Dư nợ DNVVN/ Tổng vốn huy động

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng dnvvn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 94)

Hệ số cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng vào hoạt động cho vay DNVVN. Nếu hệ số này thấp thì cho thấy vốn bị ứ động, cho vay chưa đạt hiệu quả, ngân hàng cần có những giải pháp nhằm sử dụng tốt đồng vốn huy động được. Ngược lại nếu chỉ số này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng còn thấp.

Bảng 4.22: Dư nợ/VHĐ của BIDV trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng 2014.

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014)

Nhìn chung thì chỉ tiêu này có chiều hướng giảm trong suốt giai đoạn phân tích. Cụ thể năm 2011 thì cứ 1 đồng vốn huy động được ngân hàng sử dụng 0,57 đồng đem cho vay DNVVN. Bước qua năm 2012 thì con số này giảm còn 0,49 và tiếp tục giảm sang năm 2013 chỉ còn 0,44 đồng. Sự sụt giảm này một phần phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng vào công tác cho vay DNVVN có chiều hướng đi xuống , tuy nhiên con số vẫn ở mức tương đối tốt. Năm 2011 thì các DN vẫn có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, vì giai đoạn này thì các phần lớn các doanh nghiệp vẫn có thể duy trì sản xuất nên nhu cầu tiếp cận vốn vay cao; chính vì vậy BIDV Cần Thơ đã khai thác đồng vốn huy động của mình một cách hiệu quả thông qua việc cấp vốn vay cho các DNVVN. Qua năm 2012 thì DSCV đối với bộ phận DNVVN giảm vì một số lí do vĩ mô như tình hình kinh tế khủng hoảng kéo dài và lí do xuất phát từ bản thân doanh nghiệp như không tiêu thụ được hàng hóa, sản xuất bị đình đốn nên dẫn tới việc tiếp cận vốn vay của DN khó khăn hơn trước. Tuy nhiên dư nợ DNVVN lại tăng lên do ngân hàng chủ động bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế để cho vay, tập trung vào các món vay khả thi, và mở rộng cho vay đối với tất cả thành phần các doanh nghiệp. Chính vì vậy mà dư nợ DNVVN trên tổng số vốn huy động được có chiều hướng giảm so với năm 2011. Đến năm 2013 thì chỉ tiêu này tiếp tục giảm, nhưng chỉ giảm nhẹ so với năm 2012. Điều này chứng tỏ BIDV Cần Thơ đã nổ lực trong việc vận dụng đồng vốn huy động của mình hiệu quả hơn trước, để khắc phục tình trạng ứ đọng vốn. Tuy nhiên ngân hàng vẫn phải có những biện pháp, chính sách tín dụng phù hợp hoặc các chiến lược marketing để tăng cường đầu ra cho đồng vốn huy động của mình, giúp chúng có thể tiếp cận được với khối

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T-2013 6T-2014

Dư nợ DNVVN 616.820 720.768 800.326 892.694 841.053 Tổng VHĐ 1.077.947 1.478.842 1.818.883 1.511.051 1.836.968

hàng có chiều hướng tăng lại so với giai đoạn 2012-2013, tuy nhiên lại giảm so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể vào tháng 6 năm 2014 thì cứ 1 đồng vốn huy động được, Chi nhánh sử dụng 0,46 đồng để đầu tư vào hoạt động cho vay DNVVN. Qua đó, ta thấy chủ trương năm 2014 của BIDV Cần Thơ vẫn là mở rộng cho vay nhưng nguồn khách hàng, doanh nghiệp có nhu cầu lại khan hiếm vì đa phần các DNVVN vẫn chưa thoát khỏi thời kỳ bế tắc trong sản xuất kinh doanh, nhiều DNVVN vẫn còn đang thua lỗ nặng nên nhu cầu đi vay là bất khả thi. Tuy nhiên ngân hàng cũng đã tranh thủ tìm kiếm khách hàng bằng việc đưa ra các gói lãi suất hỗ trợ người đi vay để tìm đầu ra cho đồng vốn huy động nên nhìn chung thì hệ số này tăng so với giai đoạn trước đó nhưng lại giảm so với cùng kỳ năm 2013.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng dnvvn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)