THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA BIDV

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng dnvvn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 42)

3.4.1. Thuận lợi

-Ngân hàng TMCP BIDV chi nhánh Cần Thơ được thành lập hoạt động 37 năm với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước, ngân hàng đã tạo được chổ đứng vững chắc và lòng tin của khách hàng trong và ngoài nước.

-Ngân hàng nằm tại trung tâm thành phố Cần Thơ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng dễ tìm kiếm thực hiện giao dịch với khách hàng.

-Đặc biệt, phương châm “mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Với phương châm ấy, các cán bộ ngân hàng luôn nhiệt tình, phục vụ tận tình, tận tâm với khách hàng chính vì thế BIDV vừa là nơi khách hàng có vui vẻ gửi gắm niềm tin.

3.4.2. Khó khăn

- Theo báo cáo của NHNN Chi nhánh TP.Cần Thơ, hiện trên địa bàn thành phố có 50 tổ chức tín dụng với 227 địa điểm có giao dịch ngân hàng. Điều này làm tăng áp lực cạnh tranh cho ngân hàng BIDV Cần Thơ, nên BIDV càng phải cố gắng lôi kéo thu hút khách hàng bằng nhiều hình thức như thủ tục đơn giản, lãi suất cho vay thấp, lãi suất huy động cao.

- Khách hàng chưa có ý thức chấp hàng luật tốt, dẫn đến việc xử lý thu hồi nợ quá hạn của ngân hàng bị kéo dài, từ đó hoạt động kinh doanh kém hiệu quả hơn.

3.5. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG TẠI ĐỊA BÀN GIAI ĐOẠN 2011-6/2014 NGÂN HÀNG TẠI ĐỊA BÀN GIAI ĐOẠN 2011-6/2014

Giai đoạn 2011-2013, tình hình kinh tế có nhiều biến động mạnh mẽ đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp cũng như hoạt động tín dụng chung của ngành ngân hàng.

Năm 2011 với mức lạm phát đạt đỉnh vào tháng 9 đã khiến không ít doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng. Điều này cũng đã gây tác động mạnh đến hoạt động tín dụng chung của toàn ngành ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng giảm mạnh so với năm trước đó, chỉ còn khoảng 10,9%. Nguyên nhân là do ngân hàng phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt về hạn mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2011 là dưới 20%, đồng thời lãi suất cho vay năm 2011 vẫn còn ở mức khá cao (20%) do cuộc chạy đua lãi suất vượt quá khả năng chịu đựng của khách hàng. Chính vì vậy tăng trưởng tín dụng giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số ngân hàng phải gánh thêm khoản nợ của các DNNN, làm tăng các khoản nợ xấu, giảm chất lượng cho vay và đòi hỏi ngân hàng phải tăng các khoản trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nên dẫn đến lợi nhuận cũng giảm đi. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản giảm mạnh cũng là một trong những mối lo ngại của nhiều ngân hàng do dư nợ tín dụng bất động sản tăng, và khó có thể thu hồi.

Năm 2012 thì tình hình tín dụng của ngành ngân hàng vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, do nhiều biến cố xảy ra nên dẫn đến hoạt động ngân hàng vẫn trong tình trạng rối ren. Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng chỉ đạt ở mức 15- 17%, đạt ở mức thấp nhất từ năm 2003 đến nay (nếu không kể năm 2011). Nhiều ngân hàng chủ trương thực hiện chính sách NHNN giảm lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cũng để cải thiện tình hình tín dụng của ngân hàng mình. Tuy nhiên nhiều biến cố xảy ra, trong đó có sự phá sản của công ty Bình An Co của Diệu Hiền đã tác động mạnh mẽ đến tâm lý của các doanh nghiệp và đã gây ra không ít khó khăn cho các ngân hàng cho vay. Ngoài ra cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đã đặt ra nhiều bài toán nan giải cho ngành ngân hàng, trong đó bài toán nợ xấu vẫn chưa được xử lý đúng đắn và chặt chẽ với tỷ lệ nợ xấu đạt khoảng 4,08% toàn ngành.

