Tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng dnvvn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 87)

Bảng 4.17: Tình hình nợ xấu theo kỳ hạn năm 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014)

Tương tự như những chỉ tiêu khác thì tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với nợ xấu trung, dài hạn trong cơ cấu nợ xấu của ngân hàng đối với DNVVN.Điều này là hoàn toàn hợp lý vì trên 95% trong hoạt động cho vay DNVVN là hoạt động cho vay ngắn hạn.

Từ bảng số liệu ta có thể nhân thấy tình hình nợ xấu ngắn hạn của BIDV Cần Thơ có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2012 nợ xấu ngắn hạn đạt mức 28.586 triệu đồng, tăng 4.243 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng 17,43%. Nguyên nhân chính do sản xuất kinh doanh của các DNVVN trong năm này gặp nhiều làn song dữ từ những chuyển biến của nền kinh tế, mức độ lạm phát vẫn còn khá cao dù chính phủ đã phần nào thành công trong việc kìm hãm lạm phát, do đó các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc mua nguyên liệu đầu vào khi giá cả leo thang, dẫn đến chi phí sản xuất tăng, lượng cầu tiêu thụ nội địa giảm lại là một điều trăn trở đối với bản thân doanh nghiệp, không có khả năng xoay vòng vốn, vì vậy nhiều doanh nghiệp khủng hoảng nợ xấu tăng cao, việc giải quyết nợ là bất khả thi nên dẫn đến nợ xấu ngắn hạn đối với DNVVN tăng lên trong năm 2012. Tuy nợ xấu ngắn hạn có tăng lên về số lượng nhưng tỷ trọng trong tổng nợ xấu thì nợ xấu ngắn hạn năm 2012 chỉ còn 69,29%, so với 74,79% năm 2011. Đó là do tốc độ tăng trưởng nợ xấu ngắn hạn trong giai đoạn này tăng lên (17,43%) nhưng tốc độ tăng lại tương đối thấp hơn so với tốc độ tăng nợ xấu trung và dài hạn (54,42%). Đến năm 2013 thì nợ xấu ngắn hạn có chiều hướng giảm nhẹ còn 27.483 triệu đồng, giảm 3,86% so với năm 2012. Nguyên nhân một phần là do đặc điểm tín dụng ngắn hạn với các khoản cho vay có thời hạn dưới 1 năm nên BIDV Cần Thơ đã có thể quản lý kiểm soát tốt hơn, vì vậy doanh số thu hồi nợ đối với các khoản

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Nợ xấu 32.549 41.258 39.456 8709 26,76 (1802) (4,37) Ngắn hạn 24.343 28.586 27.483 4.243 17,43 (1.103) (3,86) Trung và dài hạn 8.206 12.672 11.973 4.466 54,42 (699) (5,51)

vay ngắn hạn có sự cải thiện, nên tình hình nợ xấu ngắn hạn phần nào cũng dịu đi.

Đối với nợ xấu kỳ hạn trung và dài hạn thì ta dễ dàng nhận thấy xu hướng biến đổi cũng tương tự như nợ xấu ngắn hạn: tăng vào năm 2012 và giảm nhẹ vào năm 2013. Năm 2012 tình hình nợ xấu trung và dài hạn tăng 4.466 triệu đồng, tương ứng tăng 54,42% so với năm 2011 và đạt mức 12.672 triệu đồng. Qua đó, ta thấy tốc độ tăng của nợ xấu trung và dài hạn lớn hơn so với tốc độ tăng của nợ xấu ngắn hạn trong cùng giai đoạn 2011-2012, làm tăng tỷ trọng nợ xấu trung và dài hạn trong tổng nợ xấu lên, cụ thể là 30,71% so với năm 2011 chỉ có 25,21% . Điều này cho thấy các hoạt động tín dụng trung và dài hạn vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ khi các doanh nghiệp không tạo được sự tin tưởng cho phía BIDV Cần Thơ khiến ngân hàng vẫn chưa thể mạnh dạn, thoải mái hơn trong việc cho vay vốn các dự án trung, dài hạn này. Bước sang năm 2013 thì tình hình nợ xấu có chiều hướng giảm, nhưng không nhiều, chỉ giảm 5,51% so với năm 2012 và còn lại 11.973 triệu đồng. Tuy nhiên BIDV cũng nên giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng trung và dài hạn để có những biện pháp làm giảm nợ xấu trung và dài hạn một cách hiệu quả, hạn chế ảnh hưởng xấu đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Bảng 4.18: Tình hình nợ xấu theo kỳ hạn năm 6 tháng 2013, 2014

