4.6.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm gần đây đặc biệt là giai đoạn 2011-6/2014, toàn thể các doanh nghiệp nói chung và bộ phận DNVVN nói riêng đã chịu ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế với nhiều biến động mạnh mẽ. Tuy nhiên, DNVVN vẫn là một trong những phân khúc mạnh trong hoạt động tín dụng đối với ngân hàng nói chung và BIDV Cần Thơ nói riêng. Tuy nhiên, đối với BIDV Cần Thơ, dù phải chống chọi với sự khắc nghiệt của nền kinh tế và cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng thương mại khác, nhưng với sự sự điều hành sáng suốt của ban lãnh đạo đã đạt được những kết quả đáng kể trong hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung, và cho vay DNVVN nói riêng:
Thứ nhất, cách hoạt động , quy trình tín dụng của BIDV Cần Thơ đều được đánh giá của kiểm soát nội bộ là phù hợp với các quy trình tín dụng theo quy định của các luật và các ngân hàng. Dù chỉ là đánh giá mang tính định tính về chất lượng cho vay, nhưng nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng cho vay của ngân hàng. Với việc thực hiện đúng quy trình, ngân hàng đã có thể đảm bảo chất lượng các khoản vay và cũng dễ dàng tìm được nguyên nhân khi các rủi ro phát sinh với khoản vay.
Thứ hai, BIDV Cần Thơ đang ngày càng mở rộng đối tượng cho vay, song song với việc duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng thân thiết của ngân hàng. Việc gia tăng số lượng và chất lượng đối với các khách hàng DNVVN mới đã tạo điều kiện tốt nhất cho Chi nhánh đa dạng hóa đối tượng cho vay, và cũng đồng thời phân tán rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.
Thứ ba, dù tình hình kinh tế rất khó khăn nhưng dư nợ cho vay tăng. Cơ cấu cho vay đa dạng vào các doanh nghiệp hoạt động ngoài quốc doanh lẫn
loại hình DNNN. Trên nhận thức về an toàn tín dụng, đầu tư cho DNVVN có tỷ lệ đảm bảo bằng tài sản tương đối lớn nên trong trường hợp xấu nhất vẫn có thể phát mãi thu hồi nợ.
Thứ tư, BIDV Cần Thơ, trong bối cảnh các DNVVN đang trong tình trạng “khát vốn” và việc tiếp cận vốn là bất khả thi đối với nhiều DN thì Chi nhánh đã tăng cường nhiều kênh tiếp cận DNVVN, đưa ra nhiều chính sách ưu đãi phong phú, đa dạng phù hợp với từng loại hình, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của DNVVN. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng đã chú trọng trong việc đổi mới hình thức cho vay. Có nhiều DNVVN hoạt động kinh doanh tốt đã được cấp hạn mức tín dụng. Thêm vào đó, Chi nhánh cũng đã vận dụng linh hoạt cơ chế lãi suất cho vay trên tinh thần tuân theo chỉ đạo của NHNN, đã tiến hành đánh giá, phân loại khách hàng từ đó định hướng đầu tư cho vay thích hợp cho từng nhóm DNVVN để thu hút thêm nhiều doanh nghiệp như hiện nay.
Thứ năm, BIDV đang từng bước gắn mình với các khách hàng nói chung và DNVVN nói riêng qua vai trò tư vấn. Chi nhánh đã chú trọng hơn vào hoạt động marketing để các DNVVN biết đến hoặc hiểu thêm về dịch vụ, tiện ích của ngân hàng mình. Đồng thời, Chi nhánh đã triển khai công tác chủ động tiếp cận các DNVVN, giới thiệu sản phẩm của mình, tư vấn, hướng dẫn cho các doanh nghiệp có thể vay vốn một cách nhanh chóng và tiện lợi, đảm bảo được chất lượng tín dụng.
4.6.2. Những tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được rất đáng khích lệ, BIDV Cần Thơ vẫn còn những tồn tại khó khăn, hạn chế trong công tác cho vay đối với DNVVN như sau:
Thứ nhất, quy trình tín dụng của Chi nhánh tuy chặt chẽ nhưng nhìn chung vẫn còn khá phức tạp và phải trải qua nhiều giai đoạn, đồng thời cũng đòi hỏi sự phối hợp ăn ý giữa các phòng ban. Qúa trình giải ngân sẽ bị đình trệ, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nếu trong quy trình tín dụng có sự sơ suất của một phòng ban nào đó.