Năm 2013 ngành Ngân hàng tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn. “Sức khỏe” của ngân hàng luôn gắn với doanh nghiệp, mà đến 2013 là năm thứ 6 liên tiếp doanh nghiệp phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Năm 2013, tuy lãi suất cho vay ngân hàng giảm chỉ còn khoảng 13% nhưng tình hình doanh nghiệp vẫn còn đang rất khó khăn, nợ xấu toàn ngành tăng và đạt mức trung

bình 4,67% vào tháng 4 /2013 mà dư nợ tín dụng không tăng nhiều được. Tuy nhiên do chính sách tiền tệ được thực hiện tương đối tốt nên đến cuối năm 2013 thì nợ xấu của hầu hết các ngân hàng dưới mức 3%, có sự khởi sắc hơn hai năm trước đó.

Đến ngày 30/6/2014 thì đa số cácngân hàng công bố kết quả hoạt động kinh doanh sớm đều đưa ra những con số tương đối lạc quan. Tuy nhiên, các con số này chưa hẳn đã đại diện cho cả hệ thống ngân hàng. Hiện tại, nợ xấu đang là vấn đề ám ảnh trở lại với ngành ngân hàng. Theo thống kê, nợ xấu tăng trở lại, ở mức 4,01% vào cuối tháng 4.

Đến cuối tháng 6/2014, nợ xấu tại các ngân hàng thương mại lại có dấu hiệu tăng (lên 4,84%), cho dù đã xử lý được 6.600 tỷ đồng. Trong các nhóm nợ, nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) của các ngân hàng thương mại có chiều hướng tăng trong 2 quý đầu năm. Tình hình xử lý nợ xấu của ngân hàng vẫn rất khó khăn. Tính đến ngày 25/6/2014, tín dụng toàn hệ thống tăng 2,3%. Tăng trưởng tín dụng tiền đồng đang ở mức báo động, khi chỉ đạt 0,68% trong 6 tháng đầu năm. Đây là mức tăng đáng kể, vì 5 tháng đầu năm, tín dụng chỉ tăng 1,31%. Tuy nhiên, nếu so với mục tiêu tín dụng đề ra trong năm nay (12- 14%), thì rõ ràng, ngành ngân hàng còn phải nổ lực rất nhiều. Một con số đáng lo ngại nữa là, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm nay, dòng chảy tín dụng chủ yếu dựa vào ngoại tệ, trong khi tiền đồng hầu như bế tắc.

Bảng 3.1: Khái quát KQHĐKD của ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2011-2013

(Nguồn: Phòng Kế hoạch- Tổng hợp Ngân hàng BIDV Cần Thơ năm 2014)

KHOẢN MỤC

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Tuyệt đối % Tuyệt đối %

A. Thu nhập 256.435 249.847 237.952 (6.588) (2,569) (11.895) (4,761) I. Thu nhập từ lãi 235.926 230.660 185.595 (5.266) (2,232) (45.065) (19,537)

1. Thu lãi cho vay 235.926 230.660 185.595 (5.266) (2,232) (45.065) (19,537)

2. Thu lãi tiền gửi - - - - -

II. Thu nhập ngoài lãi 20.509 19.187 52.357 (1.322) (6,446) 33.170 172,877

1. Thu từ hoạt dộng dịch vụ 14.547 16.927 24.075 2.380 16,361 7.148 42,228

2. Thu khác 5.962 2.260 28.282 (3.702) (62,093) 26.022 151,416

B. Chi phí 245.279 241.362 204.542 (3.917) (1,597) (36.820) (15,255)

I. Chi phí từ lãi 190.709 178.045 123.709 (12.664) (6,640) (54.336) (30,518) 1. Chi phí trả lãi tiền gửi 102.789 111.809 118.133 9.020 8,775 6.324 5,656 2. Chi phí trả lãi tiền vay 87.920 66.236 5.576 (21.684 (24,663) (60.660) (91,582)

