ 6 tháng đầu năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2012
Gạo Thơm Jasmines 5% tấm có mức xuất khẩu tăng trưởng lớn từ 413 tấn năm 2010 lên 12.502 tấn năm 2012, tăng trung bình mỗi 6 tháng đầu năm khoảng 6.000 tấn. Gạo thơm luôn được khách hàng tin dùng và ngày càng nhiều. Công ty cần tăng cường thu mua và sản xuất ra sản phẩm gạo thơm Jasmines chất lượng cao. Sản phẩm này có thể đến được với thị trường châu Âu. Công ty cần có chiến lược thâm nhập thị trường châu Âu, tăng thương hiệu uy tín cho công ty, để đưa sản phẩm này vào thị trường khó tín. Điều này sẽ làm tăng lên nguồn lợi nhuận lớn cho công ty.
Gạo Thơm Nút TP 5% tấm là loại gạo xuất khẩu với tỷ trọng và sản lượng đạt mức cao nhất trong số các loại gạo xuất khẩu của công ty. Sáu tháng đầu năm 2011, sản lượng xuất khẩu đạt 20.510 tấn (tăng 17.212 tấn, tương đương tăng thêm 522% so với năm 2010).
Các mặt hàng gạo khác vẫn duy trì tăng trưởng và duy trì ở mức sản lượng xuất khẩu thấp. Công ty cần có chiến lược phù hợp hơn, tiếp cận thị trường mới, thị trường khó tín, đưa sản phẩm gạo chất lượng thấp đến các thị trường ưa chuộn gạo chất lượng thấp, đưa gạo chất lượng cao đến thị trường khó tín, như vậy sẽ làm tăng hiệu quả xuất khẩu gạo.
4.2.3 Giá các mặt hàng gạo xuất khẩu
Qua hình 4.8, ta thấy giá gạo trung bình năm 2010 là thấp nhất trong 3 năm. Nguyên nhân là do trong gia đoạn này thì nước ta chủ yếu quan tâm đến sản lượng xuất khẩu việc quan tâm đến chất lượng còn mới ở giai đoạn bắt đầu. Nên mặt bằng giá cả các loại hàng hóa và xuất khẩu còn ở mức thấp. Năm 2011, giá cả tăng đột ngột lên, do khủng hoảng kinh tế thế giới đã kéo giá xuất khẩu tăng lên, tận dụng điều này công ty đã đẩy mạnh xuất khẩu để mang về nguồn lợi lớn cho công ty. Năm 2012, kinh tế thế giới cũng ổn định
40
trở lại, cung cầu thị trường cải thiện, cung gạo tăng lên theo chiều tăng của của cầu gạo, làm cho giá gạo xuất khẩu cũng giảm.
Đơn vị: đ/kg
Nguồn: Phòng Kế Hoạch kinh Doanh
Hình 4.8: Giá các loại gạo xuất khẩu qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 Mặt khác ta thấy, gạo chất lượng cao nhất, chất lượng tốt nhất, gạo Thơm Jasmine 5% tấm có giá 9.930 đ/kg (năm 2011), kế tiếp sau đó là gạo Thơm Nút TP 5% tấm có giá 9.448 đ/kg (năm 2011). Thấp nhất là gạo Thành Phẩm 25% tấm. Sự chênh lệch giá xuất khẩu giữa gạo chất lượng tốt nhất với gạo chất lượng thấp năm 2010 khoảng 1.200 đ/kg, năm 2011 là 1.900 đ/kg, năm 2012 là 1.500 đ/kg. Năm 2011, là năm lạm phát cao, giá cao bất ổn, tăng giá đột ngột đã làm nhu cầu tiêu thụ của các khách hàng trên thế giới khác biệt lớn, gây nên sự chênh lệch giá giữa các mặt hàng gạo xuất khẩu.
Đơn vị: đ/kg
Nguồn: Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh
Hình 4.9: Giá xuất khẩu các mặt hàng gạo từ 6 tháng đầu năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2012
Xét từng loại gạo chất lượng tốt nhất, giá xuất khẩu đạt mức cao nhất so với các loại gạo còn lại có sự biến động giá lớn nhất. Gạo Thơm Jesmines
41
5% tấm tăng 2.231 đ/kg (năm 2011 so với năm 2010), giảm 1.326 đ/kg (năm 2012 so với năm 2011). Còn về gạo Thành Phẩm 25% tấm tăng 1.723 đ/kg (năm 2011 so với năm 2010), giảm 994 đ/kg (năm 2012 so với năm 2011).
