NGÂN HÀNG TẠI ĐỊA BÀN GIAI ĐOẠN 2011-6/2014
Giai đoạn 2011-2013, tình hình kinh tế có nhiều biến động mạnh mẽ đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp cũng như hoạt động tín dụng chung của ngành ngân hàng.
Năm 2011 với mức lạm phát đạt đỉnh vào tháng 9 đã khiến không ít doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng. Điều này cũng đã gây tác động mạnh đến hoạt động tín dụng chung của toàn ngành ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng giảm mạnh so với năm trước đó, chỉ còn khoảng 10,9%. Nguyên nhân là do ngân hàng phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt về hạn mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2011 là dưới 20%, đồng thời lãi suất cho vay năm 2011 vẫn còn ở mức khá cao (20%) do cuộc chạy đua lãi suất vượt quá khả năng chịu đựng của khách hàng. Chính vì vậy tăng trưởng tín dụng giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số ngân hàng phải gánh thêm khoản nợ của các DNNN, làm tăng các khoản nợ xấu, giảm chất lượng cho vay và đòi hỏi ngân hàng phải tăng các khoản trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nên dẫn đến lợi nhuận cũng giảm đi. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản giảm mạnh cũng là một trong những mối lo ngại của nhiều ngân hàng do dư nợ tín dụng bất động sản tăng, và khó có thể thu hồi.
Năm 2012 thì tình hình tín dụng của ngành ngân hàng vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, do nhiều biến cố xảy ra nên dẫn đến hoạt động ngân hàng vẫn trong tình trạng rối ren. Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng chỉ đạt ở mức 15- 17%, đạt ở mức thấp nhất từ năm 2003 đến nay (nếu không kể năm 2011). Nhiều ngân hàng chủ trương thực hiện chính sách NHNN giảm lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cũng để cải thiện tình hình tín dụng của ngân hàng mình. Tuy nhiên nhiều biến cố xảy ra, trong đó có sự phá sản của công ty Bình An Co của Diệu Hiền đã tác động mạnh mẽ đến tâm lý của các doanh nghiệp và đã gây ra không ít khó khăn cho các ngân hàng cho vay. Ngoài ra cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đã đặt ra nhiều bài toán nan giải cho ngành ngân hàng, trong đó bài toán nợ xấu vẫn chưa được xử lý đúng đắn và chặt chẽ với tỷ lệ nợ xấu đạt khoảng 4,08% toàn ngành.
Năm 2013 ngành Ngân hàng tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn. “Sức khỏe” của ngân hàng luôn gắn với doanh nghiệp, mà đến 2013 là năm thứ 6 liên tiếp doanh nghiệp phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Năm 2013, tuy lãi suất cho vay ngân hàng giảm chỉ còn khoảng 13% nhưng tình hình doanh nghiệp vẫn còn đang rất khó khăn, nợ xấu toàn ngành tăng và đạt mức trung
bình 4,67% vào tháng 4 /2013 mà dư nợ tín dụng không tăng nhiều được. Tuy nhiên do chính sách tiền tệ được thực hiện tương đối tốt nên đến cuối năm 2013 thì nợ xấu của hầu hết các ngân hàng dưới mức 3%, có sự khởi sắc hơn hai năm trước đó.
Đến ngày 30/6/2014 thì đa số cácngân hàng công bố kết quả hoạt động kinh doanh sớm đều đưa ra những con số tương đối lạc quan. Tuy nhiên, các con số này chưa hẳn đã đại diện cho cả hệ thống ngân hàng. Hiện tại, nợ xấu đang là vấn đề ám ảnh trở lại với ngành ngân hàng. Theo thống kê, nợ xấu tăng trở lại, ở mức 4,01% vào cuối tháng 4.
Đến cuối tháng 6/2014, nợ xấu tại các ngân hàng thương mại lại có dấu hiệu tăng (lên 4,84%), cho dù đã xử lý được 6.600 tỷ đồng. Trong các nhóm nợ, nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) của các ngân hàng thương mại có chiều hướng tăng trong 2 quý đầu năm. Tình hình xử lý nợ xấu của ngân hàng vẫn rất khó khăn. Tính đến ngày 25/6/2014, tín dụng toàn hệ thống tăng 2,3%. Tăng trưởng tín dụng tiền đồng đang ở mức báo động, khi chỉ đạt 0,68% trong 6 tháng đầu năm. Đây là mức tăng đáng kể, vì 5 tháng đầu năm, tín dụng chỉ tăng 1,31%. Tuy nhiên, nếu so với mục tiêu tín dụng đề ra trong năm nay (12- 14%), thì rõ ràng, ngành ngân hàng còn phải nổ lực rất nhiều. Một con số đáng lo ngại nữa là, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm nay, dòng chảy tín dụng chủ yếu dựa vào ngoại tệ, trong khi tiền đồng hầu như bế tắc.
Bảng 3.1: Khái quát KQHĐKD của ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2011-2013
(Nguồn: Phòng Kế hoạch- Tổng hợp Ngân hàng BIDV Cần Thơ năm 2014)
KHOẢN MỤC
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Tuyệt đối % Tuyệt đối %
A. Thu nhập 256.435 249.847 237.952 (6.588) (2,569) (11.895) (4,761) I. Thu nhập từ lãi 235.926 230.660 185.595 (5.266) (2,232) (45.065) (19,537)
1. Thu lãi cho vay 235.926 230.660 185.595 (5.266) (2,232) (45.065) (19,537)
2. Thu lãi tiền gửi - - - - -
II. Thu nhập ngoài lãi 20.509 19.187 52.357 (1.322) (6,446) 33.170 172,877
1. Thu từ hoạt dộng dịch vụ 14.547 16.927 24.075 2.380 16,361 7.148 42,228
2. Thu khác 5.962 2.260 28.282 (3.702) (62,093) 26.022 151,416
B. Chi phí 245.279 241.362 204.542 (3.917) (1,597) (36.820) (15,255)
I. Chi phí từ lãi 190.709 178.045 123.709 (12.664) (6,640) (54.336) (30,518) 1. Chi phí trả lãi tiền gửi 102.789 111.809 118.133 9.020 8,775 6.324 5,656 2. Chi phí trả lãi tiền vay 87.920 66.236 5.576 (21.684 (24,663) (60.660) (91,582)
II. Chi phí ngoài lãi 54.570 63.317 80.833 8.747 1,6029 17.516 27,664
1. Chi phí hoạt động dịch vụ 366 526 997 160 43,716 471 89,544 2. Chi phí dự phòng rủi ro 25.000 31.914 38.000 6.914 27,656 6.086 19,070 3. Chi phí khác 29.204 30.877 41.836 1.673 5,729 10.959 35,492