II. Chi phí ngoài lãi 54.570 63.317 80.833 8.747 1,6029 17.516 27,664

1. Chi phí hoạt động dịch vụ 366 526 997 160 43,716 471 89,544 2. Chi phí dự phòng rủi ro 25.000 31.914 38.000 6.914 27,656 6.086 19,070 3. Chi phí khác 29.204 30.877 41.836 1.673 5,729 10.959 35,492

3.6.1 Thu nhập của ngân hàng trong ba năm (2011-20113)

Bảng 3.2 Thu nhập của ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Thu nhập từ

lãi cho vay 235.926 92,00 230.660 92,32 785.595 78,00 Thu nhập

ngoài lãi 20.509 8,00 19.187 7,68 52.357 22,00 Tổng thu nhập 256.435 100,00 249.847 100,00 237.952 100,00

(Nguồn: Phòng Kế hoạch- Tổng hợp Ngân hàng BIDV Cần Thơ năm 2014)

256.435 249.847 237.952 245.279 241.362 204.542 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 2011 2012 2013 Thu nhập Chi phí

Hình 3.1 Thu nhập, chi phí ngân hàng BIDV Cần Thơ 2011- 2013

Bảng số liệu trên cho ta thấy tổng thu nhập của Ngân hàng giảm qua từng năm từ 256,435 triệu đồng (2011) còn 237,952triệu đồng(2013) tương ứng với 7,2% do nhiều tác động từ môi trường kinh tế vĩ mô. Thu nhập lãi có mức chênh lệch đáng kể so với thu nhập ngoài lãi, cũng như bao Ngân hàng thương mại khác, BIDV Cần Thơ luôn có thu nhập từ lãi cao, chiếm tỷ trọng trên 70% trong tổng thu nhập qua từng năm.

Thu nhập từ lãi của BIDV năm 2011 có tỷ trọng 92% trên tổng thu nhập.Điều này chứng tỏ lãi suất có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chính vì thế năm 2011 là một năm đáng chú ý khi lãi suất tăng cao, cuộc đua lãi suất diễn ra- điều mà cả doanh nghiệp và ngân hàng không mong muốn. Lãi suất bị đẩy lên trên 20%. Trong bối cảnh lạm phát đạt đỉnh vào tháng 9/2011, hàng loạt doanh nghiệp, tổ chức kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngân hàng nhà nước quyết hạ nhiệt lãi suất bằng cách chỉ thị sẽ đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, điều hành ngân hàng để xảy ra việc huy động vượt trần lãi suất (14%).Ngay sau đó lãi suất huy động giảm rõ rệt từ trên 20% xuống còn 18%.Ngân hàng BIDV đã chấp hành đúng theo quy định của nhà nước, liên tục năm lần trong 4 tháng đầu năm BIDV giảm mạnh lãi suất huy động và cho vay. Điểm đáng lưu ý là lãi suất cho vay xuống bất ngờ còn 14,5%. nhưng với ngân hàng lớn như BIDV thì không phải lo mất khách hàng. Tuy nhiên việc áp dụng trần lãi suất huy động này làm cho lãi suất cho vay giảm dẫn đến thu nhập lãi giảm mạnh, dù cho doanh số cho vay năm 2011 của BIDV Cần Thơ cao hơn so với năm 2010. Tổng thu nhập của BIDV Cần Thơ giảm 23.978 triệu đồng so với 280.413 triệu đồng (năm 2010), chỉ đạt 256.435 triệu đồng.

