Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng dnvvn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 76)

* Phân tích doanh số thu nợ DNVVN theo kỳ hạn

Bảng 4.9: Tình hình doanh số thu nợ theo kỳ hạn 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014)

Hình 4.6: Doanh số thu nợ phân theo kỳ hạn giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Doanh số thu nợ 1.615.762 1.371.511 1.423.681 (244.251) (15,12) 52.170 3,80 Ngắn hạn 1.581.243 1.352.188 1.406.298 (229.055) (14,49) 54.110 4.00 Trung và dài hạn 34.519 19.323 17.383 (14.196) (41,13) (1.940) (10,03)

Bảng số liệu cho thấy tình hình cơ cấu doanh số thu nợ cũng tương tự như doanh số cho vay. Trong đó doanh số thu nợ kì hạn ngắn hạn chiếm trên 97% tổng doanh số thu nợ tại ngân hàng chi nhánh. Về tình hình biến động cũng doanh số thu nợ cũng cùng chiều hướng với doanh số cho vay. Cụ thể:

Doanh số thu hồi nợ ngắn hạn đạt cao nhất vào năm 2011 là 1.581.243 triệu đồng, sau đó bước qua năm 2012 thì doanh số này giảm xuống chỉ còn 1.352.188 triệu dồng tương ứng giảm 14,46% so với năm 2011. Nguyên nhân vì vào năm 2011 BIDV Cần Thơ có nhiều chính sách ưu đãi đối với các khoản vay ngắn hạn có kỳ hạn dưới 1 năm, đặc biệt là gói ưu đãi lãi suất vay kỳ hạn 3 tháng với lãi suất cho vay gần như chạm sàn lãi suất của năm dành cho 4 đối tương ưu tiên theo sự chỉ đạo của NHNN, trong đó có khối DNVVN. Năm 2012 một phần do doanh số cho vay ngắn hạn giảm, vì vậy doanh số thu nợ cũng giảm theo. Tuy nhiên so về hiệu suất thu hồi nợ thì năm 2012, với hiệu suất 92,8% ngân hàng chi nhánh đạt hiệu quả cao hơn so với năm 2011 với hiệu suất thu nợ chỉ 91,2%. Kết quả đạt được là do BIDV luôn chỉ đạo các cán bộ giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của khách hàng để đưa ra những biện pháp xử lý thích hợp, tùy vào khả năng trả nợ của khách hàng. Ngoài ra, tình hình kinh tế năm 2012 “khó thở” hơn so với năm 2011, sản xuất doanh nghiệp đình trệ, sức mua giảm mạnh, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc giải quyết đầu ra nên không đảm bảo khả năng trả nợ. Giai đoạn 2012-2013 doanh số thu nợ có chiều hướng tăng trở lại trong năm 2013 và đạt mức 1.406.298 triệu đồng, tăng 4% so với cuối năm 2012. Kết quả đạt được một phần do phía ngân hàng chi nhánh đã tập trung các biện pháp hỗ trợ đối với nhóm khách hàng gặp khó khăn tạm thời nhưng có triển vọng phát triển, có khả năng phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng. BIDV Cần Thơ triển khai các giải pháp hỗ trợ kích thích tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá cho thị trường, vì vậy trong năm nay lượng cầu ít nhiều đã được cải thiện, điều này đã góp phần to lớn trong việc giữ được phần nào uy tín về các khoản nợ tới hạn đối với phía ngân hàng.

Doanh số thu nợ trung và dài hạn lại giảm dần qua các năm từ 2011- 2013. Doanh số thu nợ đối với kỳ hạn trung và dài hạn vào năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011 còn 19.323 triệu đồng, tương ứng giảm 41,13%. Năm 2013 thì tình hình thu nợ đối với các khoản nợ trung và dài hạn của ngân hàng chi nhánh vẫn tiếp tục giảm, tuy nhiên đã được khống chế ở mức 10,03% so với năm 2012 và còn lại 17.383 triệu đồng vào thời điểm cuối năm. Tuy doanh số thu hồi nợ trung và dài hạn liên tục giảm qua các năm, nhưng điều này không giúp ta đánh giá rằng hoạt động thu nợ của chi nhánh không hiệu quả. Điều này có thể giải thích vì các khoản vay trung và dài hạn đều có thời hạn

trên 1 năm, nên các món vay này có thể 1 vài năm sau đó mới có thể đáo hạn được. Ngoài ra, doanh số cho vay trung và dài hạn giảm qua các năm đã được phân tích ở trên cũng giải thích cho sự sụt giảm trong doanh số thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng. Năm 2012 thì doanh số này giảm mạnh hơn so với giai đoạn sau đó vì tình hình kinh tế năm 2012 biến động mạnh mẽ với những biến cố lớn xảy ra như khủng hoảng nợ Châu Âu, hay điển hình ở thành phố Cần Thơ là sự sụp đổ của đại gia Diệu Hiện với Bình An Fish Co dẫn đến tâm lý ngần ngại trong việc vay vốn sản xuất kinh doanh của DN, dẫn đến doanh số cho vay sụt giảm kéo theo doanh số thu nợ cũng giảm mạnh.

