Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng dnvvn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 69)

* Phân tích doanh số cho vay theo kỳ hạn

Bảng 4.5: Doanh số cho vay DNVVN BIDV Cần Thơ theo kỳ hạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Doanh số cho vay 1.764.244 1.475.459 1.503.239 (288.785) (16,37) 27.780 1,88 Ngắn hạn 1.734.741 1.456.047 1.491.236 (278.694) (16,07) 35.189 2,42 Trung và dài hạn 29.503 19.412 12.003 (10.091) (34,20) (7.409) (38,17)

(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014)

Qua bảng phân tích số liệu về doanh số cho vay theo kỳ hạn ở trên, ta thấy doanh số cho vay theo kỳ hạn ngắn hạn chiếm đa số trong tổng doanh số cho vay, với tỷ trọng trên 98% qua mỗi năm. Đó là do các ngành nghề ở thành phố Cần Thơ vẫn còn tập trung chủ yếu vào nông nghiệp, thủy sản mà đa phần các ngành nghề này đều có nhu cầu sử dụng vốn trong ngắn hạn. Ngoài ra, BIDV cơ cấu cho vay theo thời hạn như trên là hợp lý vì đa phần nguồn vốn của BIDV Cần Thơ là vốn ngắn hạn. Nếu chỉ xét về khía cạnh vốn huy động thì vốn huy động ngắn hạn đã chiếm 70% trên tổng nguồn vốn huy động của BIDV Cần Thơ. Chính vì thế, để đảm bảo hoạt động thanh khoản của ngân hàng, BIDV đã tập trung vốn của mình vào việc cho vay ngắn hạn nhiều hơn là so với cho vay trung, dài hạn.

Doanh số cho vay ngắn hạn của BIDV Cần Thơ đối với khối DNVVN nhìn chung có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2012, doanh số cho vay ngắn hạn đối với DNVVN giảm còn 1.456.047 triệu đồng, tức là giảm 278.694 triệu đồng tương ứng với 16,07% so với năm 2011. Nguyên nhân là tình hình kinh tế cả nước đang rơi vào giai đoạn khó khăn, suy thoái và Cần Thơ cũng không phải là một ngoại lệ, đều có mức tăng trưởng thấp. Lượng cầu trong nước giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hóa không tiêu thụ được, hàng tồn kho nhiều, chỉ sản xuất cầm chừng, thậm chí có nhiều doanh nghiệp tuyên bố giải thể, phá sản. Dù NHNN đã chỉ đạo tuyên bố lãi suất cho vay giảm còn khoảng 14%-16%, tuy nhiên quy định đối với các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về mặt lãi suất còn khá khắt khe nên đa phần các DNVVN không đáp ứng được để tiếp cận vay vốn. Tại BIDV Cần Thơ cũng xảy ra tình trạng tương tự, bên cạnh đó nhằm kiểm soát nợ xấu của chi nhánh nên ngân hàng đã chỉ đạo các cán bộ tín dụng thận trọng hơn trong việc thẩm định cho vay các doanh nghiệp. Do đó doanh số cho vay ngắn hạn năm 2012 có xu hướng giảm mạnh so với năm 2011. Bước sang giai đoạn năm 2013, khi tình hình lãi suất cho vay có chiều hướng “dễ thở” hơn cho các DN, thì doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng chi nhánh đối với khối DNVVN có chiều hướng tăng trở lại, nhưng vẫn ở mức thấp (tăng 2,42% so với năm 2012 và đạt mức 1.491.236 triệu đồng). Nguyên nhân chủ yếu là do ngân hàng đã thực hiện theo chỉ đạo của NHNN cào bằng lãi suất cho vay ngắn hạn đối với 7 lĩnh vực ưu tiên, trong đó có khối DNVVN, xuống chỉ còn 8%/năm, giảm đáng kể so với năm 2011, tuy vẫn ở mức cao đối với một số doanh nghiệp nhưng đã hỗ trợ không ít doanh nghiệp trong tình trạng “khát vốn”.