Thứ hai, dù được tọa lạc ở vị trí thuận lợi, tuy nhiên về cơ sở hạ tầng của Chi nhánh là chưa tương xứng với quy mô và vai trò của mình do Chi nhánh đã được xây dựng lâu nên có phần xuống cấp. Vấn đề nâng cấp hoặc xây dựng mới lại Chi nhánh cần được cân nhắc do việc tạo một chi nhánh hiện đại, khang trang hơn cũng là một cách gây dựng vững chắc thương hiệu BIDV tại Cần Thơ.
Thứ ba, tuy BIDV Cần thơ được thành lập tại TP Cần Thơ rất lâu nhưng vẫn còn một số bộ phận khách hàng cá nhân vẫn chưa biết nhiều đến BIDV. Việc đẩy mạnh hoạt động marketing, quảng bá thương mại thương hiệu BIDV Cần Thơ đến đối tượng khách hàng cá nhân cần được chú ý, vì đây là những người cung cấp nguồn vốn có chi phí vốn thấp nhất trong các nguồn vốn của ngân hàng. Việc huy động vốn dân cư tốt hơn sẽ làm giảm áp lực cho vay qua đó DNVVN được hưởng lợi và Chi nhánh cũng tăng lợi nhuận.
4.6.3. Nguyên nhân của những tồn tại Nguyên nhân từ phía chủ quan Ngân hàng Nguyên nhân từ phía chủ quan Ngân hàng
+ Một nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng là do hạn chế về nguồn vốn cho vay. Khó khăn không chỉ xảy ra đối với các doanh nghiệp khi đi vay mà bản thân ngân hàng cũng gặp khó khăn khi cho vay do nguồn vốn phát triển tín dụng dài hạn của ngân hàng còn hạn chế. Bên cạnh đó, khả năng thực hiện các dự án đầu tư (tương ứng với các nguồn vốn trung, dài hạn) của các DNVVN cũng không đủ thuyết phục ngân hàng giải ngân.
+Vấn đề đảm bảo tiền vay cũng là một nguyên nhân tạo nên khó khăn. Mặc dù ngân hàng có nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất, thế nhưng BIDV Cần Thơ vẫn còn quá coi trọng về vấn đề tài sản đảm bảo nhằm sàng lọc khách hàng, hạn chế rủi ro. Chính sự thiếu linh hoạt trong chính sách đảm bảo tiền vay này đã khiến cho các doanh nghiệp không thể tiếp cận vốn vay của ngân hàng. Trên thực tế có nhiều dự án kinh doanh có tính khả thi nhưng chỉ vì không đáp ứng đủ các điều kiện về tài sản đảm bảo của ngân hàng mà không được đáp ứng nhu cầu vay vốn. Điều này không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp đang trong tình trạng “khát vốn” mà còn khiến Chi nhánh tổn thất khi bỏ lỡ khách hàng tiềm năng. Chính sách tín dụng ít mạo hiểm này có thể giúp ngân hàng chống chọi với những biến động của nền kinh tế khó khăn ngày nay, nhưng cũng đồng thời tạo nên rào cản đối với việc tăng lợi nhuận trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
+ Khuyết điểm trong hoạt động tín dụng cũng xuất phát từ sự không hoàn thiện của thủ tục, hồ sơ và quy trình tín dụng. Mặc dù quy trình tín dụng đã được đổi mới nhưng vẫn chưa thực sự tạo được thuận lợi cho các DNVVN. Thủ tục cho vay còn cứng nhắc, chưa linh hoạt, thời gian xét duyệt đôi khi kéo dài làm lỡ kế hoạch, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Các điều kiện tín dụng vẫn còn nhiều điểm mang tính định tính, khó xác định trong quá trình cấp tín dụng. Thêm vào đó để được xem xét cho vay vốn thì doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện có vốn tự có tham gia vào dự án kinh doanh từ 10 - 30% tổng số vốn đầu tư và vì thế gây khó khăn cho DNVVN.