Bảng 4.10: Tình hình doanh số thu nợ theo kỳ hạn 6 tháng 2013 và 2014

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6T-2013 6T-2014 6T-2014/6T-2013 +/- % Doanh số thu nợ 810.736 876.633 65.897 8,13 Ngắn hạn 750.521 815.167 64.646 8,61 Trung và dài hạn 60.215 61.466 1.251 2,08

(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014)

So với cùng kỳ năm 2013 thì doanh số thu nợ ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2014 có sự tăng trưởng khá rõ rệt. Cụ thể DSTN ngắn hạn tính đến ngày 30/6 là 815.167 triệu đồng, tăng 64.646 triệu đồng, tương ứng tăng 8,61% so với năm 2013. Cũng với xu hướng trên, doanh số thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng 6 tháng đầu năm nay cũng có sự tăng trưởng với mức tăng là 2,08%, tương ứng tăng về số tuyệt đối là 1.251 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013 và đạt 61.466 triệu đồng vào cuối tháng 6. Sự tăng trưởng trong việc thu các khoản nợ ngắn hạn thứ nhất là do đặc điểm của các khoản nợ này đều có thời hạn dưới 1 năm nên khả năng thu hồi tương đối không có nhiều khó khăn. Ngoài ra đối với các khoản nợ ngắn hạn hay trung dài hạn, BIDV luôn chú trọng việc bồi dưỡng đào tạo các cán bộ tín dụng của mình nhạy bén hơn trong quá trình thu nợ và xử lý lãi vay của các doanh nghiệp hoạt động có chiều hướng đi xuống và không đảm bảo khả năng trả các món nợ tới hạn để thực hiện công tác tốt hơn, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng tín dụng tại ngân hàng chi nhánh. Bên cạnh đó để đẩy nhanh tiến độ thu nợ ngân hàng còn đưa ra các biện pháp hỗ trợ đối với các doanh nghiệp có triển vọng vượt qua tình hình khó khăn và mở rộng sản xuất trở lại để đảm bảo khả năng

trả nợ cho ngân hàng như kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ về mặt lãi suất, cơ cấu lại nợ. Do đó DSTN đối chung và đối với các khoản nợ ngắn, trung và dài hạn nói riêng 6 tháng đầu năm nay đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên do đặc điểm của các khoản nợ trung, dài hạn có thời hạn thu hồi trên 1 năm nên công tác thu nợ đối với khoản nợ này tương đối khó khăn hơn so với nợ ngắn hạn nên vì vậy DSTN chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

* Phân tích doanh số thu nợ DNVVN theo loại hình doanh nghiệp

Bảng 4.11: Doanh số thu nợ theo loại hình doanh nghiệp 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Doanh số thu nợ 1.615.762 1.371.511 1.423.681 (244.251) (15,12) 52.170 3,80 DNNN 325.258 219.806 217.235 (105.452) (32,42) 2.571 (1,17) DN ngoài quốc doanh 1.290.504 1.151.705 1.206.446 (138.799) (10,76) 54.741 4,75

(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014)

Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện cơ cấu DSTN theo loại hình DN 2011-2013 Tình hình thu nợ đối với khối DNNN có nhiều điểm tương đồng với tình

thu nợ đạt 325.258 triệu đồng, và bước sang năm 2012 thì con số này giảm mạnh còn 219.806 triệu đồng, tương ứng giảm 32,42% so với năm 2011. Chiều hướng này vẫn tiếp tục cho tới năm 2013 khi doanh số thu nợ tiếp tục giảm xuống còn 217.235 triệu đồng vào cuối năm 2013, về số tuyệt đối giảm 2.571 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng giảm 1,16%. Tuy tình hình thu nợ tới năm 2013 vẫn diễn ra theo chiều hướng giảm nhưng tốc độ giảm đã được kiểm soát khá chặt chẽ.

Đối với DN ngoài quốc doanh thì doanh số thu hồi nợ cũng có sự tăng giảm qua các năm, tương ứng với tình hình vay vốn của DN. Cụ thể nằm 2012 doanh số thu nợ giảm 138.799 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng 10,76%. Giai đoạn 2012-2013 thì tình hình thu nợ của ngân hàng chi nhánh đối với loại hình doanh nghiệp này có sự tăng trưởng 4,75%, tương ứng về mặt số tuyệt đối là 54.741 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012.