Khác với doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng chi nhánh đối với các DNVVN giảm dần qua các năm. Cụ thể, vào năm 2012 doanh số cho vay giảm 10.091 triệu đồng, tương ứng 34,20% so với năm 2011. Bước sang năm 2013, tình hình cho vay trung, dài hạn không có sự khởi sắc mà vẫn tiếp tục giảm 38,09%, chỉ còn 12.003 triệu đồng vào cuối năm 2013. Nguyên nhân của sự giảm dần trong doanh số cho vay trung, dài hạn đối với khối DNVVN xuất phát từ hai phía ngân hàng và doanh nghiệp. Vế phía BIDV Cần Thơ, ngân hàng luôn đưa ra các chính sách ưu đãi lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp, tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, để nhận được sự ưu đãi đó các doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện đưa ra từ NHNN và BIDV, vì thế cán bộ ở chi nhánh luôn thận trong khi thẩm định các món vay của khách hàng, không dám mạo hiểm cho vay những dự án không mang tính khả thi cao. Điều này đã khiến cho các DNVVN khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay vì đa phần các doanh nghiệp này không biết cách để tạo

nên một kế hoạch đầu tư hợp lý và khả quan để thuyết phục chi nhánh giải ngân. Bên cạnh đó, tuy lãi suất cho vay giảm nhưng thủ tục vẫn còn phiền hà, khá phức tạp, tiêu tốn nhiều thời gian, trả thêm phụ phí nên dù thừa tiền nhưng ngân hàng vẫn khó tăng cường đầu ra.Còn về phía bản thân doanh nghiệp vẫn không tránh khỏi tác động của tình hình kinh tế đang tăng trưởng chậm, thị trường bất ổn, lượng cầu nội địa giảm dẫn đến hàng tồn kho vẫn “dậm chân tại chỗ” nên hầu hết các doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng đều gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Vì lẽ đó mà một số DNVVN lựa chọn chuyển ngành, hoặc rút ra khỏi ngành chờ tình hình kinh tế khá hơn, đa phần thì hoạt động cầm chừng, thu hẹp sản xuất để giảm chi phí, rất ít DNVVN đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Bảng 4.6: Doanh số cho vay DNVVN BIDV Cần Thơ theo kỳ hạn 6 tháng 2013 và 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014)

Nhận xét chung về DSCV theo thời hạn thì ta thấy DSCV ngắn hạn vẫn chiếm tỉ trọng rất lớn, so với DSCV trung và dài hạn trong tổng DSCV. DSCV ngắn hạn của BIDV đối với khối DNVVN có sự sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể tính tới ngày 30/6/2014 DSCV ngắn hạn chỉ còn 912.367 triệu đồng, giàm 62.706 triệu đồng, tương ứng giảm 6,43% so với cùng kỳ năm 2013. Tuy DSCV giảm sút so với năm 2013 nhưng tỷ trọng của DSCV ngắn hạn trong tổng DSCV lại tăng so với năm 2013, cụ thể năm 2014 là 99,46%, năm 2013 là 99,22%. Mặc dù chủ trương của ngân hàng năm đầu năm 2014 vẫn là mở rộng cho vay, tìm kiếm khách hàng để sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động của mình, nhưng DSCV giảm là do thứ nhất đối với các doanh

Chỉ tiêu 6T-2013 6T-2014

6T-2014/6T-2013

+/- %

Doanh số cho vay 982.662 917.360 (65.302) (6,65)

Ngắn hạn 975.073 912.367 (62.706) (6,43) Trung và dài hạn 7.589 4.993 (2.596) (34,21)

nghiệp không đảm bảo được uy tín với ngân hàng, BIDV Cần thơ đang thực hiện các biện pháp thắt chặt tín dụng, thẩm định chặt chẽ các món vay và ưu tiên xử lý nợ trước. Thứ hai là do tình hình chung của các DNVVN hiện nay vẫn đang rất khó khăn, chỉ có khoảng 30% DN tiếp cận được vốn vay, những doanh nghiệp có khả năng chống chọi, không bị ảnh hưởng nhiều bởi tình hình chung thì cũng không có nhu cầu mở rộng sản xuất, đồng thời số DN với năng lực cạnh tranh kém đang dần bị đào thải nên việc đi vay ngân hàng là bất khả thi đối với họ. Chính vì vậy, DSCV ngắn hạn có chiều hướng giảm.

Đối với các khoản vay trung và dài hạn, chiều hướng biến động cũng tương tự so với DSCV ngắn hạn. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2014, DSCV trung và dài hạn giảm 2.596 triệu đồng, tương ứng giảm 34,21% so với cùng kỳ năm 2013 và còn lại 4.993 triệu đồng. Nguyên nhân cũng do tình hình chung của các doanh nghiệp đang rất khó khăn, việc tiêu thụ hàng hóa chưa được cải thiện nhiều, ngoài ra do đặc điểm của các món vay trung và dài hạn với thời gian thu hồi từ 1 năm trở lên nên ngân hàng cũng rất cân nhắc trong việc cho vay với loại thời hạn này, nhất là trong tình hình hoạt động đầy biến cố của các doanh nghiệp như hiện nay.