+ Hạn chế về nguồn thông tin tín dụng là một nguyên nhân có thể xem
xét. Trong những năm qua, hệ thống thông tin khách hàng đã được phía chi nhánh cải tiến, cập nhật và tổ chức thành một hệ thống nội bộ. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ hỗ trợ ngân hàng phần nào đối với những khách hàng cũ. Còn đối với khách hàng mới thì nguồn thông tin thu nhập từ khách hàng là chủ yếu. Mà DNVVN là đối tượng khách hàng đa dạng, phức tạp và khó thu thập thông tin nên không đủ cơ sở để ngân hàng ra quyết định cho vay. Để lấy thông tin về doanh nghiệp, ngoài tìm hiểu trực tiếp từ doanh nghiệp, ngân hàng chỉ có thể thu thập từ các kênh trung gian như Hiệp hội ngành nghề, cơ quan thuế, Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Tuy nhiên, việc khai thác thông tin từ các kênh trên không mấy khả thi. Một số Hiệp hội về DNVVN không đưa ra số liệu rõ ràng và độ chính xác không cao. Thông tin từ CIC chưa cập nhật, chưa phản ánh chính xác mối quan hệ tín dụng tại thời điểm ngân hàng cần thẩm định hồ sơ cho vay khách hàng. Mặt khác, Chi nhánh hầu như không khai thác được thông tin từ kênh cơ quan thuế vì việc hợp tác trong thời gian qua khá mờ nhạt, không hiệu quả dù đã có văn bản hướng dẫn từ trên xuống liên quan đến việc cung cấp thông tin giữa ngân hàng và cơ quan thuế. Chính vì vậy hệ thống thông tin khách hàng của ngân hàng vẫn còn là nguyên nhân tạo nên những khuyết điểm trong hoạt động tín dụng.
+ Một nguyên nhân nữa là công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay
vẫn còn tồn tại những bất cập do không được thực hiện thường xuyên và nghiêm túc. Một phần vì đã có tài sản đảm bảo nên cán bộ tín dụng có phần xem nhẹ công tác này. Nhiều trường hợp không bám sát đồng vốn cho vay nên không thể tư vấn, giúp đỡ doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn một cách kịp thời. Mặt khác, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại BIDV Cần Thơ chưa thật sự được quan tâm đúng mức. Đội ngũ cán bộ kiểm soát dù có đủ kinh nghiệm và trình độ để phát hiện ra những sai phạm, rủi ro tiềm ẩn nhưng đôi khi không được minh bạch.
Nguyên nhân khách quan từ DNVVN
+ Nguyên nhân xuất phát từ phía các doanh nghiệp cũng khiến cho hoạt động cho vay DNVVN của ngân hàng chưa hiệu quả. Hoạt động sản xuất kinh doanh của DNVVN thường mang tính tự phát, đa phần kinh doanh có tính chất ngắn hạn, thương vụ và thiếu kế hoạch và chiến lược cụ thể. Bên cạnh đó các doanh nghiệp thường hạn chế về kiến thức pháp lý, trình độ nhân lực thấp, công nghệ còn lạc hậu và công tác tiếp thị và tìm kiếm thị trường còn yếu kém. Thế nên đa phần các doanh nghiệp có sức chịu đựng rủi ro thấp, chưa tạo nên được sự khác biệt và khả năng cạnh tranh chưa cao. Chính vì vậy, ngân hàng chủ yếu chỉ cấp tín dụng ngắn hạn, mang tính thương vụ mà ít phê duyệt
các dự án đầu tư chiều sâu nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của DNNVV. Thêm vào đó khả năng lập dự án của các DNNVV rất hạn chế, đa phần các dự án mà doanh nghiệp đưa ra lại có tính khả thi thấp, chạy theo mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn mà không chú trọng nhiều đến nâng cao năng lực cạnh tranh dài hạn nên không đủ sức thuyết phục đối với ngân hàng. Đây cũng là nguyên nhân khiến DNNVV khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
+ Do công tác hạch toán kế toán và báo cáo tài chính của một bộ phận doanh nghiệp còn yếu kém nên không cung cấp đủ cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cho phía ngân hàng, cản trở việc tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp. Phần lớn các DNNVV không có hệ thống kế toán tiêu chuẩn và việc công khai tài chính của doanh nghiệp vẫn còn thiếu minh bạch. Báo cáo của doanh nghiệp không được kiểm toán hàng năm, do đó không đủ độ tin cậy. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp thường có song song hai hệ thống kế toán là kế toán thuế và kế toán nội bộ. Báo cáo thuế không phản ánh chính xác kết quả hoạt động kinh của doanh nghiệp bởi doanh thu, lợi nhuận theo báo cáo thuế thường không đúng thực tế do mục đích tránh thuế. Báo cáo nội bộ lại có thể tự thay đổi theo mục đích chủ quan của doanh nghiệp nên không thực sự là cơ sở tin cậy để ngân hàng đánh giá.