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6T-2013 6T-2014 6T-2014/6T-2013 +/- % Nợ xấu 54.785 41.236 (13.549) (24,73) Ngắn hạn 37.801 32.167 (5.634) (14,90) Trung và dài hạn 16.984 9.069 (7.915) (46,60)

Hình 4.10: Nợ xấu phân theo kỳ hạn 6T/2013-6T/2014

Tình hình nợ xấu 6 tháng đầu năm 2014 có sự sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể trong đó tình hình nợ xấu ngắn hạn tuy vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nợ xấu nhưng qua đầu năm nay thì khoản nợ xấu này cũng giảm xuống 14,90% so với năm 2013 và còn lại 32.167 triệu đồng. Nguyên nhân là do đầu năm nay BIDV Cần Thơ chỉ đạo cán bộ tín dụng tăng cường thu hồi nợ và xử lý các khoản nợ quá hạn, đặc biệt là các khoản nợ xấu. Ngân hàng đối với các khoản nợ này cũng hỗ trợ các doanh nghiệp bằng các biện pháp như xóa miễn lãi, ưu tiên hoàn trả nợ gốc hay cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giãn nợ. Thứ hai là do đặc điểm của các khoản nợ ngắn hạn có thể thu hồi dưới 1 năm nên việc quản lý và kiểm soát chúng cũng đạt hiệu quả hơn. Bên cạnh đó nợ xấu trung và dài hạn cũng có chiều hướng giảm trong cùng giai đoạn phân tích. Cụ thể nợ xấu trung dài hạn giảm từ 16.984 triệu đồng vào tháng 6 năm 2013 còn 9.069 triệu đồng vào cuối tháng 6 năm 2014, tương ứng giảm 46,6%. Đối với các doanh nghiệp không có khả năng đảm bảo cho các khoản nợ này thì ngân hàng có một số biện pháp như gửi giấy mời hầu tòa để giải quyết các khoản nợ của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện thanh lý các tài sản thế chấp của doanh nghiệp trong lúc vay vốn để đảm bảo nợ xấu được giải quyết phần nào. Điều này cho thấy những kết quả tích cực từ công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng vì đa phần các khoản nợ xấu trung, dài hạn rất khó thu hồi.

Bảng 4.19: Tình hình nợ xấu theo loại hình doanh nghiệp Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Nợ xấu 32.549 41.258 39.456 8709 26,76 (1802) (4,37) DNNN 7.916 9.132 9.758 1.216 15,36 626 6,86 DN ngoài quốc doanh 24.633 32.126 29.698 7.493 30,41 (2.428) (7,56)

(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014)

Doanh nghiệp Nhà nước: Tình hình nợ xấu có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2012 nợ xấu của DNNN tăng 1.216 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 15,36% và đạt mức 9.132 triệu đồng. Năm 2013 tình hình nợ xấu vẫn không có chiều hướng giảm đi, tuy nhiên tốc độ tăng đã giảm so với giai đoạn 2011-2012, chỉ tăng ở mức 6,86% tương ứng tăng về số tuyệt đối là 626 triệu đồng so với năm 212 và đạt 9.758 triệu đồng vào cuối năm 2013. Điều này không phản ánh được rằng BIDV Cần Thơ không giải quyết hiệu quả đối với nợ xấu của loại hình DN này mà vì trong năm 2012 công tác thu hồi nợ của ngân hàng trong năm 2012 gặp khó khăn, không đạt hiệu quả như năm 2011 vì các DNNN thiếu thiện ý trả nợ, và một phần là do kinh tế trong năm 2012 là sức ép khá lớn đối với hầu hết các DN nên khiến khả năng đảm bảo trả nợ của các doanh nghiệp đối với ngân hàng không được đảm bảo, dẫn đến các khoản nợ xấu tăng cứ tăng dần. Năm 2013 nợ xấu các DNNN tiếp tục tăng nhưng tốc độ chậm lại rất nhiều so với năm 2012, chỉ tăng 6,86% và đạt mức 9.758 triệu đồng năm 2013. Điều đó cho thấy BIDV đã nổ lực trong việc thu hồi nợ, hạn chế cho vay đối với loại hình DN này để giảm thiểu nợ xấu. Tuy nhiên do hoạt động của DNNN vẫn không có cải thiện nhiều so với năm trước nên tình hình nợ xấu có giảm, nhưng không đáng kể.