* Phân tích doanh số cho vay theo loại hình doanh nghiệp

Bảng 4.7: Phân tích doanh số cho vay theo loại hình DN 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Doanh số cho vay 1.764.244 1.475.459 1.503.239 (288.785) (16,37) 27.780 1,88 DNNN 272.521 232.391 230.861 (40.130) (14,72) (1.530) (0,66) DN ngoài quốc doanh 1.491.723 1.243.068 1.272.378 (248.655) (16,67) 29.310 2,35

Hình 4.5: DSCV theo loại hình doanh nghiệp 2011-2013

Doanh số cho vay DNVVN phân theo loại hình doanh nghiệp tại BIDV Cần Thơ được phân thành hai loại hình chính: DNNN và DN ngoài quốc doanh.

Đối với DNNN, thì doanh số cho vay có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2011, DSCV DNNN đạt 272.521 triệu đồng, cao nhất trong suốt giai đoạn phân tích, chiếm15,45% trong tổng DSCV. Qua năm 2012, thì con số này giảm còn 232.391 triệu đồng, tương ứng giảm 14,72% so với năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2013 thì DSCV đối với DNNN tại ngân hàng chi nhánh vẫn tiếp tục giảm nhưng tốc độ đã được kìm hãm lại rất nhiều so với năm 2012 với mức giảm chỉ 0,66% và còn 230.861 triệu đồng.

Đối với khối DN ngoài quốc doanh thì DSCV giảm vào năm 2012, sau đó có chiều hướng tăng trở lại vào năm 2013.Cụ thể DSCV vào năm 2011 là 1.491.723 triệu đồng. Năm 2012 DSCV có sự sụt giảm chỉ còn 1.243.068 triệu đồng, giảm tương ứng 16,67% so với năm 2011, và chiếm tỷ trọng 84,25% trong tổng DSCV. Khác với DSCV đối với DNNN, DSCV đối với các DN ngoài quốc doanh có chiều hướng tăng trở lại vào năm 2013 với sự tăng trưởng nhẹ ở mức 2,35% so với năm 2012 và đạt doanh số là 1.762.378 triệu đồng.

Qua việc phân tích các số liệu, ta có thể dễ dàng nhận thấy được DSCV đối với DNNN chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều so với DSCV đối với DN ngoài quốc doanh. Nguyên nhân là do toàn thành phố Cần Thơ chỉ có khoảng 28 DNNN thuộc quy mô DNVVN trong số hàng nghìn doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác, nên việc DSCV đối với DNNN chiếm tỷ trọng thấp trong tổng DSCV là điều tất yếu. Bên cạnh đó ta có thể thấy DSCV đối với bộ phận DNNN giảm dần qua mỗi năm, trong khi đó DSCV đối với DN ngoài quốc

doanh tăng giảm qua các năm. Tuy luôn đóng vai trò đầu tàu trong nền kinh tế nhưng trong những năm gần đây, các DNNN hoạt động dần kém hiệu quả hơn trước. Một trong số những nguyên nhân dẫn đến hệ quả này là do các DNNN không chú trọng quá nhiều trong việc cạnh tranh các hoạt động dịch vụ, chăm sóc khách hàng vì ỷ lại bản thân là DNNN. Bên cạnh đó, khối DN này được nhận quá nhiều ưu đãi so với đại bộ phận các DN còn lại như được vay các NHTM quốc doanh, không phải thế chấp tài sản mà căn cứ vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp thua lỗ từ năm trước nhưng vẫn chưa được xử lý, nếu có thể xuất trình phương án kinh doanh hiệu quả và được UBND thành phố chấp thuận thì NH vẫn cho vay tiếp. Chính vì những lí do đó, các DNNN không mặn mà trong việc sử dụng một cách hiệu quả đồng vốn của mình, đồng thời không nhận được sự hài long, tín nhiệm từ phía khách hàng dẫn đến tình hình kinh doanh ngày càng kém đi khiến BIDV Cần Thơ không tích cực, hứng thú mấy trong việc cho vay vốn.