+ Tài sản bảo đảm (quyền sử dụng đất, bất động sản) của các DN đa phần không đạt yêu cầu để làm điều kiện thế chấp, cầm cố ngân hàng. Nếu có tài sản thế chấp thì giá trị của tài sản cũng quá nhỏ so với nhu cầu vay. Các tài sản hình thành từ vốn vay như dây chuyền thiết bị hàng hóa rất khó phát mãi hoặc số tiền thu được phát mãi cũng rất thấp. Điều này làm tăng tính rủi ro cho các khoản vay nên phía ngân hàng không thể chấp nhận và vì thế hạn chế khả năng tiếp cận vốn.
Nguyên nhân chủ quan khác
+ Môi trường pháp lý có tác động ít nhiều đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Mặc dù nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo ra khuôn khổ pháp lý hỗ trợ cho hoạt động và sự phát triển của các DNNVV nhưng hệ thống pháp lý hiện nay vẫn chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ. Các khía cạnh pháp lý liên quan đến thế chấp ngân hàng còn chưa đầy đủ, thống nhất, chưa có các văn bản hướng dẫn hoặc có nhưng chưa phù hợp, việc thế chấp quyền sử dụng đất còn chưa phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, do các tài sản đảm bảo có giá cả thay đổi thường xuyên theo biến động thị trường nên vấn đề phát mại tài sản để thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Sự thiếu ổn định và thường xuyên thay đổi trong môi trường pháp lý gây khó khăn đối với hoạt động thế chấp cũng như cho vay của ngân hàng.
+ Môi trường kinh tế là một trong những yếu tố môi trường vĩ mô có tác động nhiều đến hoạt động của các đơn vị kinh doanh. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà đổi mới với nhiều kết quả tích cực trong những năm qua, tuy nhiên môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều yếu kém. Thêm vào đó nền kinh tế cũng bị tác động bởi lạm phát, các biến động kinh tế của khu vực và thế giới, rủi ro đầu tư là rất lớn và không thể lường hết được. Vì vậy, mở rộng cho vay trung và dài hạn đối với DNNVV bị hạn chế.
+ Công tác quản lý đối với DNNVV của Nhà nước còn chưa chặt chẽ, đặc biệt là trong việc thành lập doanh nghiệp và thực hiện các pháp lệnh kế toán, thống kê. Song song đó các hỗ trợ của nhà nước đối với DNNVV còn chưa hiệu quả. Chính sách ưu đãi về thuế đối với DNNVV chưa rõ ràng và cụ thể, DNNVV còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn ngoài ngân sách như vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Chương 4 đã tập trung phân tích thực trạng chất lượng cho vay đối với DNNVV tại BIDV Cần Thơ. Tuy chiếm tỷ trọng còn thấp trong tổng dư nợ nhưng vào 3 năm gần đây, BIDV Cần Thơ đã có nhiều nỗ lực, gặt hái được không ít thành quả trong hoạt động cho vay đối với DNNVV. Hoạt động cho vay của ngân hàng đã góp phần đáp ứng nhu cầu về vốn cho các DNNVV, giúp các doanh nghiệp phát huy hết khả năng của mình. Chất lượng hoạt động cho vay DNNVV không ngừng được nâng cao qua từng năm, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Song bên cạnh đó, cho vay DNNVV vẫn còn nhiều tồn tại, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu rõ những gì đạt được và những vấn đề còn vướng mắc là tiền đề để tìm ra những giải pháp phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế nhằm tiến tới phát huy tối đa tiềm lực của Chi nhánh.
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA BIDV CẦN THƠ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 5.1. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG C NG TÁC TH M ĐỊNH
Công tác thẩm định là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp ngân hàng đưa ra quyết định có cho vay hay không. Chất