Năm 2012, do những khó khăn của nền kinh tế thế giới, khủng hoảng nợ công Châu Âu ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế nước ta, đặc biệt là với hoạt đông ngân hàng. Bên cạnh đó, vấn đề lãi suất vẫn còn gây áp lực với cả ngân hàng và các doanh nghiệp.Vào cuối 2011 đầu năm 2012, lãi suất huy động có giảm nhẹ, nhưng lãi suất cho vay vẫn cao, các doanh nghiệp vẫn trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Vì thế, Chính phủ nước ta ưu tiên việc kiềm chế lạm phát. Đầu năm, Ngân hàng nhà nước giảm lãi suất huy động xuống còn 13%, vào giữa tháng sáu còn dưới 9%. Do ảnh hưởng của lạm phát làm sức tiêu thụ sản phẩm giảm, các doanh nghiệp gặp khó khăn, phải thu hẹp hoạt động sản xuất từ đó nhu cầu vốn yếu. Vốn huy động tồn nhiều, đầu ra không nhiều làm cho thu nhập từ lãi của BIDV giảm 4427 triệu đồng, và thu nhập ngoài lãi giảm 1322 triệu đồng, tức giảm 5749 triệu đồng tồng thu nhập của BIDV vào năm này.

Cho đến năm 2013,thu nhập từ lãi của BIDV tiếp tục giảm lần lượt 50.331 triệu đồng và 45.065 triệu đồng so với năm 2011, năm 2012, thu nhập này chỉ còn 185.595 triệu, tỷ trọng giảm rõ rệt (78%) so với 2012. Đáng lưu ý, thu nhập từ lãi của BIDV giảm mạnh nhưng chi phí ngoài lãi tăng cao hơn năm trước 33170 triệu đồng. Từ trước đó,Ngân hàng BIDV đã là một trong số những ngân hàng tiên phong giảm lãi suất huy động xuống chỉ còn 5% (đối với kì hạn 1 tháng), kì hạn 9-12 tháng lãi suất chỉ còn 8.5%-8,9%. Trong khi

đó, LS cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng BIDV còn 13-14%/năm, ngắn hạn còn 9,5-11,5%/năm. Vấn đề chênh lệch bất hợp lí giữa lãi suất vốn huy động và lãi suất cho vay vẫn còn tồn động cho đến năm 2013. Các doanh nghiệp vẫn đang còn khó khăn, vốn cho vay với mức lãi suất vẫn còn cao nên khiến thu nhập từ lãi của ngân hàng giảm mạnh.

3.6.2 Chí phí của ngân hàng trong ba năm (2011-2013)

Qua bảng 3.1 cho ta thấy tổng chi phí của ngân hàng giảm qua các năm. Năm 2011 chi phí ngân hàng đạt cao nhất trong 3 năm với tổng chi phí là 245.279 Năm 2011, tình hình nền kinh tế biến động khôn lường, ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro lên đến 25.000 triệu đồng và việc này làm tăng chi phí từ lãi của ngân hàng lên cao, chi phí lãi chiếm gần 80% trong tổng chi phí 2011.

Năm 2012, tổng chi phí của Ngân hàng BIDV giảm nhẹ 3917 triệu đồng từ 245.279 triệu (2011) còn 241.362 triệu đồng. Trong đó chi phí lãi là 178045 triệu giảm 6,64% tương đương với 12664 triệu đồng so với năm 2011 do ngân hàng thực hiện tốt việc huy động vốn tiền gửi hạn chế sử dụng vốn vay. Chi phí ngoài lãi tăng từ 54.570 triệu năm 2011 đến 63.317 triệu năm 2012 do nợ xấu vẫn cao ngân hàng phải tăng dự phòng rủi ro để đảm bảo hoạt động. Mức chi phí ngoài lãi có tăng nhưng ít hơn khoản giảm chi phí lãi nên tổng chi phí giảm.

Năm 2013, chi phí từ lãi của ngân hàng giảm 30,50% so với 2012 tức giảm 54.336 triệu đồng trong khi chi phí ngoài lãi tăng 27,66%. Việc giảm chi phí từ lãi nhiều là nhờ góp phần lớn của việc giảm chi phí trả lãi tiền vay đến trên 90% từ 66.236 triệu năm 2012 còn 5.576 triệu vào năm 2013. Đến 30/9/2013, nợ xấu của toàn hệ thống ở mức 4,62%, vì vậy ngân hàng BIDV Cần Thơ tiếp tục tăng chi phí dự phòng rủi ro lên 38.000 tỷ tăng 19,07% so với 2012.