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Năm 2011 nợ xấu là 24.633 triệu đồng. Năm 2012 nợ xấu tăng lên 7.493 triệu đồng, tương ứng tăng 30,41% so với năm 2011. Nguyên nhân là do ảnh hưởng kinh tế khiến các doanh nghiệp kinh doanh khó khăn, không có đủ lãi để trả nợ cho chi nhánh. Bên cạnh đó, BIDV Cần Thơ còn giám sát chặt chẽ, phát hiện các món vay của các doanh nghiệp có dấu hiệu kinh doanh không tốt đưa vào nợ xấu để tăng trích lập dự phòng

đảm bảo an toàn rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên bước sang năm 2013, trái lại với DNNN, nợ xấu của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng giảm đi. Cụ thể năm 2013 nợ xấu của DN ngoài quốc doanh chỉ còn 29.698 triệu đồng, giảm 7,56% so với năm 2012. Một mặt, ngân hàng chi nhánh đã hỗ trợ nhiều sự ưu đãi trong việc cho vay để các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, có lãi để đảm bảo các khoản nợ vay, đồng thời phía ngân hàng cũng có sự giám sát chặt chẽ và đưa ra những biện pháp thu hồi nợ hiệu quả như giảm lãi phạt, giãn thời gian trả nợ cho các doanh nghiệp có thiện chí trả nợ để hạn chế nợ xấu phát sinh và giúp giảm nợ xấu của khối DN này.

Bảng 4.20: Tình hình nợ xấu theo loại hình doanh nghiệp 6 tháng 2013, 2014 Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014)

Nợ xấu đối với các loại hình doanh nghiệp được nêu trong bảng số liệu trên có xu hướng giảm trong giai đoạn T6/2013 – T6/2014. Cụ thể đối với khối DNNN thì nợ xấu giảm còn 41.236 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013 là 54.875 triệu đồng thì nợ xấu đối với DNNN đã giảm 24,73%. Đối với khối DN ngoài quốc doanh thì nợ xấu cũng có chiều hướng giảm xuống. Cụ thể vào cuối tháng 6/2014 nợ xấu chỉ còn 31.879 triệu đồng, giảm 10.541 triệu đồng, tương ứng giảm 24,85% so với cùng kỳ năm 2013. Điều này cho thấy công tác kiểm soát nợ xấu tại BIDV Cần Thơ vẫn đang được thực hiện rất hiệu quả. Với những chuyển biến tích cực trong tình hình nợ xấu đối với hai khối DN này, chất lượng tín dụng của ngân hàng ngày càng được nâng cao. Điều này đạt được là do ngân hàng đã triển khai đồng lọat các biện pháp giải quyết nợ xấu tại chi nhánh của mình như tăng trích lập dự phòng rủi ro, song song với thiết lập các nguyên tắc trong quản lý rủi ro như thẩm định dự án cho vay,

Chỉ tiêu 6T-2013 6T-2014 6T-2014/6T-2013 +/- % Nợ xấu 54.785 41.236 (13.549) (24,73) DNNN 12.365 9.357 (3.008) (24,33) DN ngoài quốc doanh 42.420 31.879 (10.541) (24,85)

đánh giá phân loại khách hàng, xem xét tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, giảm lãi phạt. Đối với các khoản nợ tồn đọng khó có khả năng thu hồi, ngân hàng hỗ trợ khai thông thị trường bất động sản và yêu cầu các doanh nghiệp xử lý bằng cách thanh lý các tài sản thế chấp, cầm cố; còn đối với các doanh nghiệp không có thiện chí trả nợ và day dưa trong việc tất toán các khoản nợ đã quá hạn từ rất lâu sẽ nhận được thư mời hầu tòa để giải quyết.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng dnvvn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)