Qua bảng số liệu ta có thể thấy rằng doanh số thu nợ đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng DSTN so với bộ phận DNNN. Bên cạnh đó tỷ trọng doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong tổng DSTN cũng tăng lên qua mỗi năm, cụ thể năm 2011 là 79,87%, năm 2012 là 83,98% và năm 2013 là 84,74%. DSCV đối với loại hình DN ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng DSCV nên dẫn tới DSTN của loại hình doanh nghiệp này cũng chiếm tỷ trọng cao hơn so với DNNN trong tổng DSTN. Ngoài ra, ta có thể thấy việc DSTN đối với DN ngoài quốc doanh có chiều hướng tương đồng với DSCV của loại hình DN này là vì đa phần các doanh nghiệp phải tự thân vận động trong thời kì kinh tế nhiều biến động, những thách thức họ phải đối mặt lớn hơn rất nhiều so với DNNN, vì vậy đòi hỏi bản thân DN phải luôn nâng cao, đổi mới, hoạt động có hiệu quả để tồn tại. Chính vì thực tế ấy đòi hỏi họ cần có một nguồn vốn luân chuyển để đảm bảo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nên các DN ngoài quốc doanh rất chủ động trong việc gây dựng độ tín nhiệm đối với ngân hàng chi nhánh bằng cách trả nợ đúng hạn đối với các khoản vay đã tới hạn để có thể nhận được sự đồng tình tiếp tục cho vay vốn từ phía BIDV Cần Thơ so với các doanh nghiệp đã đánh mất sự tín nhiệm từ phía ngân hàng do các khoản nợ quá hạn. Thêm vào đó, điều kiện, thủ tục vay vốn đối với loại hình doanh nghiệp này tương đối khắt khe hơn so với DNNN nên đòi hỏi họ phải có sự đầu tư, sử dụng đồng vốn của mình hiệu quả nhất. Do đó, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dần được cải thiện và vượt qua DNNN nên khả năng trả nợ cao hơn hẳn so với DNNN trong địa bàn. Ngược lại đối với DNNN, do DSCV từ BIDV đối với doanh nghiệp giảm qua các năm nên vì vậy DSTN cũng có xu hướng tương tự. Ngoài ra, do không nhận được sự ủng

hộ từ phía khách hàng và nhận được sự ưu đãi quá nhiều trong việc vay vốn nên không thận trọng khai thác triệt để đồng vốn của mình khiến hiệu quả hoạt động kinh doanh có chiều hướng suy giảm nên khả năng đảm bảo các khoản nợ đối với ngân hàng cũng vì vậy mà giảm theo.

Bảng 4.12: Doanh số thu nợ theo loại hình doanh nghiệp 6 tháng 2013 và 2014 Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014)

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình thu nợ của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2014 đối với bộ phận DNNN và DN ngoài quốc doanh đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể đối với bộ phận DNNN, DSTN tăng lên 3.409 triệu đồng, tương ứng tăng 3,50% so với cùng kỳ năm 2013 và đạt DS là 100.697 triệu đồng vào cuối tháng 6/2014. Đối với khối DN ngoài quốc doanh, DSTN luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với DNNN do DSCV của bộ phận này luôn chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng DSCV. Cụ thể thì DSTN đối với DN ngoài quốc doanh đầu năm nay cũng có xu hướng tăng, với mức tăng 8,76% so với cùng kỳ năm 2013 và đạt 775.936 triệu đồng vào cuối tháng 6/2014. Xu hướng tăng lên trong tình hình thu nợ đối với cả hai bộ phận doanh nghiệp đã khắc họa rõ nét hơn được hiệu quả từ công tác thu nợ của BIDV Cần Thơ. DSTN của khối DN ngoài quốc doanh tăng đáng kể vì đa phần các DN này đang thực hiện những cố gắng trong việc trả nợ để đảm bảo chữ tín với ngân hàng, gây dựng độ tín nhiệm đối với các khoản nợ tới hạn hoặc quá hạn đã lâu. Bên cạnh đó như đã đề cập thì thủ tục cho vay cũng không phải “dễ thở” đối với khối DN này nên các DN luôn cẩn thận trong việc sử dụng đồng vốn vay để đạt hiệu quả kinh doanh, phần nào giúp doanh nghiệp trả được nợ. Đối với khối DNNN thì một phần do công tác tái cơ cấu DNNN, các DNNN được cổ phần hóa hiện nay với mô hình tổ chức quản lý mới có xu hướng hoạt động tương đối ổn định hơn trước và việc ỷ lại vào cái danh “Nhà nước” phần nào đã được nhận định đúng đắn hơn nên các DN này đã có ý thức và trách nhiệm hơn

Chỉ tiêu 6T-2013 6T-2014

6T-2014/6T-2013

+/- %

Doanh số thu nợ 810.736 876.633 65.897 8,13

DNNN 97.288 100.697 3.409 3,50

trong việc trả nợ cho ngân hàng. Chính vì vậy DSTN tại BIDV Cần Thơ đã tăng lên trong 6 tháng đầu năm nay.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng dnvvn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)