Kết luận: nhìn chung giá gạo biến động qua các năm hoạt động. Gạo có chất lượng tốt nhất có giá xuất khẩu cao nhất và biến động nhiều nhất, gạo chất lượng thấp với giá xuất khẩu thấp và biến động thấp. Điều này chứng tỏ sự biến động giá phụ thuộc vào chất lượng gạo xuất khẩu. Giá gạo của công ty phụ thuộc nhiều từ biến động của thị trường. Do đó công ty cần phải tăng cường dự báo phân tích thông tin thị trường để điểu chỉnh giá cho hợp lý. Bên cạnh đó việc nâng cao chất lượng hạt gạo cũng phải quan tâm nhiều hơn để tạo uy tín, thương hiệu khi công ty quyết định đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp, và sẽ chủ động hơn về giá.
4.2.4 Thị trường xuất khẩu của công ty
Qua bảng số liệu, ta thấy Công ty xuất khẩu tập trung chủ yếu ở các quốc nằm gần Việt Nam. Điều này là do công ty trước nay, luôn xuất khẩu với hình thức ủy thác, nên khách hàng trên thế giới rất ít, do vậy chọn biến pháp an toàn là xuất khẩu ở các thị trường gần.
Bảng 4.5: Thị trường xuất khẩu trực tiếp của Công ty
Đơn vị: tấn
Quốc gia Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2010 Trung Quốc 1.405 4.213 7.342 4.520 Philippines 1.013 3.571 5.231 3.505 Singapore 430 1.698 3.818 2.492 Taiwan - - 1195 1.302 Châu Âu - - 183 -
Nguồn : Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh
Trung Quốc một quốc gia phát triển và đông dân nhất thế giới, cũng là thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam. Yêu cầu về sản phẩm ở mức trung bình, do vậy Công ty dể dàng tiếp cận, thâm nhập. Sản lượng xuất khẩu sang luôn tăng qua các năm, đạt cao nhất năm 2012 (đạt 7.342 tấn). Với thị trường này, Công có thể đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa, tìm thêm đối tác Trung Quốc. Philippines là một trong những quốc gia chuộn gạo Việt Nam, vì mức giá thấp hơn các quốc gia khác, chất lượng cũng hợp với nhu cầu tiêu dùng, công ty có thể đẩy mãnh xuất khẩu sang nước này.
Singapore là một quốc gia phát triển nhất Đông Nam Á, phát triển chủ yếu về dịch vụ, là một thị trường tiêu thụ gắn bó với Việt Nam. Khi công ty thâm nhập thị trường này sẽ mang lợi nhuận cao.
Taiwan một khu vực có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gạo cao, tiêu chuẩn gạo của công ty phù hợp với thị hiếu yêu cầu của người dân Taiwan, do vậy, công ty cũng nên đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa.
42
Châu Âu: một thị trường phát triển mạnh, là một thị trường tiềm năng cho công ty hướng tới, yêu cầu của thị trường này khó tín, vì vậy muốn thâm nhập và xuất khẩu có hiệu quả; công ty cần có những chiến lược rõ ràng phù hợp để tiếp cận.
Một số thị trường khác như: châu Phi hiện là một thị trường tiêu thụ mạnh sản lượng gạo của Việt Nam, vì mức yêu cầu của họ thấp, trung bình, nên dể dàng thâm nhập. Thị trường châu Mỹ thị trường khó tín, phát triển vượt bậc, nếu thâm nhập được thị trường này công ty sẽ thu được nguồn ngoại tệ rất lớn.
4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY LƯƠNG THỰC ĐỒNG THÁP GẠO CỦA CÔNG TY LƯƠNG THỰC ĐỒNG THÁP
4.3.1 Các yếu tố bên trong
4.3.1.1 Phương thức thanh toán
Công ty dùng phương thức chào hàng bằng phương tiện điện tử, sau khi