3.6.3 Lợi nhuận của ngân hàng trong ba năm (2011-2013) 0 0 10000 20000 30000 40000 2011 2012 2013 11.156 8.485 33.410 T riệu đồ ng Năm

Hình 3.2 Lợi nhuận ngân hàng TMCP BIDV cần thơ (2011-2013)

Vào năm 2011, tình hình lạm phát ảnh hưởng đến việc kinh doanh và khả năng trả nợ của doanh nghiệp đối với các ngân hàng làm nợ xấu tăng, nhiều ngân hàng gặp khó khăn. Các ngân hàng cùng nhau đua lãi suất, riêng Ngân hàng BIDV Cần Thơ đến gần cuối năm, ngân hàng tiên phong giảm lãi suất theo đúng quy định và giám sát chặt chẽ quá trình kinh doanh sử dụng vốn của khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng còn tăng cường trích lập dự phòng rủi ro. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng vì thế cũng giảm so với năm trước đó còn 11.156 triệu đồng vào 2011.

Năm 2012, tình hình kinh tế trong nước cũng chưa lạc quan hơn nhiều so với năm 2011, nhiều ngân hàng có mức tăng trưởng âm. Đầu năm NHNN dự báo tăng trưởng tín dụng khoảng 15 - 17%, trong năm thì con số này chỉ là 5%. Ngân hàng dư thừa vốn, trong khi nhiều doanh nghiệp lại điêu đứng vì thiếu vốn. Các doanh nghiệp vẫn e dè trong việc đi vay làm thu nhập từ lãi của BIDV Cần Thơ giảm, chi phí trả lãi giảm nhưng cũng không đáng kể do chi phí ngoài lãi lại tăng lên trong đó chi phí dành cho hoạt động trích lập dự phòng rủi ro tăng hơn 27% so với năm trước. Do đó, lợi nhuận vào năm 2012 chỉ đạt giảm 23,94% so với 2011.

Năm 2013, chính sách tiền tệ được thực hiện tương đối tốt đã ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại. Nợ xấu tuy tiếp tục tăng lên, nhưng tốc độ chậm lại. Đến cuối năm 2013, nợ xấu của hầu hết các ngân hàng dưới 3% (mức an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế), nợ xấu của BIDV là 2,78%.Tình hình kinh tế năm 2013 có nsự khởi sắc hơn hai năm trước, lợi nhuận của BIDV nhờ thế cũng tăng mạnh từ 8.485 triệu đồng năm 2012 lên đến 33.410 triệu đồng năm 2013, tăng 293,80 % so với năm trước. Tuy thu nhập có giảm 4,76% so với năm 2012 nhưng khoảng chênh lệch lớn hơn giữa

thu nhập và chi phí (do chi phí lãi giảm mạnh) đã đem lại lợi nhuận đáng kể cho BIDV Cần Thơ.

Bảng 3.3: Khái quát kết quả HĐKD của BIDV Cần Thơ T6/2013 – T6 /2014 Đvt: triệu đồng

(Nguồn: Phòng Kế hoạch- Tổng hợp Ngân hàng BIDV Cần Thơ năm 2014)

Trong 6 tháng đầu năm 2014 thì thu nhập của ngân hàng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước với mức tăng 3,7%, trong khi đó chi phí ngân hàng phải chi trả giảm khá mạnh với mức giảm 15,73% so với cùng kỳ năm 2013. Chính vì vậy dẫn đến sự tăng trưởng mạnh trong lợi nhuận của ngân hàng với mức tăng 123,21% so với cùng kỳ năm trước. Từ bảng trên ta có thể rút ra nhận xét:

Về thu nhập, thu nhập từ lãi vẫn là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng dnvvn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 42)