Từ phía NHNN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng dnvvn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 58)

Bảng 4.2.1: Biểu lãi suất cho vay DNVVN chỉ đạo bởi NHNN từ 2011-6/2014

Thời gian Mức lãi suất chỉ đạo

30/6/2011 16% 31/12/2011 14,5% - 17% 30/6/2012 10% – 13% 31/12/2012 9% – 11% 30/62013 7,5% – 9% 31/12/2013 8% – 9% 30/6/2014 8% (Nguồn: http://www.sbv.gov.vn/ )

Vào năm 2011, lãi suất tăng cao, “cuộc đua lãi suất” diễn ra và lãi suất bị đẩy lên trên 20%. Trong bối cảnh lạm phát đạt đỉnh vào tháng 9/2011,việc sản xuất kinh doanh của các DNVVN và các tổ chức kinh tế khác rời vào khủng hoảng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng để kiểm soát lạm phát và hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn hệ thống, thực hiện mạnh mẽ các biện pháp điều hành nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20% và điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho sản xuất, giảm tỉ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất xuống 16% đến 31/12/2011.Nhờ đó, đến cuối năm 2011, các mức lãi suất trên thị trường đã được điều chỉnh phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và chỉ đạo của Chính phủ. Việc tăng cường thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trần lãi suất huy động đã tạo điều kiện cho việc giảm dần mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trong những tháng cuối

năm. Cụ thể vào khoảng 30/6/2011 thì LSCV khu vực DNVVN khoảng 17%, song tới ngày 31/12/2011thì con số này giảm khoảng 0,5-1%/năm và dao động ở mức 14,5-17%/năm, thậm chí chỉ còn 13,5%/năm.

Trong khi đó, vào năm 2012 lãi suất cho vay theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tương đối ổn định, phổ biến ở mức 12-15% (đối với các lĩnh vực sản xuất khác). Từ tháng 5/2012, NHNN đã qui định trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ với lãi suất cho vay ở mức phổ biến từ 10-13% / năm, giảm so với năm 2011. Đến cuối năm 2012, lãi suất huy động VND giảm mạnh từ 3-6%/năm, lãi suất cho vay giảm từ 5-9%/năm so với cuối năm 2011 và trở về mức lãi suất của năm 2007. Lãi suất cho vay ưu tiên giảm về mức 12%/năm, riêng lãi suất cho vay đối với các khách hàng tốt chỉ còn 9- 11%/năm. Chính sách hỗ trợ về mặt lãi suất của NHNN phần nào đã giúp các doanh nghiệp chống chọi lại với tình hình lạm phát, và đang trong tình trạng “khát vốn”.

Dựa trên những kết quả đạt được từ việc thực hiện thành công chính sách tiền tệ, kết hợp với những mục tiêu Quốc hội đề ra trong năm 2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt và đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, các quy định về hỗ trợ lãi suất vay vốn đối với các doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Đến cuối tháng 8/2013, các mức lãi suất chủ chốt tiếp tục được hỗ trợ theo hướng giảm dần, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Mặt bằng lãi suất VND trong 6 tháng đầu năm đã giảm khoảng 2-5%/năm so với đầu năm, trong đó lãi suất huy động giảm 2-3%/năm, lãi suất cho vay giảm còn 7,5-9% và đã trở về mức lãi suất của thời kỳ 2005-2006, các TCTD cũng chủ động giảm lãi suất đối với những khoản cho vay còn tồn đọng. Sau nhiều tháng tăng chậm, tín dụng bắt đầu có dấu hiệu chuyển biến tích cực khi nhu cầu của doanh nghiệp về vốn cho sản xuất kinh doanh đã tăng mạnh do nhu cầu tiêu thụ hàng hóa đã cải thiện mạnh Điều này báo hiệu sự khởi sắc cho hoạt động của các tổ chức kinh tế, đặc biệt là đối với DNVVN, vốn đang gặp phải những rào cản vô hình trong việc tiếp cận vốn.

Hiện nay (6/2014), lãi suất cho vay quy định trần đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện đang là 8%/năm. NHNN tiếp tục chỉ đạo TCTD bám sát và làm việc với các DN thông qua các chương trình kết nối trên địa bàn có sự tham gia của UBND tỉnh, góp phần tháo gỡ khó khăn cho DN về tín dụng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng dnvvn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 58)