Khác với DNNN, các DN ngoài quốc doanh trong những năm tình hình kinh tế nhiều biến cố lớn như trong giai đoạn 2011-2013, các doanh nghiệp vẫn tích cực hoạt động, để cầm cự mà tồn tại, vì vậy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vẫn diễn ra rất gay gắt, đặc biệt là trong việc tiếp cận vốn vay. Các doanh nghiệp luôn cố gắng gây dựng mối quan hệ tốt với phía ngân hàng để được hưởng các ưu đãi về mặt lãi suất, hay đơn giản hóa các thủ tục phiền hà, phụ phí cho việc vay vốn để có thể tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này được thể hiện khi DSCV đối với loại hình doanh nghiệp này đạt cao nhất vào năm 2011 là 1.491.293 triệu đồng. Đó là do trong năm này, BIDV Cần Thơ có nhiều chính sách hỗ trợ cho DNVVN vay vốn như đã được đề cập ở một số chỉ tiêu khác. Tuy nhiên qua năm 2012 với sự canh tranh gay gắt trong môi trường đầy những khó khăn, rào cản, những doanh nghiệp yếu kém, không đủ bản lĩnh dễ dàng bị các doanh nghiệp mạnh về vốn tự có tẩy chai khỏi thị trường. Do tình hình kinh tế năm 2012 vẫn không có chuyển biến khả quan hơn như dự kiến ban đầu, cộng với nhược điểm yếu về vốn tự có của đại bộ phận các DN ngoài quốc doanh nên nhiều doanh nghiệp đã chọn giải pháp giải thể, hoặc tạm ngưng hoạt động chờ “sóng yên biển lặng”, nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng để chờ đợi sự khởi sắc trong tăng trưởng kinh tế. Vì vậy DSCV đối với bộ phận DN ngoài quốc doanh trong năm này giảm so với năm 2011, dù BIDV cũng có nhiều chính sách hỗ trợ trong năm này. Bước sang năm 2013 thì DSCV đối với khối doanh nghiệp này có chiều hướng tăng trở lại dù chỉ tăng ở mức 2,35% nhưng phần nào đã cho thấy hoạt động của các DN ngoài quốc doanh có sự khởi sắc. Nguyên nhân chủ yếu là do BIDV đã chủ động thực hiện chủ trương giảm lãi suất, hỗ trợ cho vay với LSCV chỉ

ở mức 8% và đồng thời cũng do một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả đã được các khiến BIDV Cần Thơ chủ động hơn trong việc cho vay với mức lãi suất chỉ khoảng 6,5-7%/năm.

Bảng 4.8: Phân tích doanh số cho vay theo loại hình DN 6 tháng 2013 và 2014 Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn:Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014)

Về DSCV theo loại hình doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2014 thì DSCV DNNN trong tổng DSCV vẫn chiếm tỷ trọng ít hơn so với khối DN ngoài quốc doanh. Cụ thể tới tháng 6 năm 2014 thì DSCV DNNN chiếm khoảng 28,16%, so với cùng kỳ năm trước là 31,81%. Bên cạnh đó, DSCV bộ phận DNNN cũng có xu hướng giảm từ 312.587 triệu đồng vào tháng 6/2013 giảm còn 258.364 triệu đồng vào cuối tháng 6/2014, tương ứng giảm 6,65%. Nguyên nhân chính là do hiện nay thành phố Cần Thơ đã triển khai thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, trong đó có việc thực hiện tái cơ cấu các DNNN dẫn đến số lượng DNNN được cổ phần hóa tăng lên so với năm trước nên lượng DNNN giảm đi và hiện tại trên địa bàn Cần Thơ chỉ còn khoảng 8 doanh nghiệp 100% vốn Nhà Nước và 2 DN có trên 51% vốn cổ phần từ Nhà nước. Chính vì vậy DSCV đối với bộ phận DN này từ phía BIDV Cần Thơ vẫn tiếp tục giảm. Đối với bộ phận DN ngoài quốc doanh thì DSCV tính đến tháng 6/2014 là 658.996 triệu đồng, giảm 11.079 triệu đồng, tương ứng giảm 1,65% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do hiện nay các doanh nghiệp này đang trong quá trình tự thân vận động, với nền kinh tế vẫn đầy biến cố và chưa có dấu hiệu tăng trưởng bền vững, các doanh nghiệp với năng lực canh tranh yếu kém dễ dàng bị đào thải buộc phải giải thể, hoặc tạm ngưng hoạt động. BIDV Cần Thơ lại chủ trương tăng cường công tác thu hồi nợ, song song với mở rộng cho

Chỉ tiêu 6T-2013 6T-2014

6T-2014/6T-2013

+/- %

Doanh số cho vay 982.662 917.360 (65.302) (6,65)

DNNN 312.587 258.364 (54.223) (17,35)

vay tuy nhiên đối tượng đi vay rất khan hiếm vì đa phần đang sản xuất cầm chừng, để đảm bảo trả các khoản nợ đã quá hạn rất lâu cho ngân hàng. Chính vì vậy mà DSCV đối với bộ phận DN này cũng giảm so với cùng kỳ năm trước.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng dnvvn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)